được vẫn rất ít, không có sự khác biệt nhiều so với năm 2010. Tổng giá trị trúng thầu trong mỗi năm cũng tương tự nhau, trung bình khoảng 330 tỷ đồng, tuy có tăng so với năm 2010 nhưng so với các năm trước đó thì vẫn còn thấp. Đặc biệt, trong năm 2011 tuy Tổng công ty chỉ ký được có 6 hợp đồng nhưng có tới 4 hợp đồng có giá trị lớn trên 60 tỷ đồng, đưa giá trị bình quân một gói thầu trúng thầu trong năm 2011 lên 59.08 tỷ đồng.
Như vậy, có thể thấy kết quả đấu thầu của Tổng công ty nhìn chung qua các năm đều có biến động thất thường. Số lần trúng thầu và giá trị trúng thầu mỗi năm có xu hướng giảm dần, bình quân trong một năm số lượng trúng thầu các gói tham gia dự thầu đạt tỷ lệ 40.73%, tỷ lệ trúng thầu bình quân tính theo giá trị là 37.56%. Với những số liệu phân tích ở trên, trong thời gian tới ta thấy Tổng công ty nông nghiệp và phát triển nông thôn cần phải có một chiến lược phát triển công tác đấu thầu toàn diện và hợp lý hơn để có thể cải thiện và nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây dựng.
2.3.2. Phân tích đánh giá rút ra bài học nguyên nhân thành công và chưa thành công công
Những bài học thành công trong đấu thầu 2.3.2.1.
Trong những năm qua, Tổng công ty XDNN và PTNT đã tham gia và thắng thầu những gói thầu có giá trị lớn đem lại lợi nhuận lớn cho Tổng công ty và tạo công ăn việc làm cho công nhân viên lao động, đồng thời tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm thi tham gia đấu thầu các gói thầu có quy mô lớn, đấu thầu quốc tế. Để có được những thành công này, Tổng công ty đã phải nỗ lực rất nhiều ở các điểm :
+ Sở hữu được các cán bộ nắm giữ vị trí chủ chốt là những người có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, có phẩm chất đạo đức tốt, kết hợp với đội ngũ cán bộ kỹ
thuật cũng có tuổi đời tương đối trẻ, được đào tạo các chuyên ngành tại các trường Đại học khá bài bản, khả năng học hỏi nhanh, gắn bó với Tổng công ty.
+ Máy móc thiết bị và công nghệ thi công tương đối đầy đủ, đáp ứng được đòi hỏi phức tạp của công trình.
+ Chất lượng xây dựng các công trình tốt, đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư, và được Nhà nước và chủ đầu tư tặng giấy khen, bằng khen về công trình đạt chất lượng cao.
+ Có nhiều kinh nghiệm thi công các công trình lớn
+ Uy tín của Tổng công tyđược nhiều đối tác làm ăn biết đến, đặc biệt là các chủ đầu tư.
+ Địa bàn hoạt động tương đối rộng, bao gồm một hệ thống các công ty con và các công ty liên kết khắp cả nước và nước bạn Lào, tạo thành một tập thể đoàn kết vững mạnh.
Những bài học chưa thành công trong đấu thầu 2.3.2.2.
+ Tỷ lệ trúng thầu chưa caotrong những năm gần đâycó xu hướng giảm, điều đó cho thấy công tác đấu thầu của Tổng công ty không hiệu quả. Nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do :
- Tổng công ty không chú trọng xây dựng chiến lược Marketing để quảng bá uy tín, thương hiệu của mình và nhằm khai thác thị trường. Điều đó được thể hiện trong những năm gần đây, số lần trúng thầu giảm dần theo từng năm. - Thị trường giá cả các yếu tố đầu vào hay biến động, khiến cho Tổng công gặp nhiều khó khăn trong công tác xây dựng giá dự thầu.
- Có sự cạnh tranh khốc liệt với các nhà thầu trong nước và cả các nhà thầu nước ngoài.
+ Tổ chức lập hồ sơ dự thầu chưa hiệu quả : Nhiều gói thầu khi Tổng công ty tham gia dự thầu lại không thực hiện công tác khảo sát hiện trạng, hoặc nếu có thực
hiện thì chỉ mang tính chất hình thức không đạt yêu cầu. Đơn giá vật liệu có tham khảo các báo giá theo tháng, quý tại địa phương nơi dự kiến thi công nhưng chưa chi tiết, cụ thể hoặc các báo giá chưa được cập nhật dẫn đến việc không xác định chính xác giá trị thực của gói thầu. Do thời gian lập hồ sơ dự thầu ngắn, không bố trí được nguồn nhân lực nên nhiều gói thầu khi làm hồ sơ thầu Tổng công ty đã bỏ qua công tác kiểm tra lại khối lượng các hạng mục mà tin tưởng vào khối lượng phía Chủ đầu tư đưa ra trong Hồ sơ mời thầu, dẫn đến nhiều trường hợp khối thực tế thi công nhiều hơn khối lượng trong hợp đồng đã ký kết.Với những nguyên nhân đó đã làm cho việc xác định giá dự thầu không chính xác, dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh khi tham gia dự thầu.
+ Sử dụng cán bộ chưa hợp lý : Tuy Tổng công ty sở hữu được nguồn nhân lực có trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm trong quá trình thi công ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng việc bố trí, sử dụng các cá nhân không hợp lý, không đúng thế mạnh của từng người nên không đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh sản xuất.
+ Tính đồng bộ và hiện đại của máy móc thiết bị chưa cao : Thực tế cho thấyở nhiều dự án, máy móc thiết bị của Tổng công ty hoạt động không hiệu quả, còn xuất hiện nhiều tình trạng hỏng hóc dẫn đến không đảm bảo tiến độ thi công nên đã phải thuê máy móc thiết bị bên ngoài, làm tăng chi phí phục vụ thi công.
+ Nguồn vốn thực hiện dự án còn phụ thuộc nhiều vào việc tạm ứng trước và thanh toán theo từng giai đoạn của Chủ đầu tư.
Tất cả những nguyên nhân trên đã làm giảm khả năng cạnh tranh dẫn đến những thất bạicủa Tổng công ty trong đấu thầu xây dựng, vì vậy Tổng công ty cần có các giải pháp nhằm khắc phục, nâng caohiệu quả trong công tác đấu thầu.
2.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY XDNN VÀ PTNT
Qua những đánh giá thực trạng tham gia đấu thầu của Tổng công ty, ta tiến hành phân tích kỹ hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Tổng
công ty, bao gồm các nhân tố nội tại của doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng từ bên ngoài doanh nghiệp.
2.4.1. Nhóm các nhân tố bên trong
Năng lực tài chính 2.4.1.1.
Năng lực tài chính quan trọng đối với nhà thầu không chỉ trong quá trình xét thầu mà cả quá trình triển khai gói thầu sau khi trúng thầu, năng lực tài chính tốt sẽ tạo niềm tin cho chủ đầu tư về khả năng huy động vốn cho các công tác thi công, cũng như khả năng đảm bảo thi công đúng tiến độ, chất lượng. Việc phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình thu thập và xử lý thông tin nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra quyết định về tài chính. Để đánh giá năng lực tài chính của Tổng công ty trước tiên ta cần phải phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty.
Bảng 2.3 : Cơ cấu tài sản của Tổng công ty từ năm 2009 – 2012
Đơn vị tính : VNĐ
STT Tài sản Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
A TÀI SẢN NGẮN HẠN 614.479.841.034 619.840.525.885 524.340.338.371 500.468.092.524 I Tiền 66.483.108.318 52.336.172.992 20.310.870.001 45.250.223.012
1 Tiền 66.483.108.318 47.186.172.992 17.040.870.001 35.922.208.012 2 Các khoản tươngđương tiền 0 5.150.000.000 3.270.000.000 9.328.015.000
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 668.000.000 5.305.419.835 2.000.000.000 0
1 Đầu tư ngắn hạn 668.000.000 5.305.419.835 2.000.000.000 0
III Các khoản phải thu 244.562.675.304 249.587.574.673 211.212.184.549 221.947.335.079
1 Phải thu của khách hàng 175.391.503.447 216.748.905.791 162.713.976.627 171.985.529.813 2 Trả trước cho người bán 50.954.733.222 36.114.819.206 38.445.887.209 31.987.473.570 3 Các khoản phải thu khác 22.879.208.234 14.532.969.468 22.951.050.112 25.064.704.024 4 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (4.662.769.599) (17.809.119.792) (12.898.729.399) (7.090.372.328)
IV Hàng tồn kho 205.892.175.186 221.245.096.642 205.365.220.342 158.112.257.057
1 Hàng tồn kho 205.892.175.186 221.245.096.642 205.365.220.342 158.112.257.057
V Tài sản ngắn hạn khác 96.873.882.226 91.366.261.743 85.452.063.479 75.158.277.376
1 Chi phí trả trước ngắn hạn 1.744.350.323 345.894.233 499.459.708 512.095.242 2 Thuế GTGT được khấu trừ 11.394.884.295 6.500.473.722 3.843.981.772 2.266.574.644 3 Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước 164.566.740 0 1.965.828 507.193.215 4 Tài sản ngắn hạn khác 83.570.080.868 84.519.893.788 81.106.656.171 71.872.414.275
B TÀI SẢN DÀI HẠN 71.535.197.643 55.957.921.917 60.142.748.048 57.641.154.824 I Các khoản phải thu dài hạn 0 900.000.000 900.000.000 0
STT Tài sản Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Phải thu dài hạn khác 0 900.000.000 900.000.000 0
II Tài sản cố định 20.994.544.022 19.476.716.274 19.551.446.960 16.481.661.212
1 Tài sản cố định hữu hình 19.275.801.058 17.804.078.142 16.615.975.440 7.735.547.631 - Nguyên giá 79.104.852.265 76.206.524.210 75.196.518.466 31.883.727.122 - Giá trị hao mòn lũy kế (59.829.051.207) (58.402.446.068) (58.580.543.026) (24.148.179.491) 2 Tài sản cố định vô hình 1.833.333 0 0 0
- Nguyên giá 11.000.000 11.000.000 0 0 - Giá trị hao mòn lũy kế (9.166.667) (11.000.000) 0 0 3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 1.716.909.631 1.672.638.132 2.935.471.520 8.746.113.581
III Bất động sản đầu tư 0 793.805.745 498.375.773 202.945.801
- Nguyên giá 0 7.385.749.300 7.385.749.300 7.385.749.300 - Giá trị hao mòn lũy kế 0 (6.591.943.555) (6.887.373.527) (7.182.803.499)
IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 46.782.300.000 31.349.565.000 31.470.700.000 34.959.100.000
1 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 26.872.000.000 26.872.000.000 27.090.000.000 19.797.000.000 2 Đầu tư dài hạn khác 19.910.300.000 4.477.565.000 4.380.700.000 15.162.100.000
V Tài sản dài hạn khác 3.758.353.621 3.437.834.898 7.722.225.315 5.997.447.811
1 Chi phí trả trước dài hạn 1.758.353.621 1.937.834.898 2.222.225.315 497.447.811 2 Tài sản dài hạn khác 2.000.000.000 1.500.000.000 5.500.000.000 5.500.000.000
VI Lợi thế thương mại 0 0 0 0
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 686.015.038.677 675.798.447.802 584.483.086.419 558.109.247.348
Bảng 2.4 : Cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty từ năm 2009 – 2012
Đơn vị tính : triệu đồng
STT Tài sản Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
A NỢ PHẢI TRẢ 571.422.786.761 556.198.096.321 467.442.904.985 440.871.694.434 I Nợ ngắn hạn 553.707.454.311 535.308.637.900 448.776.420.834 419.348.569.530
1 Vay và nợ ngắn hạn 203.692.811.769 120.847.029.153 101.741.171.607 69.349.612.437 2 Phải trả cho người bán 65.088.309.853 82.163.799.447 55.846.784.256 71.742.335.139 3 Người mua trả tiền trước 136.909.433.840 145.552.090.896 115.454.212.081 114.618.933.215 4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 21.112.840.166 16.254.398.958 11.602.108.058 16.320.105.708 5 Phải trả người lao động 4.523.669.767 3.039.186.409 2.559.193.211 1.949.945.546 6 Chi phí phải trả 29.477.291.467 28.526.075.045 39.126.249.112 19.189.278.124 7 Các khoản phải trả, phải nộp khác 88.198.862.227 132.929.797.596 115.474.764.510 121.136.557.884 8 Quỹ khen thưởng phúc lợi 4.704.235.222 5.996.260.396 6.971.937.999 5.041.801.477
II Nợ dài hạn 17.715.332.450 20.889.458.421 18.666.484.151 21.523.124.904
1 Phải trả dài hạn khác 1.723.414.219 2.211.855.193 2.667.193.398 200.000.000 2 Vay và nợ dài hạn 13.993.696.833 13.088.707.400 12.255.248.359 12.255.248.359 3 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 758.189.036 709.169.151 496.859.643 0 4 Doanh thu chưa thực hiện 1.240.032.362 4.879.726.677 3.247.182.751 9.067.876.545
B VỐN CHỦ SỞ HỮU 107.761.826.824 111.920.330.111 109.344.690.131 113.879.970.755
1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 56.183.417.831 56.183.417.831 99.554.481.135 99.554.481.135 2 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 221.066.700 707.051.792 710.648.206 0 3 Quỹ đầu tư phát triển 6.440.338.144 8.887.575.275 3.179.924.513 2.716.311.623 4 Quỹ dự phòng tài chính 2.438.692.425 3.192.476.460 3.881.646.010 3.515.622.112 5 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 34.174.978.908 34.174.978.908 0 0 6 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 7.178.853.218 7.650.350.247 1.962.699.334 8.093.555.885 7 Nguồn vốn đầu tư XDCB 1.124.479.598 1.124.479.598 55.290.933 0
C LỢI NHUẬN CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 6.830.425.092 7.680.021.370 7.675.491.303 3.357.582.159
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 686.015.038.677 675.798.447.802 584.463.086.419 558.109.247.348
Qua bảng trên ta thấy tổng giá trị tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty có giá trị tương đối lớn so với các công ty hoạt động kinh doanh trên cùng lĩnh vực, tuy nhiên những năm gần đây các giá trị này liên tục giảm và hầu hết giá trị của các loại tài sản cũng có xu hướng giảm dần, điều đó chứng tỏ quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng thu hẹp dần.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là các khoản tiền gửi ngân hàng tạm thời nhàn rỗi được chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn với mục tiêu thu lãi cao hơn so với mức lãi tiền gửi thanh toán. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trong hai năm 2009 và 2010 có chiều hướng tăng dần, tuy nhiên năm 2011 do có sự thay đổi trong cơ cấu nhân sự chủ chốt và cơ cấu lại bộ máy vận hành của Tổng công ty nên ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh làm giảm hiệu quả sản xuất, kéo theo lợi nhuận và doanh thu đạt được cũng giảm theo. Đến năm 2012 lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đã có chiều hướng tăng trở lại khi lợi nhuận đạt được cao hơn những năm trước đó.
Giá trị vốn chủ sở hữu của Tổng công ty tăng dần theo các năm, tuy nhiên đến năm 2011 lại giảm so với thời điểm trước đó ( năm 2010 đạt 111.920 triệu đồng và năm 2011 đạt 109.345 triệu đồng). Tại thời điểm năm 2011 giá trị vốn chủ sở hữu của Tổng công ty vẫn cao hơn nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu (99.554 triệu đồng ) là 9.790 triệu đồng. Điều đó cho thấy tại thời điểm này tuy có giá trị thấp hơn so với thời điểm năm 2010 nhưng Tổng công ty vẫn đang duy trì lợi nhuận. Tuy nhiên, giá trị lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ là không cao, bên cạnh đó vẫn còn nhiều khoản nợ phải thu tồn đọng kéo dài, khó có khả năng thu hồi. Do đó nguy cơ tiềm ẩn rủi ro trong công tác quản lý tài chính, nhiệm vụ bảo toàn vốn chủ sở hữu của Tổng công ty trong những năm tới được đánh giá ở mức cao.
Thông qua các chỉ tiêu tài chính giúp các nhà phân tích có thể tìm ra được xu hướng phát triển của doanh nghiệp, đồng thời cũng giúp cho chủ đầu tư kiểm tra được tình hình sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp tham dự đấu thầu. Chính vì
thế ta cần phân tích một số chỉ tiêu tài chính của Tổng công ty xây dựng nông nghiệpvà phát triển nông thôn.
Bảng 2.5 : Một số chỉ tiêu đánh giá tính hình tài chính và kết quả kinh doanh của Tổng công ty
STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
1.1 Bố trí cơ cấu tài sản (%)
- Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 10,43% 8,28% 10,29% 10,33%
- Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 89,57% 91,72% 89,71% 89,67%
- Tài sản cố định/Tổng tài sản 3,06% 2,88% 3,35% 2,95%
1.2 Bố trí cơ cấu nguồn vốn (%)
- Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 83,30% 82,30% 79,98% 78,99%
- Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 16,70% 17,70% 20,02% 21,01%
2 Khả năng thanh toán
2.1 Khả năng thanh toán hiện hành (lần) 1,20 1,22 1,25 1,27
2.2 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ( lần) 1,11 1,16 1,17 1,19
2.3 Khả năng thanh toán nhanh ( lần) 0,12 0,11 0,05 0,11
2.4 Tỷ lệ huy động vốn ( lần) 10,17 9,90 4,70 4,43
3 Tỷ suất sinh lời
3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (%)
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu
thuần 0,99% 1,05% 0,41% 1,17%
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
thuần 0,91% 0,92% 0,36% 1,05%
3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (%)
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản 1,35% 1,37% 0,46% 1,48%
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản 1,25% 1,19% 0,41% 1,32%
3.3 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ
sở hữu (%) 7,96% 7,21% 2,18% 6,48%
(Nguồn : Phòng tài chính kế toán – Tổng công ty)
Thông qua bảng trên, ta thấy chỉ tiêu Tài sản cố định/Tổng tài sản trong những năm gần đây dao động nhẹ trong khoảng 3%, điều này cho thấy giá trị Tài sản cố định được đầu tư chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng tài sản của đơn vị, đây là điều không hợp lý đối với một Tổng công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thi công xây dựng. Chỉ tiêu Nguồn vốn chủ đầu tư / Tổng nguồn vốn tăng dần qua các năm, cho thấy khả năng tự chủ của doanh nghiệp lớn dần. Chỉ tiêu Nợ phải trả/Tổng
nguồn vốn tuy có giảm dần qua các năm nhưng còn tương đối cao, tỷ lệ này càng thấp doanh nghiệp càng ít phụ thuộc vào bên ngoài, các khoản nợ càng đảm bảo thanh toán, vì vậy tỉ lệ này cần duy trì ở mức trung bình của ngành là hợp lý.
Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán : Khả năng thanh toán hiện hành tăng dần theo các năm cho ta thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp tăng dần,