Năng lực tài chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao năng lực Tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn để tham gia cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng (Trang 39)

Mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư là sự an toàn của đồng vốn bỏ ra do vậy bên cạnh năng lực kỹ thuật (thể hiện ở kinh nghiệm của nhà thầu), năng lực tài chính cũng là yếu tố quan trọng cần được xem xét. Tất cả các nhà thầu vượt qua vòng sơ tuyển đều đã đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật, do vậy trong quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu, yếu tố tài chính sẽ tạo ra sự khác biệt giữa các nhà thầu, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộccạnh tranh của các nhà thầu.

Đặc điểm các công trình xây dựng là cần vốn lớn, việc thanh toán cho nhà thầu theo từng đợt hoặc theo thỏa thuận giữa nhà đầu tư và nhà thầu. Chính vì thế mà chủ thầu xây dựng phải đảm bảo các điều kiện về năng lực tài chính như vốn tự có, vốn vay, lợi nhuận ba năm liên tiếp, thu nhập bình quân của lao động trong doanh nghiệp… theo đúng các yêu cầu mà bên mời thầu đưa ra. Điều này giúp nhà thầu tạo được niềm tin với nhà đầu tư trong việc đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, cũng như chi phí để hoàn thành công trình.

1.5.7. Giá dự thầu

Bản chất của đấu thầu là nơi gặp nhau giữa người mua (nhà đầu tư) và người bán (nhà thầu), do đó trong trường hợp các nhà thầu có điều kiện tương đồng về kinh nghiệm, năng lực tài chính và năng lực kỹ thuật, nhà thầu nào bỏ thầu với mức giá thấp nhất và hợp lý sẽ trúng thầu.

Theo quy định của nhà nước, để tránh tình trạng móc ngoặc giữa nhà thầu và bên mời thầu trong một số trường hợp (như các công trình của nhà nước) thì pháp

luật về đấu thầu đã quy định trong trường hợp giá đề nghị trúng thầu do bên mời thầu đề nghị thấp bất thường so vớigiá gói thầu, hoặc dự toán được duyệt thì trước khi phê duyệt kết quả đấu thầu, chủ đầu tư có thể đưa ra các biện pháp phù hợp như thành lập tổ thẩm định liên ngành để thẩm định kỹ hơn về hồ sơ dự thầu của nhà thầu hoặc đưa ra các biện pháp phù hợp trong hợp đồng để bảo đảm tính khả thi cho việc thực hiện.

Điều này đòi hỏi các nhà thầu phải tính toán chi tiết và cặn kẽ các loại chi phí phát sinh, để có thể có được mức giá dự thầu tốt nhất, tức là không quá cao so với đối thủ cạnh tranh để tránh ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà thầu, nhưng nó cũng không quá thấp để tránh ảnh hưởng đến việc thắng thầu của nhà thầu và điều quan trọng là tránh đưa ra giá dự thầu có thể được coi là “phá giá” trong khi đấu thầu.

1.6. LỰA CHỌN NHÀ THẦU

Pháp luật hiện hànhđã quy định nguyên tắc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng nhằm chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực để cung cấp sản phẩm, dịch vụ xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư và mục tiêu của dự án. Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện theo hai giai đoạn: giai đoạn sơ tuyển lựa chọn nhà thầu và giai đoạn đấu thầu.

Giai đoạn sơ tuyển nhằm chọn ra các nhà thầu có đủ điều kiện năng lực phù hợp với yêu cầu của gói thầu để tham dự ở giai đoạn đấu thầu. Tuỳ theo quy mô, tính chất gói thầu, chủ đầu tư thông báo mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc gửi thư mời thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp cho các nhà thầu tham dự hồ sơ mới dự thầu bao gồm các thông tin sơ bộ về gói thầu,các câu hỏi và các nội dung chính của hồ sơ dự thầu mà Nghị định 85/2009/NĐ-CP đã hướng dẫn. Chủ đầu tư xem xét, đánh giá năng lực của các nhà thầu dự sơ tuyển để loại bỏ những nhà thầu không đủ điều kiện năng lực theo yêu cầu trong hồ sơ mời dự thầu. Bên mời thầu phải kiểm tra sự đáp ứng của nhà thầu đối với các yêu cầu của gói

thầu và sử dụng phương pháp chấm điểm để đánh giá năng lực về kinh nghiệm, kỹ thuật và khả năng tài chính của nhà thầu tham dự.

Giai đoạn đấu thầu: Chủ đầu tư cung cấp hồ sơ mời thầu đấu thầu cho các nhà thầu được lựa chọn vào giai đoạn đấu thầu. Nhà thầu tham dự đấu thầu phải nộp hồ sơ đấu thầu kèm theo bảo lãnh đấu thầu nhằm bảo đảm nhà thầu đàm phán ký kết hợp đồng sau khi được công bố trúng thầu. Mức bảo lãnh đấu thầu do chủ đầu tư quyết định nhưng không vượt quá 3% giá gói thầu. Bên mời thầu phải xem xét khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của nhà thầu trên cơ sở đánh giá đồng thời các tiêu chí như tiến độ thực hiện, giá dự thầu và tiêu chuẩn của sản phẩm, dịch vụ, các điều kiện hợp đồng và các điều kiện khác do nhà thầu đề xuất nhằm đạt được mục tiêu đầu tư và hiệu quả của dự án. Nhà thầu được lựa chọn là nhà thầu có giá trị thầu hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất cho dự án.

Tuỳ theo quy mô, tính chất và yêu cầu của gói thầu quy mô, tính chất và yêu cầu của gói thầu, bên mời thầu có thể thực hiện kết hợp hai giai đoạn trên hoặc chỉ thực hiện giai đoạn đấu thầu khi lựa chọn nhà thầu.

1.7. Ý NGHĨA VIỆCNÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế nước nhà, ngày càng có nhiều các dự án đầu tư và xây dựng trong nước cũng như đầu tư nước ngoài. Các công trình đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, kỹ thuật, tiến độ và giá cả. Vì vậy, câu hỏi đặt ra với các chủ đầu tư là làm thế nào để lựa chọn được các tổ chức và cá nhân có khả năng thực hiện tốt nhất những công việc trong chu trình của dự án ? Đấu thầu được xem như một phương pháp quản lý dự án có hiệu quả nhất hiện nay trên cơ sở chống độc quyền, tăng cường khả năng cạnh tranh giữa các nhà thầu.

Đối với doanh nghiệp, vì mục tiêu khi tham gia đấu thầu là phải giành được chiến thắng nên việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu có ý nghĩa rất quan trọng. Chính mục tiêu này sẽ là động lực để doanh nghiệp phát huy được tính

năng động, sáng tạo trong đấu thầu, tích cực tìm kiếm thông tin, xây dựng các mối quan hệ, tìm mọi cách nâng cao uy tín, thương hiệu trên thị trường. Và trong quá trình thực hiện dự án, với yêu cầu phải đảm bảo đúng tiến độ và hoàn thành càng sớm càng tốt đã thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọi cách nâng cao năng lực về kỹ thuật công nghệ tiên tiến đểrút ngắn thời hạn thi công, điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp trong các cuộc đấu thầu sau này.

Việc thắng thầu sẽ giúp doanh nghiệp tạo được công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngược lại nếu doanh nghiệp trượt thầu thì sẽ không có việc làm, không tạo được thu nhập cho người lao động, hiệu quả kinh doanh giảm sút, nếu kéo dài thì sẽ dẫn đến thua lỗ, phá sản.

Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, khi thị trường xây dựng đang sôi động và cạnh tranh quyết liệt thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là một yêu cầu tất yếu khách quan mà mỗi doanh nghiệp phải thực hiện đểtồn tại và phát triển.

1.8. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU Ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao năng lực Tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn để tham gia cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)