- Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp các hoạt động giao phát thuốc tại nơi cấp phát thuốc BHYT và nhà thuốc của bệnh viện để xác định
3.1.4. Phân tích ma trận ABC/VEN
Sau khi phân tích ma trận ABC/VEN, đề tài thu đƣợc kết quả sau
Bảng 3.10. Kết quả phân tích ma trận ABC/VEN
Nhóm SL thuốc Tỷ lệ % Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ % A V 19 5,0 28,74 27,9 E 29 7,6 31,40 30,5 N 8 2,1 17,25 16,7 B V 14 3,7 5,06 4,9 E 24 6,3 9,08 8,8 N 4 1,0 1,55 1,5 C V 52 13,6 2,08 2,0 E 167 43,8 6,78 6,6 N 64 16,8 1,16 1,1 Tổng 381 100,0 103,1 100,0
Nhìn chung ở cả 3 hạng A, B, C, thuốc nhóm E chiếm số lƣợng nhiều nhất (29/56 thuốc hạng A, 24/52 thuốc hạng B và 167/283 tổng thuốc hạng C). Thuốc nhóm N ở hạng A (2,1%) và hạng B (1,0%) có số lƣợng ít nhất.
Về giá trị sử dụng, trong cả 3 hạng A, B, C thuốc nhóm E đều có giá trị sử dụng lớn nhất, nhóm AE 30,5% (31,4 tỷ VNĐ), gấp gần 4 lần nhóm thuốc BE 8,8% và gấp gần 5 lần nhóm thuốc CE 6,6%. Giá trị sử dụng thuốc nhóm N ở cả 3 hạng đều thấp, nhóm AN (16,7%), nhóm BN (1,5%) và nhóm CN (1,1%).
Với mong muốn giảm chi phí ở các thuốc hạng A, đề tài đi sâu phân tích các nhóm thuốc AV, AE, AN theo tác dụng điều trị.
Cơ cấu thuốc nhóm AV theo tác dụng điều trị:
Đƣợc thể hiện qua bảng 3.11
Bảng 3.11. Cơ cấu thuốc nhóm AV theo tác dụng điều trị
TT Nhóm thuốc thuốc SL TL % Giá trị
(tỷ đồng) TL %
1 Hormone và các thuốc tác dụng
vào hệ nội tiết 13 3,4 21,72 21,0
2 Thuốc điều trị kí sinh trùng,
chống nhiễm khuẩn 3 0,8 5,00 4,9
3
Dung dịch điều chỉnh nƣớc điện giải, cân bằng acid base và các dung dịch tiêm truyền khác
2 0,5 1,48 1,4
4 Thuốc gây mê, gây tê 1 0,3 0,54 0,5
Tổng 19 5,0 28,74 27,9
Nhận xét:
Kết quả cho thấy, cơ cấu thuốc nhóm AV theo tác dụng điều trị tập trung ở thuốc hormone và các thuốc tác dụng vào hệ nội tiết với 13 thuốc (3,41%) , GTSD cao 21,72 tỷ VNĐ (21,06%), nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn với 3 thuốc (0,79%) và GTSD 5,0 tỷ VNĐ (4,85%).
Bảng 3.12. Cơ cấu thuốc nhóm AE theo tác dụng điều trị
TT Nhóm thuốc thuốc SL TL % Giá trị
(tỷ đồng) TL %
1 Hormone và các thuốc
tác dụng vào hệ nội tiết 6 1,56 7,88 7.7
2 Thuốc tim mạch 17 4,46 18,66 18.1
3 Khoáng chất và vitamin 3 0,79 2,16 2.1
4 Thuốc khác 3 0,79 2,70 2,6
Tổng 29 7,6 31,4 30.5
Nhận xét:
Kết quả cho thấy trong nhóm AE, thuốc tim mạch chiếm tỷ lệ lớn nhất cả về số lƣợng 17 thuốc (4,46%) và giá trị 18,66 tỷ (18,09%), thứ hai là nhóm hormone và các thuốc tác dụng vào hệ nội tiết với 6 thuốc (1,57%) và giá trị 7,88 tỷ (7,64%), tiếp theo là khoáng chất và vitamin có 3 thuốc (0,79%) với giá trị 2,16 tỷ (2,09%).
Đặc biệt, đề tài đi sâu vào phân tích cơ cấu theo tác dụng điều trị nhóm AN gồm những thuốc không thiết yếu mà giá trị sử dụng lớn thu đƣợc kết quả qua bảng 3.13 và 3.14.
Bảng 3.13. Cơ cấu thuốc theo tác dụng điều trị trong nhóm AN
TT Nhóm thuốc
SL
thuốc TL %
Giá trị
(tỷ đồng) TL %
1 Thuốc đƣờng tiêu hóa 5 1,3 11,97 11,6
2 Thuốc tim mạch 3 0,8 5,28 5,1
Bảng 3.14. Các thuốc cụ thể trong nhóm AN
TT Biệt dƣợc Hoạt chất Nƣớc sản
xuất
Giá trị
(tỷ đồng) TL %
1 Ausginin 500mg L-ornithin-L-aspartat Việt Nam 5,51 5,3 2 Ausginin 250mg L-ornithin-L-aspartat Việt Nam 3,56 3,5 3 Liverhel L-ornithin-L-aspartat
+ Tocopherol acetat Hàn Quốc 1,23 1,2 4 Orjection
0,5mg/5ml L-ornithin-L-aspartat Hàn Quốc 0,96 1,0
5 Aulev-S 70mg Silymarin Việt Nam 0,70 0,7
6 Dexaject 25mg Acid thiotic Hàn Quốc 0,53 0,5
7 Flavone Ginkgo biloba Việt Nam 3,96 3,8
8 Ginko green Ginkgo biloba Hàn Quốc 0,79 0,8
Nhận xét:
Kết quả phân tích nhóm AN cho thấy, có 5 thuốc đƣờng tiêu hóa (1,3%) với giá trị 11,97 tỷ đồng (11,6%), 3 thuốc tim mạch (0,8%) với GTSD 5,27 tỷ đồng (5,1%). Đây là một tỷ lệ tƣơng đối cao cần đƣợc xem xét.
Thuốc đƣờng tiêu hóa đều là những thuốc bổ gan, tăng cƣờng chức năng gan, trong đó có 3 thuốc Việt Nam và 2 thuốc Hàn Quốc. Với hoạt chất chính là L-ornithin-L-aspartar trên 4 biệt dƣợc có giá trị 11,26 tỷ đồng (10,9%), 01 hoạt chất Silymarin có giá trị 0,7 tỷ đồng (0,68%).
Thuốc tim mạch có 03 thuốc với hoạt chất Acid thiotic có giá trị 0,53 tỷ đồng (0,5%) và hoạt chất Ginkgo biloba có giá trị 4,75 tỷ đồng (4,6%).