Về hoạt động giao phát thuốc tại BVNTTW

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện nội tiết trung ương (Trang 85 - 86)

- Chi phí trung bình thấp nhất của đơn thuốc khảo sát là 119.500 đồng/đơn BH và 250.000 đồng/đơn không BH, chi phí TB cao nhất là

4.2.3. Về hoạt động giao phát thuốc tại BVNTTW

Hoạt động giao phát thuốc cho bệnh nhân tại bệnh viện đƣợc thực hiện một cách chặt chẽ, đảm bảo đúng thuốc, đủ thuốc. Trong quá trình thực hiện luôn đi cùng với kiểm tra để hạn chế tối đa việc giao phát nhầm thuốc. Thời gian phát thuốc trung bình cho BN bảo hiểm lĩnh thuốc là 55 giây, còn với ngƣời bệnh mua thuốc tại nhà thuốc bệnh viện thì thời gian giao thuốc là 1,2 phút. So sánh với BV Tim Hà Nội, thời gian giao phát thuốc là 2,2 phút [28] và tại BVĐK khác nhƣ tại BV Nhân dân 115 là 19,02 giây [37]. Có thể thấy thời gian giao phát thuốc tại BVNTTW tƣơng đƣơng với BV Tim Hà Nội và cao hơn nhiều so với các bệnh viện khác. Trong quá trình giao phát thuốc BH cho bệnh nhân, dƣợc sĩ đã kiểm tra đơn thuốc, đối chiếu với sổ khám bệnh mạn tính, thực hiện đánh số theo số khoản trên hộp thuốc để giúp BN tránh nhầm lẫn khi sử dụng thuốc. Còn trong giao phát thuốc cho bệnh nhân không BH, nhân viên nhà thuốc ghi cách sử dụng lên giấy và dán lên hộp thuốc cho ngƣời bệnh. Mặc dù thời gian phát thuốc cho bệnh nhân lâu hơn so với một số bệnh viện khác nhƣng tại BVNTTW việc hƣớng dẫn sử dụng thuốc cho BN chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ. Điều này đƣợc thể hiện qua kết quả phỏng vấn BN, chỉ có 36,8% ý kiến “có” hƣớng dẫn dẫn sử dụng thuốc và 31,6% ý kiến “có” hƣớng dẫn bảo quản thuốc. Chỉ khi bệnh nhân hỏi ngƣời giao phát thuốc mới trả lời cho bệnh nhân. Công việc giao phát thuốc mới chỉ dừng lại ở việc cấp phát đúng và đủ số thuốc cho ngƣời bệnh. Đây là thực trạng chung trong hoạt động giao phát thuốc của tất cả các bệnh viện và chƣa có lời giải cho bài toán này. Tuy nhiên, một điểm tích cực tại bệnh viện là đã có phòng tƣ vấn riêng cho bệnh nhân đái tháo đƣờng sử dụng insulin lần đầu để hƣớng dẫn cho bệnh nhân dùng thuốc đúng cách. Đây là một nỗ lực của bệnh viện để nâng cao chất lƣợng sử dụng thuốc.

Bên cạnh đó, số thuốc đƣợc cấp phát thực tế cho bệnh nhân có BHYT là 100%. So với bệnh viện Tim Hà Nội, tỷ lệ thuốc BH đƣợc cấp phát ở

BVNTTW cao hơn tỷ lệ cấp phát thuốc bảo hiểm là 7% [28]. Nhƣng số thuốc cấp phát cho bệnh nhân không có BHYT chỉ đạt 93,2%. Nguyên nhân là do khi bệnh nhân phải tự túc mua thuốc, một số bệnh nhân không đủ tiền mua thuốc nên chỉ mua thuốc điều trị bệnh chính mà không mua các thuốc kê kèm theo. Có trƣờng hợp ngƣời bệnh chỉ mua một nửa số thuốc có trong đơn. Một nguyên nhân khác nữa là nhà thuốc bệnh viện hết loại thuốc bác sĩ kê đơn. Ngƣời bệnh mua thuốc đó ở chỗ khác hoặc không đồng ý thay thuốc khác có cùng hoạt chất và tác dụng. Nhìn chung, việc dự trữ và đảm bảo đủ thuốc cho nhu cầu sử dụng của bệnh viện đƣợc khoa Dƣợc làm khá tốt. Điều này cũng đƣợc thể hiện qua việc phân loại các thuốc theo VEN đảm bảo cho việc lựa chọn những thuốc cần ƣu tiên để mua và dự trữ trong bệnh viện.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện nội tiết trung ương (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)