Về thực trạng phân tích dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc tại một số bệnh viện ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện nội tiết trung ương (Trang 25)

bệnh viện ở Việt Nam

Việc phân tích theo nhóm điều trị nhằm tổng hợp giá trị phần trăm của mỗi thuốc bao gồm cả số lƣợng và giá trị tiêu thụ để xác định nhóm điều trị nào chiếm chi phí lớn nhất [35] đƣợc thực hiện hầu hết ở các bệnh viện. Theo nghiên cứu tại BV Phụ sản trung ƣơng là một bệnh viện chuyên khoa thì tập trung ở nhóm hormon và nội tiết tố (47,7%), thuốc chống nhiễm khuẩn (13,6%), thuốc điều trị ung thƣ và điều hòa miễn dịch (12,4%) [31]. Còn tại các bệnh viện đa khoa nhƣ: BV trƣờng đại học Y Dƣợc Huế năm 2011, chi phí thuốc sử dụng tập trung ở nhóm thuốc điều trị ung thƣ (40,1%), thuốc điều trị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng (25,7%) [2]; BVĐK Đức Giang tập trung ở các nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (32,55%), nhóm Hormone và các thuốc tác động vào hệ nội tiết (15,17%), nhóm thuốc tim mạch (9,18%), [29]; BV trung ƣơng Huế: nhóm thuốc điều trị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng (34,84%), thuốc điều trị ung thƣ và điều hòa miễn dịch (14,95%), thuốc đƣờng tiêu hóa (11,39%) [36].

Kết hợp việc phân tích theo nhóm điều trị với việc phân tích ABC, VEN sẽ tạo ra một bức tranh toàn cảnh chung về nhu cầu và thực trạng sử dụng thuốc, đồng thời giúp cho việc giảm chi phí và loại bỏ những thuốc chiếm giá trị tiêu thụ cao nhƣng lại là những thuốc không thiết yếu.

Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hƣơng sử dụng phƣơng pháp phân tích ABC là một trong các tiêu chí đánh giá hoạt động của HĐTVĐT trong xây dựng và thực hiện DMT tại một số bệnh viện đa khoa đã nhận thấy các bệnh viện mua sắm tƣơng đối tập trung vào các thuốc đƣợc sử dụng nhiều nhất trong điều trị (sử dụng 70% tổng kinh phí để mua sắm 11,2% - 13,1% số khoản mục thuốc). Đây là các thuốc có giá trị và số lƣợng sử dụng lớn trong bệnh viện. Chính vì thế cần ƣu tiên trong mua sắm đồng thời quản lý chặt chẽ các thuốc thuộc nhóm A [26].

Theo nghiên cứu của Hà Quang Đang về phân tích ABC/VEN tại bệnh viện 87 tổng cục hậu cần. So với năm 2007 thì năm 2008 tỷ lệ số lƣợng và giá trị tiêu thụ các thuốc thuộc DMT-VE đã tăng lên, thuốc không thuộc DMT- VE tuy đã giảm về số lƣợng mặt hàng và tỷ lệ số lƣợng tiêu thụ không thay đổi nhƣng tỷ lệ giá trị tiêu thụ thuốc lại giảm đi nhiều trong cơ cấu các thuốc thuộc hạng A cũng nhƣ cơ cấu thuốc của năm. Điều này cho thấy có sự giảm về số lƣợng mặt hàng và ƣu tiên lựa chọn các thuốc không thuộc DMT-VE với giá thấp hơn so với năm 2007 [22].

Trong nghiên cứu của Huỳnh Hiền Trung đã dùng phân tích ABC/VEN là một tiêu chí để đánh giá sự cải thiện trong can thiệp chất lƣợng DMT tại bệnh viện 115, ban đầu phân tích ABC/VEN năm 2006, sau đó sử dụng các biện pháp can thiệp và đánh giá lại vào năm 2008. Theo số lƣợng thuốc, nhóm I (gồm AV, AE, AN, BV,CV) là nhóm cần đặc biệt quan tâm (vì sử dụng nhiều ngân sách hoặc cần cho điều trị) đã thay đổi từ 14,8% trƣớc can thiệp xuống còn 9,1% sau can thiệp. Nhóm II (gồm BE, BN, CE) tuy mức độ quan trọng ít hơn nhóm I nhƣng cũng là nhóm thuốc cần giám sát kỹ vì sử

dụng ngân sách tƣơng đối lớn và cần thiết cho điều trị. Từ tỷ lệ 57,3% trƣớc can thiệp giảm xuống còn 41,6%, có 71 hoạt chất đã đƣợc HĐTVĐT loại khỏi DMT sau can thiệp. Nhóm III ít quan trọng nhƣng chiếm tỷ lệ 27,9% theo số lƣợng, sau can thiệp còn 11,5%, có 82 hoạt chất đƣợc loại khỏi DMT [37].

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện nội tiết trung ương (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)