Về hoạt động tuân thủ sử dụng thuốc của bệnh nhân

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện nội tiết trung ương (Trang 86 - 88)

- Chi phí trung bình thấp nhất của đơn thuốc khảo sát là 119.500 đồng/đơn BH và 250.000 đồng/đơn không BH, chi phí TB cao nhất là

4.2.4. Về hoạt động tuân thủ sử dụng thuốc của bệnh nhân

Với đa số là bệnh nhân mạn tính, phải dùng thuốc cả đời, và thăm khám định kỳ nên việc tuân thủ sử dụng thuốc của bệnh nhân góp phần nâng cao hiệu quả điều trị cũng nhƣ hiệu quả sử dụng thuốc tại BVNTTW.

Qua kết quả khảo sát, tỷ lệ bác sĩ có giải thích cho BN về tình trạng bệnh chiếm tỷ lệ khá cao 69,5%, tuy nhiên giải thích cho BN về tác dụng và cách sử dụng thuốc còn thấp 23,5%. Có 23,2% và tới 53,7% có ý kiến khác về hoạt động thông tin tƣ vấn của bác sĩ nhƣ chƣa đầy đủ, chƣa kỹ, chƣa thỏa mãn yêu cầu của ngƣời bệnh và chỉ trả lời khi BN hỏi. Với ngƣời giao phát thuốc thì tỷ lệ “có” hƣớng dẫn cho bệnh nhân cách sử dụng thuốc 36,8% và cách bảo quản 31,6% thấp hơn hẳn tỷ lệ “không” hƣớng dẫn là 57,9% và 64,2%. Do đó, bệnh viện cần phải quan tâm hơn đến hoạt động này vì điều này cũng có ảnh hƣởng không nhỏ tới sự tuân thủ sử dụng thuốc của ngƣời bệnh. Thông qua những thông tin thu đƣợc qua quá trình phỏng vấn cho thấy ngƣời bệnh cũng rất có ý thức tìm hiểu tác dụng và bảo quản thuốc trong đơn qua tờ hƣớng dẫn sử dụng có trong hộp thuốc.

Do bệnh nội tiết nhƣ Đái tháo đƣờng, bệnh lý tuyến giáp là bệnh mạn tính, bệnh nhân thƣờng xuyên phải dùng thuốc lâu dài nên hiểu biết của bệnh nhân về bệnh và cách sử dụng thuốc khá tốt. Có 58,5% bệnh nhân khảo sát nhớ đƣợc chính xác toàn bộ liều dùng của thuốc có trong đơn. Và có 62,1% bệnh nhân nắm rõ thời điểm dùng các thuốc đƣợc kê. Tỷ lệ bệnh nhân hiểu biết về cách sử dụng thuốc của bệnh viện cao hơn bệnh viện Tim Hà Nội (56,0%) [28]. Tại BVNTTW, chỉ có 10,6% BN không biết cách dùng của bất kỳ thuốc nào trong đơn trong khi tỷ lệ này ở bệnh viện nhân dân 115 là 20,0% [37]. Nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng này là do liều dùng và cách dùng của thuốc đƣợc ghi rõ ràng trong đơn và dán đầy đủ trên hộp thuốc giúp bệnh nhân nắm đƣợc thông tin dễ dàng hơn. Lí do khác là ngƣời bệnh sử dụng thuốc lâu dài thành thói quen. Tuy nhiên, tỷ lệ BN biết về tác dụng điều trị, đặc biệt tác dụng phụ của các thuốc trong đơn còn thấp. Chỉ có 30,5 % BN biết mình đang dùng những thuốc gì và có tới 76,8% BN không biết về tác dụng phụ của bất kỳ thuốc nào có trong đơn. Nguyên nhân có thể do bác sĩ, cán bộ y tế, dƣới áp lực quá tải bệnh nhân chƣa có thời gian trao đổi và tƣ vấn cho ngƣời bệnh về các thông tin này. Tuy nhiên trong một số trƣờng hợp, việc thông báo cho BN tác dụng phụ của thuốc là rất quan trọng để BN hiểu và tuân thủ điều trị. Ví dụ trong điều trị đái tháo đƣờng, metformin là thuốc vừa rẻ tiền vừa có hiệu quả điều trị cao nhƣng trong thời gian đầu sử dụng thuốc, BN sẽ thấy khó chịu bụng do sự dung nạp thuốc gây ra. Nếu bác sĩ tƣ vấn cho BN hiểu về vấn đề này thì sẽ hạn chế đƣợc tâm lý hoang mang và sự tự ý bỏ thuốc của bệnh nhân hoặc yêu cầu đổi thuốc của họ.

Do phải sử dụng thuốc lâu dài, thậm chí cả đời nên việc BN tuân thủ tốt lịch uống thuốc góp phần nâng cao chất lƣợng điều trị bệnh. Qua khảo sát cho thấy, tỉ lệ BN đã từng quên uống thuốc khá cao (41,4%). Nguyên nhân có thể do thời gian đầu điều trị, bệnh nhân chƣa quen với việc dùng thuốc hàng ngày, đúng giờ hoặc lịch làm việc của BN ảnh hƣởng tới việc dùng thuốc. Khi

quên uống thuốc, cách xử lý của bệnh nhân cũng rất khác nhau. Có bệnh nhân uống bù liều gấp đôi (16,9%), uống khi nhớ ra (22,1%) và bỏ qua liều đó (35,6%). Điều này cho thấy việc nắm thông tin về xử trí khi quên thuốc ở các bệnh nhân chƣa rõ ràng. Xử trí sai khi quên uống thuốc có thể gây ảnh hƣởng nghiêm trọng tới sức khỏe ngƣời bệnh. Ví dụ trong bệnh đái tháo đƣờng, nếu bệnh nhân uống liều gấp đôi sẽ gây ra nguy cơ hạ đƣờng huyết quá mức. Nguyên có thể do hạn chế trong công tác tƣ vấn nên chƣa đề cập tới việc xử trí các trƣờng hợp có thể xảy ra trong sử dụng thuốc. Mặc dù mức độ hài lòng của bệnh nhân với thông tin thuốc nói chung là 80% nhƣng mức độ hài lòng với bác sĩ và ngƣời giao phát thuốc vẫn còn khiêm tốn (63,5% và 55,8%). Do đó, bệnh viện nên có giải pháp và đầu tƣ vào công tác hƣớng dẫn để nâng cao sự tuân thủ của ngƣời bệnh trong sử dụng thuốc.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện nội tiết trung ương (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)