Vài nét về tình hình bệnh nội tiết

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện nội tiết trung ương (Trang 28 - 31)

Bệnh nội tiết nằm trong nhóm bệnh không lây nhiễm, đó là các rối loạn của hệ thống nội tiết [21]. Tuyến nội tiết là tuyến không có ống dẫn tiết nên các chất do tuyến tiết ra ngấm thẳng vào máu rồi đƣợc vận chuyển tới mỗi cơ quan và ảnh hƣởng tới hoạt động của các cơ quan đó. Các tuyến nội tiết trong cơ thể ngƣời gồm có: vùng dƣới đồi, tuyến tùng, tuyến yên, tuyến cận giáp, tuyến giáp, tuyến thƣợng thận, tuyến tụy và tuyến sinh dục [4].

Trong số 57 triệu ca tử vong trên toàn cầu năm 2008, có 36 triệu ngƣời (63%) chết vì bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là bệnh tim mạch, đái tháo đƣờng, ung thƣ và bệnh đƣờng hô hấp mãn tính, khoảng 80% trong số đó xảy ra ở nƣớc phát triển thấp và trung bình. Do ở các nƣớc kém phát triển, chi phí khám chữa bệnh do ngƣời dân tự chi trả, nên tiền chữa bệnh là vấn đề căng thẳng đối với các gia đình đặc biệt là gia đình có thu nhập thấp [49].

Hiện nay, có 382 triệu ngƣời mắc bệnh ĐTĐ trên toàn thế giới, phía Tây Thái Bình Dƣơng có tỷ lệ mắc nhiều nhất khoảng 36% (138 triệu ngƣời), tiếp đến là Đông Nam Á có 72 triệu ngƣời mắc bệnh, rồi đến các nƣớc Châu Âu. Ba nƣớc có số ngƣời mắc bệnh nhiều nhất là Trung Quốc (98,4 triệu), Ấn Độ (65,1 triệu) và Mỹ (24,4 triệu). Hơn 316 triệu ngƣời giảm dung nạp glucose đang có nguy cơ cao bị bệnh ĐTĐ, con số báo động đến năm 2035 số ngƣời mắc bệnh có thể lên đến 471 triệu ngƣời. Gánh nặng của bệnh ĐTĐ là rất lớn, năm 2013 có đến 5,1 triệu ngƣời chết và tiêu tốn 548 tỷ USD chi tiêu y tế [43]. Bệnh tuyến giáp cũng là một trong những bệnh phổ biến của nhóm bệnh nội tiết [45]. Rối loạn thần kinh liên quan đến rối loạn tuyến giáp ảnh hƣởng đến trẻ em đang chiếm tỷ lệ cao ở một số nƣớc và tăng lên trong những thập kỉ qua [50].

Ở Việt Nam, có sự thay đổi rõ rệt về mô hình bệnh tật, theo số liệu về cơ cấu số lƣợt khám chữa bệnh (KCB) tại cơ sở y tế nhà nƣớc trong Niên giám thống kê năm 2010, xu hƣớng tỷ trọng các bệnh không lây nhiễm gia tăng liên tục ở mức cao, từ 50,0% năm 1996 tới 71.6% năm 2010 (hình 1.6).

Ngƣợc lại với xu hƣớng này là sự giảm đi nhanh chóng của tỷ trọng số đợt KCB đối với ngƣời mắc bệnh truyền nhiễm. Tỷ trọng số lƣợt KCB liên quan đến tai nạn, chấn thƣơng, ngộ độc có xu hƣớng chững lại. Nhƣ vậy, gánh nặng bệnh tật chuyển dịch mạnh sang các bệnh không lây nhiễm (chủ yếu là bệnh tim mạch, đái tháo đƣờng, ung thƣ và bệnh phổi mạn tính) [9], [13].

Hình 1.6. Xu hƣớng cơ cấu số lƣợt KCB theo nhóm bệnh[9]

Tại Việt Nam, tỷ lệ ngƣời mắc bệnh ĐTĐ đang gia tăng nhanh chóng. Bệnh không chỉ xuất hiện ở thành phố lớn mà ở hầu khắp mọi miền của cả nƣớc. Rất nhiều ngƣời bệnh và gia đình cũng nhƣ các cơ sở y tế đang phải chịu những gánh nặng về kinh tế do chi phí rất lớn để điều trị căn bệnh này. Hiện nay, tỷ lệ ngƣời mắc bệnh ĐTĐ toàn quốc chiếm 5,42%; tăng 201% so với năm 2002. Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ trong cộng đồng không đƣợc phát hiện cũng chiếm tỷ lệ cao với 63,6%. Qua sàng lọc, năm 2013 phát hiện gần 19.800 ngƣời mắc bệnh ĐTĐ và hơn 36.100 ngƣời tiền ĐTĐ, chiếm 17,3% [51].

Cùng với bệnh tiểu đƣờng, bệnh bƣớu cổ cũng là bệnh về nội tiết có tỷ lệ gia tăng trong những năm vừa qua. Theo một con số thống kê chƣa đầy đủ, trên toàn đất nƣớc ta có khoảng trên 3.000.000 ngƣời mắc bệnh bƣớu cổ các loại. Theo thống kê của Bộ Y tế, số ngƣời mắc bệnh bƣớu cổ ở miền núi phía Bắc chiếm tỷ lệ 30-40% trong nhân dân, có nơi tới 80%. Ở đồng bằng phía Bắc khoảng 6% ngƣời mắc bệnh bƣớu cổ. Ở đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ ngƣời mắc bệnh bƣớu cổ là 20-22%. Hàng năm có khoảng 115.000 ngƣời đƣợc khám

và chữa bệnh bƣớu cổ. Chính vì lý do trên, bệnh bƣớu cổ đƣợc coi là một trong những bệnh xã hội mà Bộ Y tế nƣớc ta đã quy định cho các tuyến xã, phƣờng, thị trấn, quận, huyện [19].

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện nội tiết trung ương (Trang 28 - 31)