Trong sự cạnh tranh khắt khe ngày nay các doanh nghiệp nói chung, các công ty xây dựng nói riêng muốn tồn tại và phát triển buộc phải tìm cho mình một hướng đi đúng phù hợp với bản thân. Không có một mô hình, một lý thuyết, một con đường nào phù hợp với tất cả các công ty. Mỗi công ty đều xuất phát từ tiềm lực mà bản thân mình có, biết phát huy được thế mạnh của mình, khắc phục được những tồn tại bất cập của bản thân đồng thời phải biết tận dụng tốt những cơ hội và tránh được các mối đe dọa thì sẽ vươn lên được trên đấu trường cạnh tranh gay gắt này.
Có nhiều cách để phân tích khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của một công ty. Tuy nhiên, phân tích cạnh tranh theo ma trận SWOT hiện được rấtnhiều công ty áp dụng bởi tính đại chúng, dễ sử dụng mà tác dụng và mục đích cuối cùng là phân tích khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp được phản ánh khá đầy đủ. Phân tích ma trận này có thể giúp tìm ra giải pháp cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh, làm tăng khả năng thắng thầu cho công ty. SWOT là viết tắt của bốn từ tiếng Anh đó là:Strengths (điểm mạnh), Weakness (điểm yếu), Opportunities ( cơ hội), Threats (đe doạ). Phân tích ma trận SWOT là phân tích những yếu tố bên trong, bên ngoài, để từ đó doanh nghiệp có thể tìm được hướng phát triển phù hợp trong tương lai. Ở đây, yếu tố bên trong chính là nội bộ của Tổng công ty hay năng lực hoạt động của Tổng công ty, yếu tố bên ngoài là những yếu tố về kinh tế, chính trị, điều kiện tự nhiên hay những thay đổi của chính sách, … tạo ra những cơ hội cũng như thách thức cho Tổng công ty. Nếu phân tích được một cách đúng đắn thì có thể nắm bắt được cơ hội và đối phó được với những thách thức có thể xảy ra.
Cơ hội của Tổng công ty (O) 3.1.2.1.
+ Nhu cầu xây dựng nhà ở cao tầng, chung cư cao cấp, văn phòng cao cấp trong những thời gian gần đây là rất lớn. Do nước ta đã gia nhập WTO được 7 năm, dòng vốn FDI vào Việt Nam ngày một nhiều. Bên cạnh đó, đời sống người dân ở thành thị ngày một được cải thiện, nhu cầu ở chung cư cao cấp, biệt thự ngày một tăng.
+ Nhu cầu xây dựng các công trình công nghiệp cũng rất lớn. Xu hướng xuất hiện các khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng nhiều. Điều này cũng do sự hội nhập toàn cầu mang lại, cơ chế mở cửa thu hút đầu tư của các tỉnh tốt nên nhu cầu xây dựng các công trình công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp ngày một tăng. Đây là cơ hội tốt cho ngành xây dựng phát triển.
+ Nhà nước đã ban hành quy chế đấu thầu riêng trong lĩnh vực xây dựng với những quy định ngày càng đầy đủ, chặt chẽ, có hiệu lực cao. Đặc biệt, Luật đấu thầu năm 2013 đã được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2014, với nhiều bổ sung cải tiến mới so với Luật đấu thầu năm 2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009. Luật đấu thầu năm 2013 ưu tiên phát triển nguồn lực, tạo cơ hội cho nhà thầu trong nước trúng thầu và tạo công ăn việc làm cho lao động trong nước; bổ sung và xử lý nghiêm các hành vi phạm trong đấu thầu… đảm bảo nguyên tắc khách quan, công bằng và minh bạch, đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp xây dựng.
+ Khẳng định được uy tín, thương hiệu của mình đối với các đối tác làm ăn. + Trụ sở Tổng công ty ở Hà Nội rất thuận tiện cho việc nắm bắt thông tin và các cơ hội đầu tư lớn.
Mối đe dọa với Tổng công ty (T) 3.1.2.2.
+ Trên thị trường Xây dựng cạnh tranh giữa các nhà thầu trong nước và cả các nhà thầu quốc tế ngày càng khốc liệt. Các nhà thầu quốc tế luôn chiếm ưu thế hơn
về mọi mặt và luôn giành được những công trình có giá trị lớn trong đó các nhà thầu Việt Nam chủ yếu làm các công trình nhỏ hoặc làm thầu phụ. Ngoài ra, Tổng công ty còn phải đối diện với sự cạnh tranh của các nhà thầu trong nước có bề dày kinh nghiệm.
+ Yêu cầu của chủ đầu tư ngày càng cao. Chủ đầu tư ngày càng yêu cầu khắt khe về tiến độ thi công và chất lượng công trình. Bên cạnh đó, với những công trình mà tính chất kỹ thuật được đặt lên hàng đầu thì yêu cầu này càng cao hơn. Đây cũng là một thách thức lớn đối với Tổng công ty.
+ Thị trường giá cả các yếu tố đầu vào hay biến động. Điều này tạo ra mối lo ngại lớn cho Tổng công ty, khi không thể dự đoán tương đối tình hình giá cả thị trường để có kế hoạch sản xuất phù hợp, điều này có thể dẫn đến lợi nhuận bị giảm sút, hiệu quả hoạt động không cao, khó kiểm soát giá của các nhà cung ứng và đôi khi các nhà cung ứng có thể ép giá, khiến chi phí xây lắp tăng.
+ Các Công ty xây dựng lớn giành chi phí lớn cho công tác tiếp thị quảng cáo, có chính sách ưu đãi tốt hơn cho người lao động do đó họ thu hút được đội ngũ lao động có trình độ cao. Điều này cũng là một mối đe dọa đối với Tổng công ty về khả năng thu hút và giữ được người tài.
Điểm mạnh của Tổng công ty (S) 3.1.2.3.
+ Chất lượng xây dựng các công trình tốt, đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư. Điều này được thể hiện qua số bằng khen chứng nhận chất lượng cao các công trình.
+ Nguồn nhân lực dồi dào, các vị trí lãnh đạo đều là những cán bộ có năng lực và trình độ. Cán bộ, kỹ thuật có kinh nghiệm và đội ngũ công nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề đáp ứng được các yêu cầu của công việc. Đây là một trong những nhân tố làm nên những kết quả của Tổng công ty trong thời gian qua.
+ Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty những năm vừa qua đều có hiệu quả, hầu hết hàng năm đều có sự tích lũy.
+ Máy móc, thiết bị và công nghệ thi công tương đối đầy đủ, đáp ứng được đòi hỏi phức tạp của công trình.
+ Địa bàn hoạt động tương đối rộng. Tổng công ty có một hệ thống các công ty con và các công ty liên kết khắp cả nước và nước bạn Lào, tạo thành một tập thể đoàn kết vững mạnh, đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Điểm yếu của Tổng công ty (W) 3.1.2.4.
+ Trong thời gian tới, nguồn nhân có thể bị giảm chất lượng do những cán bộ có khả năng, năng lực đã nhiều tuổi chuẩn bị nghỉ hưu trong khi đó các cán bộ trẻ chưa đủ kinh nghiệm và năng lực.
+ Sử dụng cán bộ chưa hợp lý, phải điều chuyển công tác sau thời gian làm việc không hiệu quả, hoặc gây thua lỗ cho Tổng công ty.
+ Thiếu cán bộ là kỹ sư Tin học.
+ Tính đồng bộ và hiện đại của máy móc thiết bị chưa cao. Hiệu suất sử dụng máy không cao dẫn đến vẫn phải thuê máy bên ngoài.
+ Việc huy động vốn cho các dự án chưa kịp thời dẫn đến chậm tiến độ thi công công trình.
+ Nguồn vốn còn phụ thuộc nhiều vào tạm ứng và thanh toán theo giai đoạn của chủ đầu tư.
+ Chưa có phương pháp Marketing tốt, chưa có con người đủ trình độ trong hoạt động marketing.
+ Xây dựng mạng lưới các nhà cung cấp vật liệu chưa đủ lớn mạnh, chưa thực sự ổn định, đôi lúc gây áp lực với nhà thầu.
MA TRẬN SWOT CỦA TỔNG CÔNG TY Các yếu tố môi trường bên ngoài Các yếu tố môi trường bên trong
Các cơ hội (O)
+Tiềm năng thị trường ngày càng mở rộng + Được hưởng nhiều ưu đãi của Nhà nước dành cho nhà thầu trong nước
+ Uy tín của Tổng công ty được nhiều đối tác biết đến
+ Vị trí địa lý thuận lợi
Mối đe dọa (T)
+ Năng lực các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước ngày càng lớn
+ Yêu cầu của chủ đầu tư ngày càng cao
+ Giá cả thị trường biến động
+ Có thể không giữ được người có tài
Điểm mạnh (S)
+ Chất lượng xây dựng các công trình tốt
+ Thế mạnh về nguồn nhân lực + Có nhiều kinh nghiệm thi công các công trình lớn
+ Tình hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả
+ Máy móc, thiết bị và công nghệ thi công tương đối đầy đủ. + Địa bàn hoạt động tương đối rộng Chiến lược S – O Phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ Chiến lược S – T Phát huy điểm mạnh để vượt qua những bất trắc Điểm yếu (W)
+ Cơ cấu nhân sự chưa hợp lý + Thiếu kỹ sư Tin học
+ Tính đồng bộ và hiện đại của máy móc thiết bị chưa cao
+ Chưa có phương pháp Marketing tốt
+ Việc huy động vốn cho các dự án chưa kịp thời dẫn đến chậm tiến độ thi công công trình
+ Mạng lưới các nhà cung cấp vật liệu chưa thực sự ổn định.
Chiến lược W – O
Hạn chế các điểm yếu để lợi dụng các cơ hội
Chiến lược W – T
Tối thiểu hóa các điểm yếu và tránh khỏi các đe
3.2. CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
Trên cơ sở phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của Tổng công ty XDNN và
PTNT và ảnh hưởng của thị trường cạnh tranh thông qua nội dung phân tích SWOT
ở trên, ta có thể xác định định hướng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty trong thời gian tới như sau :
3.2.1. Chiến lược S – O
Tận dụng các điểm mạnh là lợi thế của doanh nghiệp để có thể nâng cao khả năng thắng thầu của doanh nghiệp, tăng thị phần xây dựng, mở rộng địa bàn xây dựng cho Tổng công ty. Một số chiến lược cụ thể như:
+ Nghiên cứu, xác định cơ hội và xây dựng kế hoạch dự thầu
+ Tập trung các biện pháp nghiên cứu tiếp thị, đấu thầu nâng cao hiệu quả trong điều kiện cạnh tranh công bằng, lành mạnh khi nhà Nước thay đổi cơ chế đấu thầu
+ Sử dụng mối quan hệ tốt với các đối tác làm ăn cũ để có cơ hội nhận thêm nhiều dự án mới.
3.2.2. Chiến lược S – T
Sử dụng các điểm mạnh của mình như là một lợi thế để đối phó lại các thách thức hiện có và tiềm ẩn :
+ Sử dụng báo giá ưu đãi để xây dựng giá dự thầu cạnh tranh kết hợp với những kinh nghiệm, năng lực thi công để có thể loại những đối thủ tham gia đấu thầu.
+ Sử dụng vốn huy động được, lợi nhuận chưa phân phối để tái đầu tư chiều sâu, tăng thêm năng lực phục vụ, thi công đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư cả về máy móc thiết bị và nhân sự. Đồng thời đầu tư vào mạng lưới cung cấp vật liệu đầu vào, lập các quỹ dự phòng, dự trữ vật liệu nếu cần để tránh tổn thất do sự thay đổi
giá các yếu tố đầu vào, đồng thời Tổng công ty vẫn thu được lợi nhuận do việc kinh doanh đem lại
+ Có chế độ chính sách ưu đãi đối với người lao động để có thể thu hút và giữ được người tài.
3.2.3. Chiến lược W – O
Khắc phục điểm yếu để có thể tận dụng tối đa các cơ hội mang lại :
+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách bố trí, sắp xếp lại bộ máy và nhân sự sao cho phù hợp.
+ Tuyển thêm một số kỹ sư Tin học để đảm bảo công việc không bị gián đoạn bởi máy tính, hỗ trợ xây dựng website quảng bá uy tín thương hiệu Tổng công ty.
+ Tăng cường liên danh, liên kết để nâng cao năng lực về tài chính, thiết bị thi công
+ Tăng cường mua sắm bổ sung máy móc thiết bị xây dựng mới, hiện đại phù hợp với tính chất và yêu cầu xây dựng các công trình, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý và thi công xây dựng, nhằm nâng cao chất lượng công trình, đẩy nhanh tiến độ thi công. Đồng thời Tổng công ty cần phải mời chuyên gia hướng dẫn sử dụng, vận hành máy móc thiết bị sao cho hiệu suất sử dụng cao nhất.
+ Lên kế hoạch sử dụng vốn để các dự án không bị chậm tiến độ thi công công trình, để có thể tham gia được nhiều gói thầu và nâng cao uy tín Tổng công ty.
+ Tổ chức lại bộ phận chuyên trách Marketing nhằm: mở rộng thị trường, tăng uy tín của công ty, xây dựng kế hoạch dự báo giá linh hoạt để đáp ứng kịp thời sự biến động của thị trường .
+ Thiết lập mối quan hệ, hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp vật liệu để có thể nhận được nhiều ưu đãi và nguồn cung cấp vật liệu ổn định
3.2.4. Chiến lược W – T
+ Áp dụng hình thức liên danh, liên kết với các công ty mạnh có bề dày kinh nghiệm để nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ, đồng thời có thể học hỏi và tăng thêm kinh nghiệm khi tham gia các công trình tương tự.
+ Sử dụng vốn đầu tư vào nhân sự, tổ chức các lớp nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ nhân viên, tuyển dụng thêm nhân sự có năng lực và kinh nghiệm.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY XDNN VÀ PTNT TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY XDNN VÀ PTNT
Trên cơ sở các định hướng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng
công ty XDNN và PTNT được đề ra sau khi phân tích xử lý dữ liệu bằng ma trận
SWOT, tôi xin đưa ra một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Tổng công ty như sau :
3.3.1. Giải pháp tăng cường năng lực của nhà thầu
Để có thể phát triển bền vững thì nhà thầu phải tìm ra các giải pháp để cải thiện chính năng lực của mình, từ đó có thể tự tin giành được chiến thắng khi tham gia đấu thầu.
Nâng cao năng lực tài chính 3.3.1.1.
Giải pháp cơ bản nhất nhằm nâng cao năng lực tài chính là đẩy mạnh hoạt động huy động vốn và thu hồi vốn kịp thời. Hiện nay phần lớn các đơn vị xây dựng cơ bản đều nằm trong tình trạng thiếu vốn một cách nghiêm trọng. Điều này là một phần do bản thân các doanh nghiệp có quy mô vốn không lớn do đó cần đẩy mạnh hoạt động huy động vốn, phần khác do thực tế trong ngành xây dựng tình trạng công nợ chồng chéo diễn ra khá phổ biến: như các chủ đầu tư nợ các nhà thầu, các nhà thầu nợ ngân hàng, Nhà nước không cấp đủ vốn cho các công trình theo dự kiến. Qua đánh giá năng lực tài chính của Tổng công ty XDNN và PTNT ta thấy vốn chủ sở hữu còn thấp, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, cơ cấu vốn chưa hợp lý… để nâng cao năng lực tài chính, khắc phục các hạn chế Tổng công ty có thể áp dụng các giải pháp :
a. Thu hút vốn đầu tư
+ Huy động vốn tiết kiệm trong cán bộ công nhân viên : huy động vốn nhàn rỗi là một giải pháp mang lại lợi ích cho cả hai bên, nó giúp giải quyết về vốn trong những trường hợp đột xuất của đơn vị trong việc đầy nhanh tiến độ thi công công trình. Để đảm bảo thực hiện có hiệu quả, trước hết cần phải xây dựng các quy định về góp vốn và vay vốn đối với các tổ chức cá nhân, đồng thời phải linh hoạt trong việc điều chỉnh lãi suất để kích thích mọi người tăng cường gửi vào. Nhưng lãi suất tiền gửi nên nằm trong khoảng giữa tiền gửi tiết kiệm và lãi vay ngân hàng.