Điểm mạnh (S-strengths)

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Hoá (Trang 78)

1 Chi nhánh, PGD trựcthuộc NHNo tỉnh 37 37 37 37 37 2PGD, điểm GD trực thuộc CN loại 3272

2.4.1 Điểm mạnh (S-strengths)

Thứ nhất, danh tiếng, uy tín và vị thế thương hiệu của Agribank – Thanh Hóa

Hệ thống Agribank nói chung và Agribank – Thanh Hóa nói riêng có một quá trình hoạt động lâu dài đã tạo lập được hình ảnh ấn tượng tốt đẹp. Danh tiếng, uy tín, vị thế thương hiệu của Agribank đã được xác lập và khẳng định giá trị trên thương trường sau gần 25 năm hoạt động.Đó là lợi thế lớn nhất cần được phát huy, khai thác một cách triệt để, có hiệu quả. Agribank – Thanh Hóa đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu về khả năng quản trị

điều hành, thấu hiểu được tâm lý, nguyện vọng của khách hàng như: thói quen, thị hiếu, sự mong đợi và nhu cầu về nội dung, chất lượng, tính tiện ích, giá cả sản phẩm dịch vụ của khách hàng…để từ đó đưa ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp.

Đến nay, Agribank – Thanh Hóa có trên 800.000 khách hàng, trong đó có một lực lượng đông đảo khách hàng quen thuộc, khách hàng truyền thống hơn hẳn các TCTD khác. Đây là một lợi thế trong việc ổn định và mở rộng khách hàng, đặc biệt tâm lý người Việt Nam có thói quen giao dịch với những ngân hàng đã biết.

Tới thời điểm 31/12/2012 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hơn 26 TCTD, NHTM tham gia hoạt động, nhưng Agribank – Thanh Hóa vẫn giữ vững được vị thế của một chi nhánh NHTM hàng đầu với hơn 50% thị phần khách hàng và 36,4% thị phần hoạt động chung của các TCTD.

Thứ hai, áp dụng thành công công nghệ ngân hàng hiện đại

Agribank – Thanh Hóa có tốc độ đổi mới tài sản, công nghệ chậm hơn so với một số TCTD khác như: BIDV, VietinBank…nhưng công nghệ lại tiên tiến hơn. Agribank là Ngân hàng đi đầu trong việc áp dụng công nghệ mới thay vì các hình thức giao dịch truyền thống…Chính việc áp dụng Công nghệ mới và hiện đại trong các nghiệp vụ đã giúp gia tăng niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng, khẳng định một lần nữa chất lượng của thương hiệu, củng cố và nâng cao vị thế của Ngân hàng.

Agribank – Thanh Hóa cũng đã thực hiện chuyển đổi thành công dự án hiện đại hóa công tác thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng ở tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc. Điều này tạo ra một bước đột phá mới về công nghệ nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tạo ra ngày càng nhiều tiện ích cho khách hàng góp phần quan trọng củng cố và nâng cao uy tín, vị thế, thương

hiệu và năng lực cạnh tranh.

Thứ ba, có mạng lưới giao dịch rộng

Với 68 chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch ở khắp mọi miền trong tỉnh, đến 31/12/2012 Agribank – Thanh Hóa chiếm 30% tổng thị phần về mạng lưới hoạt động trên địa bàn. Bên cạnh đó, Agribank- Thanh Hóa còn tổ chức hàng trăm lượt tổ cho vay – thu nợ lưu động (tương tự như mô hình ngân hàng lưu động) hàng năm; đặt hơn 6.000 sổ đăng ký vay vốn và thành lập hơn 8.000 tổ vay vốn tại hầu hết các thô, xã trên địa bàn nhằm đưa Agribank – Thanh Hoá xuống gần dân, sát dân hơn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay – trả, gửi – rút và thực hiện các giao dịch ngân hàng khác ngay tại thôn, xã. Với lợi thế này Agribank – Thanh Hóa có thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ kịp thời ở mọi nơi, mọi lúc đối với mọi đối tượng có nhu cầu.

Agribank – Thanh Hóa hoạt động rộng khắp trên cả thị trường nông thôn và thị trường thành phố. Hai thị trường nông thôn và thành thị hỗ trợ, tác động qua lại lẫn nhau nhằm phát huy tối đa điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của mỗi thị trường trong hoạt động kinh doanh của Agribank –Thanh Hóa.

Một đội ngũ nhân viên chiếm hơn 35 % tổng số nhân viên của tất cả các TCTD trên địa bàn tỉnh là một lợi thế để Agribank – Thanh Hóa tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mình thông qua đội ngũ nhân viên và cùng với việc không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong những năm vừa qua, Agribank – Thanh Hóa đã và đang chiếm giữ thị phần hoạt động chủ yếu trong tổng thị phần hoạt động của các TCTD.

Thứ tư, sản phẩm dịch vụ của Agribank chủ yếu có mức phí ưu đãi và nhiều tiện ích hơn các TCTD khác

Hầu hết các khách hàng sử dụng các sản phẩm tiền vay, dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước, dịch vụ tài khỏan, bảo lãnh, dịch vụ thẻ...của Agribank không chỉ do mạng lưới hoạt động của hệ thống ngân hàng Agribank trải dài và rộng khắp đất nước mà còn do biểu phí khá ưu đãi so với

các TCTD khác. Ngay trong những giai đoạn khó khăn nhất của ngành Tài chính – Ngân hàng 2011-2012, khi các Ngân hàng tích cực thu và tăng các khoản phí dịch vụ để bù đắp thua lỗ thì Agribank – Thanh Hóa vẫn giữ biểu phí hiện tại và thực hiện đúng lãi suất tiền vay theo quy định của NHNN. Chính điều này đã thu hút và giữ chân khách hàng “truyền thống” tin tưởng và tiếp tục sử dụng sản phẩm của Ngân hàng.

Thứ năm, chất lượng tài sản Có tiếp tục được củng cố và từng bước nâng cao, khả năng sinh lợi được cải thiện

Tỷ lệ nợ xấu từ năm 2008 đến nay thường xuyên thấp dưới 1.7% đảm bảo mức an toàn cho phép (3%) và thấp hơn tỷ lệ nợ xấu chung của các TCTD trên địa bàn, đảm bảo an toàn tài sản trong tình hình nền kinh tế có nhiều biến động bất lợi tác động đến hoạt đông kinh doanh tiền tệ.

Lợi nhuận trước thuế và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản hàng năm tăng trưởng khá: Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng bình quân hàng năm 34%, tỷ suất sinh lợi ROA từ 2.2% đến 3.5% …phản ảnh chất lượng sinh lời của Agribank - Thanh Hoá trong môi trường cạnh tranh gay gắt và suy thoái kinh tế vẫn đang được cải thiện tương đối ổn định.

Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh tăng trưởng với tốc độ khá cao và tương đối bền vững: Các chỉ tiêu về huy động vốn, dư nợ cho vay và thu dịch vụ ngoài tín dụng có tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước; Nguồn vốn huy động tăng bình quân 21.8%/năm, dư nợ bình quân tăng 14.6%/năm, doanh thu dịch vụ ngoài tín dụng tăng bình quân 39%/năm, thị phần hoạt động dịch vụ tiếp tục được củng cố ổn định trong bối cảnh trên địa bàn có thêm 9 TCTD tham gia...Tổng tài sản tăng trưởng hàng năm bình quân 19%/năm đến thời điểm 31/12/2012 đạt 12,258 tỷ gấp 2.1 lần 31/12/2008.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Hoá (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w