Vài nét về bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện nội tiết trung ương (Trang 31 - 34)

* Lịch sử ra đời và phát triển:

Bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng là Bệnh viện tuyến cuối về điều trị các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa. Bệnh viện đƣợc thành lập ngày 16/9/1969 có tên là bệnh viện Nội Tiết và đƣợc đổi tên thành Bệnh viện Nội Tiết Trung Ƣơng vào 7/12/2009.

Do tốc độ phát triển bệnh nhanh chóng dẫn tới số lƣợng bệnh nhân ngày càng đông. Để giảm quá tải, bệnh viện đã triển khai thêm cơ sở Tứ Hiệp-Thanh Trì đi vào hoạt động (11/2012) song song với cơ sở 1 ở Thái Thịnh [1].

* Chức năng và nhiệm vụ:

Bệnh viện có chức năng khám, cấp cứu, chữa bệnh, phục hồi chức năng về những lĩnh vực chuyên ngành; đào tạo và tham gia đào tạo nhân lực y tế, chỉ đạo tuyến và tham gia phòng chống dịch bệnh, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kĩ thuật hiện đại, tiên tiến, phục vụ ngƣời bệnh và phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. BVNTTW hiện là tuyến cuối đƣợc BYT giao nhiệm vụ vừa làm công tác điều trị và dự phòng các bệnh nội tiết - rối loạn chuyển hóa trong phạm vi toàn quốc.

* Tổ chức và cơ cấu nhân lực bệnh viện:

BV hiện có 34 khoa phòng với 463 cán bộ, viên chức đang làm việc. Trong đó có 02 Phó Giáo Sƣ, 05 Tiến sĩ, 30 Thạc sĩ, 09 bác sĩ chuyên khoa I [1].

* Tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện

Bảng 1.2. Số bệnh nhân điều trị tại BVNTTW[1] Năm Tổng số ngƣời khám Số BN ngoại trú Tỷ lệ % BN ngoại trú Số BN nội trú Tỷ lệ % BN nội trú 2012 174.848 165504 94,7 9.344 5,3 2013 195.949 182727 93,2 13.222 6,8

Hàng năm, bệnh viện đón tiếp hàng trăm nghìn bệnh nhân đến khám từ khắp mọi miền trong cả nƣớc (trung bình khoảng 1500 bệnh nhân/ ngày). Hầu hết tất cả mọi ngƣời tới khám đều đƣợc giải quyết trong ngày để tạo thuận lợi cho bệnh nhân [1]. Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân điều trị ngoại trú chiếm tới hơn 93%. Do đặc thù của bệnh nội tiết là bệnh mãn tính, điều trị duy trì nên công tác khám chữa bệnh của bệnh viện tập trung vào khám và điều trị ngoại trú cho bệnh nhân.

Qua đó, công tác kê đơn ngoại trú có vai trò rất quan trọng trong hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện. Hoạt động kê đơn ngoại trú phản ánh hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện. Vì vậy đề tài thực hiện nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc của Bệnh viện qua hoạt động kê đơn ngoại trú.

* Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức nhân lực dƣợc:

Khoa Dƣợc có các bộ phận nhƣ quy định tại Thông tƣ 22/2011/TT-BYT của Bộ Y tế nhƣ Nghiệp vụ dƣợc, Thống kê, Dƣợc lâm sàng - thông tin thuốc, kho cấp phát, Nhà thuốc bệnh viện đạt chuẩn GPP [10].

Về quản lý sử dụng thuốc, Khoa Dƣợc bƣớc đầu thực hiện Thông tƣ 23 và danh mục thuốc theo Thông tƣ 31 của BYT.

Khoa dƣợc hiện tai có 01 thạc sĩ, 03 dƣợc sĩ đại học và 17 dƣợc sĩ trung học và 01 dƣợc tá đảm nhiệm các công việc trong khoa Dƣợc .

Hình 1.7. Sơ đồ tổ chức khoa Dƣợc

Tóm lại, BVNTTW là cơ sở chuyên khoa đầu ngành về nội tiết trong cả nƣớc, trong đó bệnh nhân là các đối tƣợng mắc đồng thời nhiều bệnh, sử dụng nhiều thuốc, thời gian dùng thuốc kéo dài... và từ khi thành lập đến nay, chƣa có đề tài nào nghiên cứu về thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện. Vì vậy, để góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả về vấn đề sử dụng thuốc tại BVNTTW, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại Bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng”.

Trƣởng khoa Dƣợc Phó Trƣởng khoa Dƣợc Nghiệp vụ Dƣợc Thống kê Dƣợc Dƣợc lâm sàng Kho cấp phát Pha chế KN-KNT Kho chính Kho cấp phát ngoại trú Kho cấp phát nội trú Nhà thuốc

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện nội tiết trung ương (Trang 31 - 34)