- Chi phí trung bình thấp nhất của đơn thuốc khảo sát là 119.500 đồng/đơn BH và 250.000 đồng/đơn không BH, chi phí TB cao nhất là
4.2.1. Về việc thực hiện quy chế kê đơn ngoại trú và một số chỉ số kê đơn
BVNTTW với hơn 90% là bệnh nhân mạn tính điều trị ngoại trú. Vì vậy công tác kê đơn ngoại trú có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sử dụng thuốc của bệnh viện.
Qua kết quả khảo sát 400 đơn thuốc bao gồm 200 đơn bảo hiểm và 200 đơn không bảo hiểm: nhóm bệnh đái tháo đƣờng có 254 đơn (63,5%) trong đó bệnh đái tháo đƣờng kèm biến chứng có 187 đơn (46,75%), nhóm bệnh bệnh lý tuyến giáp có 116 đơn (29,0%), các bệnh còn lại có 30 đơn (7,5%). Điều này cho thấy tình trạng bệnh tật phù hợp với giá trị sử dụng thuốc tập trung ở nhóm hormone và các thuốc tác dụng vào hệ nội tiết (33,5%) và nhóm thuốc tim mạch (32,4%).
Thực hiện nghiên cứu hoạt động kê đơn ngoại trú năm 2013, bệnh viện có nhiều điểm tích cực trong việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc, đặc biệt với đơn kê bảo hiểm y tế. Tuy nhiên trong việc kê đơn không bảo hiểm y tế, còn nhiều hạn chế trong việc chấp hành quy chế. Cụ thể, khi kê đơn thuốc bảo hiểm, gần nhƣ 100% số đơn kê tuân thủ đúng quy chế, chỉ có 22% đơn không ghi thời điểm dùng thuốc. Ngƣợc lại với đơn BH, trong kê đơn không bảo hiểm, tỷ lệ vi phạm quy chế kê đơn lại khá cao, đặc biệt trong việc ghi tên thuốc biệt dƣợc phải kèm tên gốc (89,5% vi phạm), không ghi thời điểm dùng thuốc (52,5%).Nguyên nhân có sự khác biệt này là trong kê đơn bảo hiểm, bệnh viện đã sử dụng phần mềm kê đơn, có đủ thông tin của các thuốc trong danh mục thuốc BH đã tạo ra sự thuận lợi và dễ dàng cho bác sĩ kê đơn. Còn trong kê đơn không bảo hiểm, chƣa đƣợc tin học hóa, bác sĩ vẫn phải viết tay nên dẫn tới tình trạng trên. So sánh với một số BV khác về tỷ lệ đơn không ghi thời điểm dùng nhƣ ở bệnh viện Tim Hà Nội năm 2011 là 0,5% [28], BV Phổi TW năm 2009 là 15,44% [18]. Nhƣ vậy, tỷ lệ đơn không ghi cách dùng ở BVNTTW (37,2%) cao hơn so với các BV khác. Nguyên nhân chủ yếu do sai phạm trong đơn kê không bảo hiểm. Do đó, bệnh viện cần có những giải pháp nhƣ tin học hóa, thiết lập hệ thống mạng nội bộ trong việc kê đơn không bảo hiểm để giải quyết tình trạng này.
Số thuốc ít nhất đƣợc kê trong đơn là 01 loại thuốc (1,8%) và cao nhất là 10 loai thuốc (0,3%). Phổ biến là đơn có 3 loại thuốc (21%), 4 loại thuốc
(22,3%) và 5 loại thuốc (23,5%). Số thuốc trung bình trên 1 đơn của BVNTTW là 4,2 thuốc/đơn. So sánh với bệnh viện Tim Hà Nội, số thuốc trung bình trong 1 đơn là 4,36 [28]. Nguyên nhân có thể do bệnh tim mạch, bệnh nội tiết, đặc biệt là bệnh đái tháo đƣờng đều là các bệnh mạn tính và BN thƣờng mắc kèm nhiều bệnh nhƣ rối loạn lipid huyết, cao huyết áp nên cần dùng nhiều thuốc. Số thuốc trung bình/ đơn trong đơn BH (4,6) cao hơn trong đơn không BH (3,8) có thể do tỷ lệ bệnh nhân có bảo hiểm mắc kèm nhiều bệnh cao hơn số bệnh nhân khám tự nguyện.
Tỷ lệ thuốc nội tiết đƣợc kê trong đơn chiếm khoảng 1/3 số thuốc, trong đó chủ yếu là các thuốc điều trị đái tháo đƣờng. Trong cơ cấu thuốc hormone và các thuốc tác dụng vào hệ nội tiết, nhóm insulin và thuốc hạ đƣờng huyết chiếm tới 74,5% về số lƣợng và 94,5% về GTSD. Điều này cho thấy sự phù hợp của thực trạng bệnh tật với cơ cấu thuốc sử dụng của bệnh viện. Số thuốc nội tiết trung bình trên đơn là 1,4 trong đó tỷ lệ thuốc nội tiết/đơn BH cao hơn đơn không BH (1,7 > 1,1). So sánh với số thuốc trung bình/ đơn của bệnh viện là 4,2 nhận thấy các thuốc khác lại chiếm tỷ lệ lớn trong đơn.
Trong đơn thuốc BH và đơn thuốc không BH, các thuốc khác chủ yếu là thuốc điều trị của bệnh mắc kèm của bệnh nhân ĐTĐ nhƣ các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu. Tuy nhiên, tỷ lệ số đơn có kê vitamin và khoáng chất ở đơn không BH (26%) cao hơn hẳn so với đơn BH (19%). Nhƣ vậy, tỷ lệ lệ đơn thuốc có vitamin trung bình là 22,5% thấp hơn so với bệnh viện Tim Hà Nội (35,0%)[28]. Tuy nhiên do đối tƣợng bệnh nhân khám và điều trị tại bệnh viện chủ yếu là bệnh nhân mạn tính, phải dùng thuốc lâu dài, chi phí điều trị cao. Vì vậy, cần giảm bớt tỷ lệ kê đơn vitamin và khoáng chất nhằm giảm tải chi phí điều trị cho đối tƣợng bệnh nhân đặc biệt này.
Tỷ lệ đơn thuốc có tƣơng tác thuốc ở cả 3 mức độ ( nghiêm trọng, trung bình, nhẹ ) tại bệnh viện khá cao (34%). Tỷ lệ này cao gấp đôi so với BV
Trung ƣơng Huế năm 2012 (17%)[36]. Các tƣơng tác thuốc gặp phổ biến trong kê đơn là tƣơng tác giữa thuốc điều trị tiểu đƣờng, rối loạn lipid huyết và cao huyết áp. Có 6,8 % tƣơng tác thuốc nghiêm trọng ảnh hƣởng tới sức khỏe ngƣời bệnh và không đƣợc phép dùng các thuốc đó với nhau. Với bệnh mạn tính, ngƣời bệnh phải sử dụng thuốc thƣờng xuyên, lâu dài nên xác xuất gặp phải tác dụng phụ do tƣơng tác của thuốc là rất cao. Điều này không những ảnh hƣởng tới sức khỏe của bệnh nhân mà còn gây tâm lý hoang mang, giảm sự tin tƣởng của bệnh nhân vào cơ sở y tế dẫn tới giảm sự tuân thủ sử dụng thuốc. Nguyên nhân một phần do công tác kiểm soát đơn kê chƣa đƣợc thực hiện tốt. Công tác kiểm tra tƣơng tác thuốc trong đơn chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ. Bên cạnh đó, do đặc thù bệnh nhân mắc kèm nhiều bệnh nhƣ tiểu đƣờng, cao huyết áp, mỡ máu, bắt buộc phải dùng các nhóm thuốc trên cùng nhau. Và các thuốc trong nhóm đó khi dùng cùng nhau thì hay gây ra các tƣơng tác thuốc. Tuy nhiên trong trƣờng hợp bệnh nhân bắt buộc phải dùng các thuốc đó, bác sĩ, dƣợc sĩ cần biết các tƣơng tác thuốc đƣợc chú và thông báo lại cho bệnh nhân để bệnh nhân chú ý theo dõi trong quá trình sử dụng thuốc của mình. Hoặc bác sĩ có thể điều chỉnh liều, thời điểm dùng thuốc để hạn chế các tƣơng tác thuốc có thể tránh đƣợc bằng cách này. Công tác kiểm tra tƣơng tác thuốc trong đơn kê ít đƣợc thực hiện tại hầu hết các bệnh viện do sự yếu kém của công tác DLS và bác sĩ, dƣợc sĩ không cập nhật các thông tin mới về sử dụng thuốc cũng nhƣ không đủ thời gian để kiểm tra tƣơng tác thuốc qua phần mềm đƣợc trang bị tại bệnh viện. BVNTTW cũng nằm trong tình trạng này và cần đƣợc đầu tƣ thời gian nghiên cứu để có biện pháp khắc phục hạn chế này.