Kinh nghiệm của một số nước về đối phó với khủng hoảng ngân

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Hoá (Trang 36 - 39)

hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh

Năm 2012 chứng kiến tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong 20 năm, nợ xấu tăng vọt, loạn giá vàng, lợi nhuận sụt giảm, nhiều TCTD làm ăn thua lỗ, 9 ngân hàng yếu kém buộc phải tái cơ cấu, nhiều TCTD lỡ hẹn với kế hoạch tăng vốn hoặc lên sàn, nhân viên nhiều ngân hàng mất việc, cắt giảm lương, thưởng, thậm chí không có thưởng Tết, nhiều cán bộ ngân hàng rơi vào vòng lao lý…Vì vậy, trong phạm vi của đề tài, tác giả đề cập đến kinh nghiệm của một số nước tiên tiến đã thành công trong việc xử lý ba vấn đề mà Chính phủ và ngành Tài chính – Ngân hàng đang quan tâm, đó là:

1.5.1.1 Kinh nghiệm tái cơ cấu ngân hàng của Nhật Bản

Bong bóng kinh tế và sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng

Vào giữa những năm 1980, với cam kết của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản là sẽ giữ ổn định tỷ giá đồng yên, các công ty chỉ tập trung vào hoạt động sản xuất, phó thác việc tạo vốn cho các ngân hàng khiến nền kinh tế tăng trưởng nhanh, mức đầu tư lớn (khoảng 30% GDP). Giá bất động sản tăng nhanh liên tục, làm tăng giá trị tài sản thế chấp. Những khoản vay lại tiếp tục được đầu tư vào bất động sản và thị trường cổ phiếu, khiến ”bong bóng” bất động sản ngày một bị bơm căng. Các thống kê cho thấy, giá bất động sản và cổ phiếu tăng vọt từ năm 1987 - 1990 đã làm tăng sự giàu có của Nhật Bản lên gấp 4 lần.

Đến năm 1990, nền kinh tế bị tăng trưởng quá nóng và hậu quả là “bong bóng” bất động sản vỡ tung. Giá bất động sản và cổ phiếu tụt dốc nhanh chóng (giá bất động sản chỉ còn ¼ so với trước kia) mà “nhà tài trợ chính” cho tất thảy các hoạt động này lại chính là các ngân hàng Nhật Bản. Do vậy, khi giá tài sản giảm mạnh và kéo dài thì giá trị tài sản thế chấp cũng vì thế mà giảm theo, các doanh nghiệp con nợ bị thua lỗ hàng loạt, nợ quá hạn và nợ khó đòi tăng cao đã gây ra cuộc khủng khoảng tín dụng trong hệ thống ngân hàng.

Làn sóng phá sản của các tổ chức tài chính lên tới cao trào vào cuối năm 1997 khi có tới 5 tổ chức tài chính lớn của Nhật bị phá sản, với những món nợ khổng lồ, trong đó, có Ngân hàng Tokyo và Ngân hàng Hokkaido, với món nợ không có khả năng thanh toán lần lượt là 59 tỷ yên và gần 200 tỷ yên. Thêm nữa, 20 ngân hàng lớn nhất tại Nhật Bản đã phải tuyên bố xoá nợ khó đòi với tổng số nợ lên tới 7.000 – 8.000 tỷ yên.

Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính Nhật Bản trong tình trạng gần như tê liệt hoàn toàn. Hầu hết trong số họ không dám cho vay do bị ngập trong đống tài sản thế chấp chẳng còn mấy giá trị dưới dạng chứng khoán và bất động sản và núi nợ khó đòi.

Tuy nhiên, không cho vay đồng nghĩa với “vốn chết”, điều này không thể chấp nhận được trong hoạt động kinh doanh tiền. Chính vì thế, một số ngân hàng phải chấp nhận cho vay với lãi suất cực thấp, thậm chí lỗ vốn để có thể duy trì một số hoạt động kinh doanh cơ bản của mình.

Mặc dù Chính phủ đã can thiệp và bảo vệ các tổ chức tài chính, tín dụng nhưng các DN tư nhân vẫn không vững tâm và bắt đầu thắt chặt chi tiêu, giảm đầu tư máy móc, thiết bị. Lãi suất chiết khấu từ tháng 9/1995 tuy đã ở mức thấp chưa từng có là 0,5%, song các doanh nghiệp vẫn không dám đi vay để đầu tư. Đầu tháng 9/1998, một lần nữa, NHTW Nhật Bản lại phải tuyên bố giảm mức lãi suất này xuống còn 0,25% để khuyến khích hoạt động vay tiền. Nền kinh tế Nhật Bản bị kẹt trong những trục trặc có tính chu kỳ lẫn cơ cấu và thể chế do không thích nghi được với những thay đổi nhanh chóng và biến động phức tạp của tình hình mới, gây trở ngại cho phát triển kinh tế.

Giải pháp “nóng” cứu ngân hàng

Với mục đích cứu trợ cho các ngân hàng yếu kém, cùng với kế hoạch rót 13 nghìn tỷ yên, Chính phủ Nhật Bản còn đề nghị khoản hỗ trợ trị giá 50 nghìn tỷ yên dưới hình thức trái phiếu và các phiếu bảo đảm của chính phủ vào tháng 2/1998; trong đó, dành riêng 13 nghìn tỷ yên để hỗ trợ vốn cho các ngân hàng và khu vực tài chính và 17 nghìn tỷ yên để bảo vệ người gửi tiền.

Số tiền này được chuyển cho công ty bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản để thanh toán, hoặc để mua chứng khoán ưu đãi của các ngân hàng yếu có thể mất khả năng thanh toán và hỗ trợ cho Quỹ Bồi thường tiền gửi và chứng khoán được Chính phủ đứng ra bảo lãnh các khoản vay của ngân hàng Nhật Bản và các trái phiếu do quỹ này phát hành. Gần đây, Chính phủ Nhật Bản vừa quyết định cấp ngân sách bổ sung 43 nghìn tỷ yên để vực dậy hệ thống ngân hàng của nước này.

Bộ Tài chính Nhật Bản cũng quyết định nới lỏng các tiêu chuẩn đánh giá rủi ro của thương phiếu do ngân hàng nắm giữ, nhằm giúp các ngân hàng dễ dàng hơn trong việc đáp ứng yêu cầu của ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS). Hiện nay, các ngân hàng Nhật vẫn phải miễn cưỡng cho vay nhằm đáp ứng đòi hỏi của các luật lệ do BIS lập ra.

Theo đó, tỷ lệ tài sản cố định tối thiểu là 8% trên tổng tài sản. Tiêu chuẩn này cho phép các ngân hàng coi cổ phần bằng thương phiếu do các công ty lớn phát hành là tài sản mạnh nên có thể giảm tài sản mang tính rủi ro cao của ngân hàng và tăng tỷ lệ vốn thích hợp. Ngoài ra, Bộ Tài chính Nhật cũng quyết định hạ lãi suất cho vay ngắn hạn nhằm tạo cơ hội cho các ngân hàng Nhật Bản có thể vay được các khoản tín dụng ngắn hạn để đầu tư vào chứng khoán dài hạn và thu được lợi nhuận.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Hoá (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w