Khi thu hồi đất để xây dựng khu kinh tế, cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế đã làm tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn xã hội, điều kiện phát triển con người cho người dân. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh, cụm công nghiệp được xây dựng tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên, cũng như đặc điểm chung của người nông dân Việt Nam, người dân ở đây thường gặp nhiều khó khăn trong việc thay đổi hình thức sinh kế của họ. Cơ hội tiếp cận vốn xã hội được mở ra nhưng ít người dân tận dụng cơ hội này để cải thiện điều kiện bản thân nhằm thay đổi sinh kế của mình. Khi bị thu hồi đất, 100% hộ gia đình được nhận hỗ trợ chuyển đổi nghề bằng tiền mặt nhưng rất ít người sử dụng nguồn vốn này cho việc học nghề. Theo kết quả điều tra, thì chỉ có 3,76% số hộ dân nhận tiền bồi thường, hỗ trợ đầu tư cho việc học nghề và cho con em đi học. Phần lớn số hộ đều sử dụng số tiền này để xây dựng nhà cửa, mua sắm tài sản, sự đầu tư này là nhu cầu thiết yếu nhưng về mặt xã hội sẽ dẫn đến không bền vững cho người dân.
Một ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đó là khi bị mất đất nông nghiệp, tính tương trợ, tình cảm nông thôn bị hạn chế. Trong cộng đồng người nông dân, người dân tương trợ nhau dưới hình thức như đổi công trong mùa vụ sản xuất. Hơn nữa, những hộ nông dân không đủ tư liệu sản xuất, nguồn vốn, lương thực thực phẩm nên có thể vay mượn của nhau. Khi không còn đất sản xuất nông nghiệp người dân ít có cơ hội để tiếp xúc, tương trợ nhau, do vậy, nhiều người dân băn khoăn là mất đất dẫn đến “tình làng nghĩa xóm” sẽ dần dần mất đi. Một thực trạng xảy ra làm không ít người lo lắng là khi thiếu đất sản xuất dẫn đến thời gian rảnh rỗi nhiều, lại có nhiều tiền mặt từ các khoản bồi thường, hỗ trợ và thu nhập từ làm công của lao động tự do sẽ là tiền đề cho các tệ nạn xã hội như bia rượu, cờ bạc, lô đề...gia tăng.
Ngoài ra, điều kiện sống thay đổi đã ảnh hưởng phần nào tới trẻ em ở nơi đây. Chúng có những điều kiện vật chất tốt hơn, không phải một buổi đi
học, một buổi chăn trâu, cắt cỏ như trước kia nữa, thay vào đó có rất nhiều trò chơi hấp dẫn chúng. Cha mẹ ở nông thôn theo thói quen chỉ cần lo đủ ăn, đủ mặc, đáp ứng được nhu cầu vật chất của trẻ mà phó mặc việc học tập của con cái cho nhà trường. Kết quả là nhiều em đã nghỉ học khi chưa hết phổ thông cơ sở. Bởi khi các đói, cái nghèo không còn đeo đẳng và khi gia đình có điều kiện thì chí tiến thủ của những đứa trẻ bị giảm sút đi rất nhiều. Như vậy, trong tương lai sẽ có thể hinh thành một lớp người có trình độ văn hóa hạn chế, sớm nhiễm tư tưởng thích hưởng thụ, không thích lao động.
Quá trình di dời dân lên khu tái định cư đã làm xáo trộn dân cư khi các hộ dân sẽ tiến hành bốc thăm lô đất và vị trí đất mà mình sẽ ở, điều này sẽ làm cho nhiều hộ trước đây chưa quen biết nhau thì giờ trở thành hàng xóm của nhau. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới thói quen, phong tục tập quán, lối sống của các hộ từ bao đời này. Họ phải bắt đầu thiết lập các mối quan hệ xã hội của gia đình mình, đơn giản là từ tình làng nghĩa xóm tới những quan hệ cộng đồng cao hơn như tổ chức chính quyền, đoàn thể xã hội.
Hình 4.8 Đánh giá của người dân về mức độ thay đổi văn hóa phong tục, nếp sống sau bàn giao đất
Mức độ tham gia các tổ chức đoàn thể xã hội của người dân là chỉ tiêu phản ánh khả năng ham học hỏi, tính năng động, tính nhạy bén với thời cuộc
của người dân. Số liệu bảng 4.8 cho ta thấy, so với trước khi bàn giao đất, mức độ tham gia các tổ chức đoàn thể của người dân đều tăng. Việc nắm bắt và tiếp cận với các tổ chức đoàn thể xã hội, địa phương giúp cho các hộ dân có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với các phương pháp thức chuyển đổi sinh kế. Tuy nhiên, điều này có giúp cải thiện sinh kế của người dân hay không còn phụ thuộc lớn vào vai trò và hiệu quả của các tổ chức xã hội địa phương.
Bảng 4.8 Kết quả điều tra xã hội về sự thay đổi mức độ tham gia của người dân trong hoạt động KT – XH
Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)
1.Sự thay đổi mức độ tham gia tổ chức đoàn thể XH 50 100,00
- Tăng lên 25 50,00
- Không đổi 7 14,00
- Giảm đi 18 36,00
2.Hộ biết về chương trình PTKTXH của địa phương 23 46,00 3.Số hộ nhận được sự trợ giúp của địa phương 22 44,00 4.Đánh giá của hộ về sự trợ giúp của địa phương 50 100,00
- Tăng lên 22 44,00
- Không đổi 23 46,00
- Giảm 5 10,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2015
Sự trợ giúp từ chính quyền địa phương trong việc ổn định sinh kế của người dân vẫn chiếm tỷ lệ thấp, chỉ là 44%. Hình thức trợ giúp của địa phương chủ yếu là hướng dẫn người dân đăng ký tìm việc không thu lệ phí, và thông qua một số dự án sẽ ưu tiên cho những con em có hộ khẩu ở địa phương được tham gia tuyển dụng trước. Nhưng hình thức trợ giúp này vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả, khi số lượng người đăng ký tìm việc khá đông thế nhưng số người có việc làm là không nhiều.