VỀ CƠ CẤU THUỐC SỬ DỤNG TẠI BVNTTW NĂM 2013 1 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm điều trị

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện nội tiết trung ương (Trang 75)

- Chi phí trung bình thấp nhất của đơn thuốc khảo sát là 119.500 đồng/đơn BH và 250.000 đồng/đơn không BH, chi phí TB cao nhất là

4.1. VỀ CƠ CẤU THUỐC SỬ DỤNG TẠI BVNTTW NĂM 2013 1 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm điều trị

4.1.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm điều trị

Nhƣ vậy, qua kết quả phân tích 381 thuốc sử dụng năm 2013 bao gồm 20 nhóm theo tác dụng dƣợc lý, cho thấy BVNTTW là một bệnh viện chuyên khoa về bệnh nội tiết nhƣng vẫn có một số nhóm thuốc thuộc chuyên khoa khác để đảm bảo nhu cầu khám và điều trị cho ngƣời bệnh. Kết quả này cũng tƣơng tự ở BV Lao và Phổi Quảng Ninh sử dụng 17 nhóm thuốc [31], BV Phổi TW là 21 nhóm thuốc [18] và BV Phụ sản TW có đến 22 nhóm thuốc [32].

Nhóm hormone và các thuốc tác dụng vào hệ nội tiết chiếm tỷ lệ chi phí cao nhất (33,5%) trong tổng chi phí sử dụng thuốc của bệnh viện năm 2013. Điều này là hợp lý với chuyên khoa của bệnh viện, bên cạnh đó nhóm này có tỷ lệ thuốc nhập khẩu tới 92,2% về số lƣợng thuốc nên giá trị của nhóm cao hơn so với các nhóm điều trị khác

Nhóm thuốc tim mạch có số lƣợng lớn nhất với 109 thuốc (28,6%) và có giá trị đứng thứ hai (32,4%) bao gồm các nhóm nhỏ là thuốc chống đau thắt ngực, thuốc chống loạn nhịp, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị suy tim, thuốc chống huyết khối, thuốc hạ lipid máu và các thuốc tim mạch khác. Điều này có thể giải thích một phần là do các bệnh nội tiết thƣờng liên quan đến tim mạch. Bệnh ĐTĐ có biến chứng đáng kể là biến chứng mạch máu với các biểu hiện là bệnh mạch vành, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và bệnh lý thần kinh [5]. Theo nghiên cứu của Bế Thu Hà thì biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đƣờng là 42,8% [25] . Tỷ lệ tăng huyết áp của bệnh nhân đái tháo đƣờng theo Đào Thị Dừa là 50% [21] và Trƣơng Văn Sáu là 38,3% [34]. Theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình 27,6% bệnh nhân đái tháo đƣờng có tăng huyết áp [3]. Các bệnh tuyến giáp đều có ảnh hƣởng đến tim mạch nhƣ bệnh cƣờng giáp làm nhịp tim nhanh, tăng huyết áp có thể dẫn đến rung nhĩ, suy tim; bệnh cƣờng giáp gây nhịp tim chậm, huyết áp thấp, có thể suy tim [5].

Đứng thứ ba về giá trị sử dụng thuốc là nhóm thuốc đƣờng tiêu hóa (13,5%) gồm các nhóm nhỏ là thuốc kháng acid và các thuốc chống loét khác tác dụng trên đƣờng tiêu hóa, thuốc chống nôn, thuốc chống co thắt, thuốc tẩy, nhuận tràng, thuốc điều trị tiêu chảy và các thuốc khác. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh đƣờng tiêu hóa, bệnh tuyến giáp cũng là một trong số những nguyên nhân đó và làm tăng lƣợng thuốc đƣờng tiêu hóa sử dụng. Bệnh cƣờng giáp làm tăng nhu động ruột gây tiêu chảy, bệnh suy giáp gây táo bón [5]. Tuy nhiên, giá trị sử dụng nhiều nhất vẫn tập trung ở các thuốc có hoạt chất L–orthinin-L-aspartar.

Đứng thứ tƣ về giá trị sử dụng là nhóm thuốc điều trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (9,5%) và nhóm thuốc này đứng thứ hai về số lƣợng (13,6%) sau nhóm tim mạch. Nguyên nhân sử dụng kháng sinh tại bệnh viện là do nguy cơ nhiễm khẩn trên ngƣời bệnh đái tháo đƣờng cao hơn nhƣ nhiễm trùng tiết niệu, sinh dục; một biến chứng của bệnh ĐTĐ là nhiễm trùng và bệnh lý bàn chân [5].Bên cạnh đó, các bệnh nhân phẫu thuật tuyến giáp và các phẫu thuật khác cần phải điều trị kháng sinh dự phòng. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh ở hầu hết các bệnh viện kể cả đa khoa và chuyên khoa đều rất lớn. Bệnh viện Trung ƣơng quân đội 108 sử dụng thuốc kháng sinh với số lƣợng nhiều nhất (18,4%) và giá trị sử dụng đứng thứ hai (20,3%) sau thuốc điều trị ung thƣ và điều hòa miễn dịch (21,7%) [27]. Bệnh viện phụ sản Trung ƣơng sử dụng kháng sinh với số lƣợng nhiều nhất (16,1%) và giá trị sử dụng đứng thứ hai (13,6%) trong các nhóm thuốc đƣợc sử dụng của bệnh viện [31]. Bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh kháng sinh cũng vƣợt trội về cả số lƣợng (15,89%) và giá trị sử dụng(37,17%) [30]. Nhƣ vậy, BVNTTW có tỷ lệ sử dụng kháng sinh thấp hơn so với các bệnh viện khác. Bệnh viện nên tiếp tục phát huy và thực hiện tốt các kế hoạch mà Bộ Y tế đƣa ra để ngày càng giảm thiểu đƣợc sự kháng thuốc và sử dụng kháng sinh không hợp lý.

các nhóm thuốc hormone và các thuốc tác dụng vào hệ nội tiết (33,5%), thuốc tim mạch (32,4%), thuốc đƣờng tiêu hoá (13,5%), thuốc điều trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (9,5%) cũng rất phù hợp với cơ cấu DMTSBV năm 2013.

Đặc biệt, trong nhóm hormone và các thuốc tác dụng vào hệ nội tiết có 4 nhóm nhỏ, nhóm insulin và thuốc hạ đƣờng huyết vƣợt trội về cả số lƣợng thuốc (38 thuốc chiếm 74,5%) và chi phí thuốc 32,7 tỷ VNĐ chiếm 94,5%. Ba nhóm còn lại gồm 07 thuốc nhóm hormone thƣợng thận và những chất tổng hợp thay thế; 05 thuốc hormone tuyến giáp, cận giáp và thuốc kháng giáp trạng tổng hợp; 01 thuốc điều trị đái tháo nhạt với chi phí tổng 3 nhóm rất nhỏ so với nhóm insulin và thuốc hạ đƣờng huyết.

Điều này cho thấy tình trạng bệnh đái tháo đƣờng chiếm tỷ lệ khá cao trong cộng đồng với chi phí điều trị lớn. Vì vậy cần tập trung tuyên truyền những kiến thức chung, cơ bản về bệnh đái tháo đƣờng trong bệnh viện nói riêng và trong cộng đồng nói chung.

Trong năm 2012 Bộ Y tế đã ban hành quyết định phê duyệt đề án “ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng thuốc Việt Nam” và đƣa ra giải pháp thực hiện đối với cơ sở y tế và thầy thuốc nhằm mục đích ngày càng tăng tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nƣớc ở các cơ sở y tế [15]. Thông tƣ 21 cũng quy định ƣu tiên thuốc sản xuất trong nƣớc khi lựa chọn thuốc sử dụng trong bệnh viện [16]. Bởi việc sử dụng thuốc SXTN giúp giảm chi phí điều trị, phù hợp với khả năng chi trả của nhiều bệnh nhân, đồng thời khuyến khích sản xuất dƣợc phẩm trong nƣớc phát triển. Trong DMT sử dụng của BVNTTW năm 2013, thuốc nhập khẩu chiếm tỷ lệ 72,7% về số lƣợng và tỷ lệ chi phí chiếm 81,4% gấp hơn bốn lần chi phí thuốc sản xuất trong nƣớc. Ở phần lớn các BV tuyến tỉnh, tuyến trung ƣơng có tỷ lệ thuốc nhập khẩu lớn hơn thuốc sản xuất trong nƣớc. Tỷ lệ về số lƣợng và giá trị thuốc nhập khẩu tại BV Lao và Phổi Quảng Ninh là 65,4% và73,0% [30], BV Phổi TW là 59,4% và 80,87% [18]. Do đó, BVNTTW nên dần thay đổi cơ cấu thuốc sản xuất trong nƣớc /thuốc nhập

khẩu, cân nhắc sự thay thế thuốc nhập khẩu bằng thuốc sản xuất trong nƣớc có tác dụng tƣơng đƣơng mà chi phí thấp hơn để tiết kiệm ngân sách và giúp giảm tải gánh nặng về tài chính cho bệnh nhân. Tuy nhiên, cũng phải nói đến một thực trạng thuốc sản xuất trong nƣớc đối với các bệnh chuyên khoa nhƣ nội tiết, tim mạch… vẫn còn có những hạn chế.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện nội tiết trung ương (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)