Sau khi đã xây dựng được năng lực về tài chính, máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên đấu thầu và thực hiện tốt công tác khai thác và đánh giá thông tin các vấn đề về gói thầu dự định tham gia thì ta bắt đầu cho công tác xây dựng hồ sơ dự thầu. Chất lượng hồ sơ dự thầu là một trong những yếu tố quan trọng
quyết định sự thành bại của nhà thầu khi tham gia đấu thầu. Để công tác xây dựng hồ sơ dự thầu đạt chất lượng và hiệu quả ta cần làm tốt các công việc sau :
Về việc quản lý tài liệu sử dụng trong đấu thầu 3.3.3.1.
+ Cần phải lưu trữ tất cả các tài liệu phục vụ cho công tác làm hồ sơ dự thầu để khi cần có thể sử dụng ngay, như : các tài liệu chứng minh năng lực nhà thầu về mặt tài chính, máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, kinh nghiệm thi công; các tài liệu liên quan đến văn bản pháp lý; hợp đồng kinh tế…
+ Cần phải thiết lập một cơ sở dữ liệu về các nhà cung cấp vật liệu để có thể lựa chọn được các nhà cung cấp sao cho phù hợp với công trình định tham gia dự thầu, tránh phải mất thời gian và chi phí để đi tìm hiểu các nhà cung cấp khi cần sử dụng gấp.
Về mặt kỹ thuật thi công công trình 3.3.3.2.
+ Máy móc thiết bị thi công : cần kê khai đầy đủ máy móc thiết bị thi công cần thiết để có thể thi công các hạng mục của gói thầu, đảm bảo tiến độ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
+ Vật tư, vật liệu phục vụ thi công và nhân lực tại công trường là những yếu tố quan trọng quyết định đến tiến độ thi công công trình và giá thành công trình. Cần phải lên kế hoạch đưa vật liệu vào công trường theo đúng tiến độ thi công, kiểm tra đúng chất lượng, nguồn gốc rõ ràng.
+ Bố trí lán trại, kho bãi tập kết vật liệu, máy móc thuận lợi cho việc triển khai thi công.
+ Lập sơ đồ tổ chức thi công và biện pháp thi công : cần phải trình bày cụ thể từ công tác chuẩn bị cho đến các biện pháp thi công cho từng hạng mục công trình và các biện pháp xử lý phát sinh nếu có trong quá trình thi công.
+ Tiến độ thi công : Dựa vào nguồn cung cấp vật tư, máy móc thiết bị và nguồn nhân lực bố trí cho công trường để có thể lập được tiến độ thi công xây dựng
chi tiết, bố trí xem kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện phù hợp với tổng tiến độ của dự án.
+ An toàn lao động : Cần phải lập nội quy, quy định đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thi công gói thầu, như : an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, điện giật, vệ sinh môi trường,… Tổ chức đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn lao động. Đối với công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận đào tạo an toàn lao động.
Về xây dựng giá chào thầu 3.3.3.3.
Giá dự thầu là yếu tố quan trọng nhất khi xem xét hồ sơ dự thầu. Do đó cần phải tính toán giá dự thầu cho hợp lý. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tính giá dự thầu như việc xác định khối lượng nguyên vật liệu, lượng công nhân tham gia thi công, máy móc thiết bị rồi việc lựa chọn phương án tính giá…Chính vì vậy, cần lựa chọn phương án chính xác tiết kiệm và phù hợp nhất với Tổng công ty.
Cùng áp dụng một hệ thống định mức để xây dựng đơn giá dự thầu thì yếu tố tạo ra sự khác biệt về giá dự thầu giữa các nhà thầu đó là đơn giá vật liệu, quá trình bóc tách khối lượng thực tế phải thi công và lợi nhuận mong muốn của nhà thầu. Chính vì vậy, Tổng công ty cần phải tham khảo đơn giá vật tư tại địa phương, xây dựng một mạng lưới các nhà cung cấp lâu dài để có được nguồn cung cấp đầu vào ổn định hơn với giá ưu đãi hơn, làm giảm giá dự thầu một cách hợp lý. Ngoài ra, Tổng công ty cần phải bố trí một nhóm người có khả năng bóc tách lại khối lượng từ bản vẽ thi công, điều này cũng cần thiết vì từ việc bóc tách khối lượng này nhà thầu có thể đề xuất thêm ý kiến tăng hoặc giảm khối lượng thi công, đó cũng là yếu tố làm ảnh hưởng đến giá chào thầu của Tổng công ty.
Để xây dựng được giá dự thầu sao cho hợp lý, cần phải xác định được mức giá tối đa và mức giá tối thiểu của gói thầu sao cho nhà thầu thi công không bị lỗ. Khi đó, giá dự thầu nằm trong khoảng :
Trong đó :
+ Gdt : là giá dự thầu gói thầu của nhà thầu.
+ Gmin : là mức giá tối thiểu đảm bảo nhà thầu đủ chi phí về vật liệu xây dựng, chi phí thi công, chi phí nhân lực, chi phí quản lý và một số chi phí hợp lệ khác mà nhà thầu phải chi trong quá trình thi công công trình.
+ Gmax : là mức giá tối đa mà nhà thầu dùng để tham dự thầu, thường thì mức giá tối đa không vượt quá mức giá trần mà chủ đầu tư đưa ra.
Tuỳ từng công trình, tuỳ từng giai đoạn và từng địa điểm xây dựng mà Tổng công ty nên lựa chọn mức giá phù hợp, đảm bảo khả năng cạnh tranh của Tổng công ty khi tham gia dự thầu.
Có hai cách giảm giá của Tổng công ty thường sử dụng :
Cách 1: Hạ giá thành xây dựng bằng hình thức thư giảm giá.
Cách 2: Giảm giá trực tiếp trong đơn giá dự thầu bằng cách giảm giá vật liệu, nhân công, máy thi công, chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, chi phí chịu thuế tính trước, chi phí lán trại :
+ Tìm được nguồn nguyên vật liệu sử dụng ở gần công trình xây dựng, giá cả hợp lý nhất đồng thời đảm bảo được chất lượng yêu cầu
+ Để giảm chi phí máy, cần phải bố trí hợp lý các công tác nhằm khai thác được tối đa số máy làm việc và công suất của máy. Hạn chế tối đa số máy ngừng làm việc.
+ Giảm các chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, chi phí lán trại (Tỷ lệ theo thông tư số 04/2010/TT-BXD về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình).
3.3.4. Giải pháp mở rộng quan hệ liên danh, liên kết
Mở rộng quan hệ liên danh, liên kết trong tham gia đấu thầu là rất quan trọng vì khi tham gia liên danh, liên kết sẽ tranh thủ được sự hỗ trợ của đối tác kinh doanh
về năng lực thiết bị máy móc, năng lực tài chính... Đây là giải pháp quan trọng và hữu hiệu đối với doanh nghiệp trong điều kiện còn hạn chế về năng lực kinh tế kỹ thuật, không đủ sức đáp ứng toàn diện yêu cầu của những công trình lớn đòi hỏi kỹ thuật cao. Bởi khi mở rộng quan hệ liên kết với công ty khác sẽ tận dụng được nhiều công nghệ kỹ thuật thicông của đơn vị bạn mà mình đang thiếu. Hơn nữa khi mở rộng quan hệ liên danh, liên kết sẽ giúp cho doanh nghiệp có thêm kinh nghiệm trong đấu thầu đặc biệt là đấu thầu quốc tế khi doanh nghiệp liên danh với các nhà thầu lớn.
Hiện nay, với quy mô còn chưa lớn Tổng công ty XDNN và PTNT muốn thắng thầu gói thầu có giá trị lớn thì Tổng công ty cần phải thực hiện hình thức liên danh với các nhà thầu khác cùng thi công để tận dụng tối đa các thế mạnh của các bên, và khắc phục nhược điểm của nhau. Để tiến hành liên danh, liên kết Tổng công ty cần phải thực hiện:
+ Xác định rõ mục tiêu liên doanh, liên kết : Tổng công ty cần thu thập được thông tin một cách đầy đủ, chính xác về chủ đầu tư, công trình đấu thầu và các nhà thầu cùng tham dự.
+ Xác định rõ những cái mà Tổng công ty sẽ được và những cái Tổng công ty sẽ mất khi liên doanh, liên kết.
+ Tổng công ty cần lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết phù hợp, để đảm bảo quyền lợi cho mình.
+ Khi đã xác định liên doanh liên kết thì cần phải lên kế hoạch cụ thể về thời gian và công việc.
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC
Để giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nói chung và Tổng công ty XDNN và PTNT nói riêng thực hiện tốt các hoạt động dự thầu, Nhà nước cần phải tạo điều kiện thuận lợi nhất về mặt pháp luật, với những chế độ chính
sách ưu đãi cho doanh nghiệp. Sau đây là những kiến nghị đối với Nhà nước để cho công tác đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng được thực hiện tốt hơn.
3.4.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu
Để công tác đấu thầu ngày càng được nâng cao về chất lượng thì Luật đấu thầu phải tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ và chặt chẽ trong lĩnh vực đấu thầu. Mục tiêu là sử dụng nguồn ngân sách nhà nước một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất, tránh thất thoát lãng phí, đảm bảo sự công khai, minh bạch và công bằng trong hoạt động đấu thầu.Sau đây là một số kiến nghị để Nhà nước xem xét và hoàn thiện hơn về các quy định trong Luật đấu thầu :
+ Quy định rõ cách xác định giá đề nghị trúng thầu trong khi xét thầu : Luật quy định giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt. Chính vì quy định này mà trong nhiều năm qua, không ít chủ đầu tư đã chọn nhà thầu có giá bỏ thấp nhất, khiến nhiều dự án chất lượng không đảm bảo, kéo dài trong nhiều năm, sau đó lại loay hoay xin thay đổi tổng mức đầu tư, xin thêm kinh phí... các chủ đầu tư chọn những nhà thầu có giá thấp là vì trong Luật Đấu thầu hiện hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác chỉ quy định giá trần mà không áp dụng quy định giá sàn. Vì thế, các nhà thầu đua nhau bỏ thầu thấp để trúng thầu bằng mọi giá. Điều này hết sức nguy hiểm, bởi nhà thầu thấp thì phải luôn đối mặt với nguy cơ thua lỗ. Tuy nhiên, nếu không bỏ thấp thì doanh nghiệp không có việc làm cho người lao động. Vậy là cuộc chạy đua bỏ thầu thấp dẫn đến một vòng xoáy luẩn quẩn không thể tháo gỡ. Để tránh những cuộc chạy đua bỏ thầu giá thấp, hoặc những hành vi bắt tay nhau để cùng có lợi trong đấu thầu... đã đến lúc các cơ quan chức năng cần nghiêm túc xem xét lại quy định yêu cầu lựa chọn nhà thầu. Cụ thể là những nhà thầu được chọn phải đảm bảo yêu cầu: Đáp ứng được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình; có phương án kỹ thuật, công nghệ cao; có giải pháp thực hiện gói thầu tối ưu nhất; có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý phù hợp với các đề xuất về tiến độ, tài
chính; và cuối cùng là chọn nhà thầu phải khách quan, công khai, công bằng, minh bạch.
+ Hạn chế áp dụng hình thức chỉ định thầu : Hình thức chỉ định thầu hoàn toàn không có sự cạnh tranh, tiềm ẩm nhiều nguy cơ nhà thầu không có năng lực được chỉ định thầu thì hậu quả tất yếu là công trình kém chất lượng, chậm tiến độ, có thể xuất hiện nhiều tiêu cực trong sự móc ngoặc giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Chỉ nên áp dụng đối với các gói thầu thuộc dựán bí mật quốc gia; dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi thấy cần thiết; Sự cố bất khả kháng do thiên hại, dịch vụ, sự cố cần khắc phục ngay; và những gói thầu có giá trị nhỏ, không hiệu quả khi áp dụng hình thức đấu thầu công khai. Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ quy trình thực hiện chỉ định thầu do Chính phủ quy định. Trước khi thực hiện chỉ định thầu thì dự toán đối với gói thầu đó phải được phê duyệt theo quy định.
+ Kiến nghị về việc ban hành mới Luật Đấu thầu trong thời gian tới : cần phải thiết lập được môi trường minh bạch, cạnh tranh cho các hoạt động đấu thầu và phù hợp với điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam; khắc phục được những điểm hạn chế trong các văn bản pháp luật cũ về đấu thầu mà thực tế đã kiểm chứng.
+ Đối với các Dự án lớn, cần chia các gói thầu hợp lý phù hợp với năng lực nhà thầu trong nước, đảm bảo tính cạnh tranh khi tham gia đấu thầu cùng doanh nghiệp nước ngoài.
+ Kiến nghị tới Cục Quản lý đấu thầu, cần tiếp thu những vướng mắc trong triển khai đấu thầu qua mạng và hoàn thiện công tác đấu thầu qua mạng, để hình thức đấu thầu này được áp dụng rộng rãi và phát huy hiệu quả, làm tăng cường tính công khai, minh bạch thông tin trong hoạt động đấu thầu, phòng chống và giảm thiểu tiêu cực trong công tác đấu thầu.
3.4.2. Tăng cường công tác quản lý đấu thầu
Trong thực tế hiện nay công tác đấu thầu ở nước ta còn có nhiều vi phạm về nguyên tắc như: vi phạm nguyên tắc bí mật, công khai, ...Hơn nữa nhiều chủ đầu tư khi xem xét và đề nghị quyết định giao thầu còn theo ý chủ quan, cảm tình và sự móc ngoặc giữa các nhà thầu với chủ đầu tư trong đấu thầu, gây thất thoát cho nguồn nhân sách nhà nước ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình.
Do vậy cần phải tăng cường quản lý Nhà nước về công tác đấu thầu nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong đấu thầu xây lắp. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy chế đấu thầu để răn đe các nhà thầu khác không vi phạm. Đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài Nhà nước cần tăng cường vai trò quản lý để tránh sự móc ngoặc giữa chủ đầu tư với các tổ chức, tập đoàn xây dựng lớn trên thế giới, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước và làm thiệt hại đến nền kinh tế.
Nhà nước cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính, xóa bỏ những thủ tục không cần thiết để hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra, như : tham ô, hối lộ, …
3.4.3. Chính sách ưu đãi với nhà thầu trong nước tham gia đấu thầu quốc tế
Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, việc đấu thầu quốc tế diễn ra ngày càng nhiều với những yêu cầu ngày càng cao trong khi năng lực các doanh nghiệp xây dựng ở nước ta còn kém nhiều so với những công ty xây dựng lớn của nước ngoài, lại mới tiếp xúc với hình thức đấu thầu quốc tế cho nên gặp rất nhiều khó khăn khi tham gia đấu thầu quốc tế. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia đấu thầu quốc tế và tăng khả năng trúng thầu quốc tế.
+ Có chính sách bảo lãnh tài chính cho các doanh nghiệp Nhà nước khi tham gia đấu thầu quốc tế.
+ Cần phải có những quy định cụ thể, rõ ràng về chế độ ưu đãi của Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong nước khi tham gia đấu thầu quốctế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên những lý luận khoa học về đấu thầu xây dựng, lựa chọn nhà thầu cạnh tranh trong xây dựng của các doanh nghiệp và thực trạng đấu thầu và năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của Tổng công ty XDNN và PTNT trong thời gian