Malaysia và bài học kinh nghiệm xử lý nợ xấu thông qua AMC

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Hoá (Trang 39)

Nợ xấu gia tăng đang là một vấn đề làm đau đầu các nhà Lãnh đạo nhiều nền kinh tế trong khu vực. Trên thực tế, khá nhiều quốc gia Châu Á trong đó có Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia và Malaysia, đồng thời với việc thương lượng với các doanh nghiệp nhằm mục tiêu tái cấu trúc lại các khoản nợ, đã lựa chọn việc thành lập các công ty quản lý tài sản – Asset management companies (AMC) như một “lối thoát” cho các ngân hàng trong việc xử lý một cách triệt để các khoản nợ không thể thanh toán.

pháp lý giám sát hoạt động tài chính ngân hàng khá phát triển. Bằng chứng là ngay từ những năm 1970 các NHTM phải được cấp giấy phép hoạt động và không thực hiện cấp phép mới, mức vốn điều lệ tối thiểu liên tục được nâng lên từ 2 triệu ringit lên 10 triệu ringit (tháng 2/1982), 20 triệu ringit (11/1989). Malaysia cũng là một trong số các quốc gia sớm áp dụng tỷ lệ an toàn vốn (CAR) (lần đầu vào tháng 9/1981), ban đầu chỉ số này là 4% với ngân hàng trong nước và 6% với ngân hàng nước ngoài; nhưng cùng với các quy định về an toàn vốn tại hội nghị Basel (tháng 7/1988) thì Malaysia đã ngay lập tức đặt mục tiêu đến cuối năm 1990 là 7,25% - 9,25%, đến cuối năm 1992 thì nâng lên mức 8% với ngân hàng trong nước và 10% với ngân hàng nước ngoài. Nhờ vậy, tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 4% so với tổng dư nợ đến cuối năm 1996.

Tuy nhiên, chính sách cho vay chỉ định của Chính phủ, sự thiếu cạnh tranh và thiếu các quy định giám sát thận trọng, chặt chẽ, tín dụng mở rộng nhanh chóng (tăng từ 88,2% năm 1987 lên 152% năm 1997) tập trung chủ yếu vào cho vay bất động sản, chứng khoán, đồng thời việc các công ty tài chính cho vay tiêu dùng với lãi suất cố định đã khiến tỷ lệ nợ xấu ở nước này tăng hơn gấp đôi vào năm 1998 tương đương 8,5%. Điều này đã đặt hệ thống tài chính Malaysia rơi vào vị thế rủi ro khi nền kinh tế nước này bước vào chu kỳ đi xuống đồng thời phải chịu tác động từ sự sụp đổ của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán khi khủng hoảng tài chính Châu Á diễn ra vào năm 1997.

Trong tình huống này, Malaysia được tự quyết định kế hoạch phục hồi kinh tế của mình, chủ động đặt ra các chính sách đối phó với khủng hoảng mà mục tiêu cuối cùng là tăng tính cạnh tranh của các ngân hàng thông qua việc tăng cường các quy định thận trọng, đặc biệt chú trọng vào việc tái xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Quyết định thành lập AMC

được chia thành 3 loại: (i) Nợ xấu được loại bỏ ra khỏi bảng cân đối kế toán của các ngân hàng, và các ngân hàng được kỳ vọng là có thể tự giải quyết các khoản nợ này; (ii) Nợ xấu được chuyển giao cho một định chế đặc biệt, khi các ngân hàng không thể tự mình giải quyết các khoản nợ xấu; (iii) Nợ xấu được xóa bỏ hoàn toàn. Các AMC là những định chế có trách nhiệm tiến hành các thủ tục cần thiết để bán lại các khoản nợ này và chuyển chúng thành tài sản mới, sau khi kết thúc việc mua nợ tại các ngân hàng. Malaysia là một trong những nước thành công nhất trong việc áp dụng chính sách thứ 2 chuyển giao các khoản nợ và bước sang giai đoạn xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu này.

Công ty quản lý tài sản của Malaysia - Danaharta được thành lập vào tháng 6 năm 1998, ngay tại thời điểm nợ xấu của quốc gia này được đặt trong tình trạng đáng báo động. Mục đích chính của Danaharta là mua lại các khoản nợ xấu của không chỉ các ngân hàng mà cả các định chế tài chính với mức giá hợp lý và tối đa hóa giá trị có thể phục hồi của các khoản nợ, giúp các tổ chức tài chính này thoát khỏi gánh nặng nợ nần, một nguyên nhân khiến chức năng trung gian tài chính cho nền kinh tế của họ bị suy giảm đáng kể. Đây là một bước tiến quan trọng của chính phủ Malaysia trong việc tái cơ cấu lại các ngân hàng, giai đoạn đầu tiên nằm trong kế hoạch tổng thể phát triển khu vực tài chính giai đoạn 2001-2010 với mục tiêu tạo lập được một hệ thống tài chính đa dạng, hiệu quả bền vững, ổn định, hoạt động năng động trên thị trường tài chính khu vực và thế giới, với tiềm lực cạnh tranh mạnh mẽ, phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế đất nước.

Việc mua bán nợ được thực hiện trong vòng 6 tháng, nhanh hơn cả mục tiêu đề ra trong kế hoạch tổng thể là 1 năm. Các tổ chức tài chính chấp nhận lỗ khi bán nợ cho AMC với mức chiết khấu bình quân là 57% khoản nợ gốc, đồng nghĩa với việc các ngân hàng buộc phải chấp nhận mất hơn nửa giá trị

các khoản nợ ban đầu của mình. Danaharta đã bơm ra 23.1 tỷ RM, tương đương 31.8% nợ xấu trong hệ thống ngân hàng,

Sau khi thực hiện xong giao dịch mua bán nợ, Danaharta tiến hành quản lý tài sản. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng vì Danaharta phải cân bằng các mục tiêu vừa phải đảm bảo không trở thành nhà kho lưu giữ các khoản nợ xấu, vừa phải tối đa hóa giá trị phục hồi các khoản nợ này, không gây rối loạn thị trường khi bán các tài sản này ra và tạo lợi nhuận trên vốn.

Để thực hiện được mục tiêu này, Danaharta đã thiết lập một cơ chế minh bạch và rõ ràng trong việc xử lý các tài sản, chỉ định các chuyên gia độc lập, ngoài ngân hàng trung ương nhằm quản lý việc chào bán các khoản nợ, tính toán mức giá có thể chấp nhận được. Sau đó, sẽ có các hãng chuyên nghiệp chịu trách nhiệm mở phiên chào bán công khai và tiến hành quy trình chào bán.

Bên cạnh Danaharta, Malaysia còn lập ra Danamodal, một công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Công ty này đã bơm 6.4 tỷ RM vào 10 tổ chức tài chính để loại bỏ đi rủi ro hệ thống trong ngành ngân hàng đây cũng là một giải pháp giúp các ngân hàng đang gặp khó khăn về thanh khoản nợ xấu cơ cấu lại bảng cân đối tài sản của mình. Song hành với quá trình bơm vốn, các cổ đông ngân hàng đồng thời cũng phải chấp nhận việc giảm cổ phần trong tổ chức tài chính, thay đổi hội đồng quản trị, ban lãnh đạo. Danamodal chỉ định đại diện vốn trong các tổ chức tài chính để giám sát quản lý vốn một cách chặt chẽ và tiến hành những thay đổi cần thiết.

Kết quả, hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) tăng lên 12.7%. Danaharta cũng đã thành công trong việc xử lý nợ xấu, đưa nợ xấu của Malaysia về khoảng 12.4% vào giữa năm 2009.

hóa, lịch sử, cơ cấu dân số… Thông qua những chính sách hợp lý, nền kinh tế của quốc gia này đã có những bước tiến mạnh mẽ, khẳng định chỗ đứng của mình trong khu vực. Bài học của Malaysia cho thấy trong bối cảnh nền kinh tế rơi vào khủng hoảng hoặc trì trệ do tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh thì việc hình thành một công ty mua bán nợ quốc gia để kích thích quá trình xử lý nợ xấu là cần thiết. Việc chậm chễ hình thành một định chế như vậy có thể sẽ làm cho tỷ lệ nợ xấu của hệ thống tăng lên, càng làm cho tình hình kinh tế vĩ mô bị xấu đi.

Tại Việt Nam, nợ xấu được đánh giá và phân loại theo công bố của NHNN đến 30/6/2012 khoảng 8,6%, mức này tương đương nợ xấu của Malaysia như đã nói ở trên và nước này đã tốn 5% GDP để xử lý nó.

Từ kinh nghiệm của Malaysia có thể thấy rằng, việc hình thành một công ty mua bán nợ xấu cần một hành lang pháp lý rõ ràng, đồng thời nên được xây dựng theo mô hình công ty tập trung do Nhà nước quản lý (thay vì là công ty tư nhân) nhằm mua lại nợ xấu của các NHTM. Bên cạnh đó, cũng cần chú trọng việc phát triển thị trường trái phiếu vì đây là một kênh huy động vốn thay thế cho ngân hàng. Thị trường trái phiếu chậm phát triển và còn nhiều bất cập là nguyên nhân quan trọng khiến nợ xấu tăng cao ở Malaysia năm 1997 (và cả Việt Nam trong thời gian vừa qua).

Thực tế đã chứng minh việc thu hồi tài sản nhanh chóng và hiệu quả là chìa khóa để quản lý chi phí của việc tái cơ cấu nợ nói riêng và tái cơ cấu ngành ngân hàng nói chung. Công ty mua bán nợ của Việt Nam nếu sớm được thành lập và vận hành tốt sẽ là một cú hích mạnh để giúp hơn 20 công ty mua bán nợ trực thuộc các ngân hàng thương mại tham gia nợ xấu của hệ thống tín dụng Việt Nam đạt hiệu quả tốt hơn, đưa mức nợ xấu của Việt Nam kỳ vọng quay trở lại mức bình thường, dưới 3%, trong vòng 2 – 3 năm tới.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Hoá (Trang 39)