3.2.4.1 Hệ thống chỉ tiêu về nguồn lực tự nhiên
Vốn tự nhiên là các nguồn lực tự nhiên mà con người có thể sử dụng cho cuộc sống. Vốn tự nhiên rất đa dạng có thể vô hình hoặc hữu hình, hoặc dưới dạng hàng hóa công như khí hậu, sinh quyển làm nền tảng cho sản xuất. Tuy nhiên, trong đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng các chỉ tiêu về nguồn lực đất đai bởi sự thay đổi nguồn lực đất đai là mấu chốt của vấn đề nghiên cứu. Một số chỉ tiêu có thể được sử dụng:
- Tình hình sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ: diện tích đất NN bình quân/hộ; diện tích đất SXNN bình quân/khẩu.
3.2.4.2 Hệ thống chỉ tiêu về nguồn lực con người
Vốn con người thể hiện kỹ năng, sự hiểu biết, kiến thức, khả năng của lao động và tình trạng sức khỏe tốt giúp con người có khả năng thực hiện các chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được mục tiêu sinh kế của họ. Ở cấp độ hộ gia đình, tài sản con người bao gồm số lượng và chất lượng của lao động. Số lượng và chất lượng của lao động biến động theo quy mô hộ gia đình, kỹ năng, tình trạng sức khỏe thể chất- tinh thần, năng lực lãnh đạo... Một số chỉ tiêu quan trọng được sử dụng trong đề tài:
- Số lượng lao động: tổng số lao động, số lượng thành viên bình quân/
hộ, số lượng lao động bình quân/hộ...
- Chất lượng lao động: Các chỉ tiêu phản ánh trình độ học vấn, chuyên
môn của lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo...
- Cơ cấu và tình hình sử dụng lao động: Cơ cấu lao động theo độ tuồi,
giới tính; Sự phân bổ lao động vào từng lĩnh vực sản xuất (nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp); số lao động thiếu việc làm; BQLĐ/hộ phục vụ nông nghiệp; BQLĐ/hộ phục vụ phi nông nghiệp...
3.2.4.3 Nhóm chỉ tiêu về nguồn lực tài chính
Vốn tài chính là các nguồn tài chính mà hộ gia đình có thể tiếp cận và sử dụng để đạt được mục đích sinh kế của họ. Hai nguồn vốn tài chính chủ yếu của hộ gia đình là nguồn lực dự trữ và dòng tiền lưu động.
Đề tài xem xét quy mô và cơ cấu vốn tài chính của hộ trong đó đặc biệt quan tâm đến nguồn vốn hỗ trợ đền bù, di dân tái định cư ổn định đời sống mà các hộ dân nơi đây nhận được khi bàn giao mặt bằng cho các dự án của khu kinh tế. đây là nguồn lực tài chính lớn nhất và hết sức quan trọng trong sinh kế của người dân khi họ không còn đất sản xuất nông nghiệp. Cách thức sử dụng nguồn vốn này như thế nào quyết định đến sự thay đổi sinh kế của hộ.
Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và các tài sản vật chất cần thiết cho sinh kế. Cơ sở hạ tầng là hệ thống giao thông thuận tiện; nhà ở tốt và được đảm bảo; điều kiện vệ sinh môi trường và cung cấp nước sạch tốt; dễ dàng tiếp cận thông tin truyền thông bằng các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên trong đề tài chúng tôi chủ yếu sử dụng các chỉ tiêu cơ bản về nguồn lực vật chất là: Cơ sở hạ tầng công cộng và tài sản vật chất cá nhân.
- Các chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng công cộng: Hệ thống CSHT giao thông:
đường xá, cầu cống...; hệ thống CSHT xã hội: trụ sở các cơ quan chính quyền, trường học, trạm y tế, chợ..
- Các chỉ tiêu về tài sản các nhân: Phương tiện đi lại: ô tô, xe máy...; Đồ
dùng sinh hoạt tiện nghi: tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, bếp gas...; Thiết bị thông tin liên lạc, viễn thông: điện thoại di động, điện thoại cố định, ti vi, internet...
3.2.4.5 Nhóm chỉ tiêu về nguồn lực xã hội
Vốn xã hội chính là các quan hệ hay sự kết nối giữa cá nhân hay hộ gia đình và các tổ chức, các mạng lưới xã hội. Việc mất đất sản xuất nông nghiệp và nhất là phải di dời tái định cư làm xáo trộn và thay đổi phần lớn về nguồn lực xã hội mà các hộ dân được thụ hưởng. Theo đó, một số phân tích được làm rõ trong đề tài như:
- Tỷ lệ hộ dân tham gia vào các tổ chức đoàn thể địa phương.
- Mức độ tham gia của hộ dân vào các tổ chức xã hội, đoàn thể địa phương. - Sự thay đổi về phong tục tập quán, nếp sống của hộ dưới tác động của các
yếu tố khác nhau.
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tình hình chung của các chủ hộ
Cũng như đặc trưng của người nông dân Việt Nam qua bao đời nay, người nông dân ở Hải Yến cần cù chịu khó nhưng lại hạn chế về trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn. Chính những đối tượng này sẽ gặp khó khăn về sinh kế trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Trong tổng số 50 hộ điều tra, tuổi đời bình quân của chủ hộ khá cao 47,26 tuổi; đa số chủ hộ là nam giới chiếm 84%.
Bảng 4.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra sau khi bàn giao đất
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
1. Số hộ điều tra Hộ 50
2. Giới tính chủ hộ
- Nam % 16
- Nữ % 84
3. Tuổi bình quân Tuổi 47,26
4. Trình độ học vấn
- Cấp 1 % 16
- Cấp 2 % 52
- Cấp 3 % 32
5. Bình quân nhân khẩu Người/hộ 4,2
6. Lao động
- Lao động/hộ LĐ/hộ 2,6
- Lao động NN/hộ LĐNN/hộ 0,72
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ 2014
Theo số liệu điều tra nông hộ sau khi thu hồi đất, bình quân nhân khẩu của hộ gia đình là 4,2 người/hộ, bình quân lao động/ hộ gia đình là 2,6 lao động, trong đó lao động nông nghiệp bình quân là 0,72 lao động/hộ. Sau thu hồi đất nông nghiệp, bình quân lao động nông nghiệp chiếm tới 27,69% số lao động của các nhóm hộ. Có tới 68% chủ hộ chưa tốt nghiệp trung học phổ thông, và hầu hết các chủ hộ được điều tra không có trình độ chuyên môn.
Việc 100% diện tích đất của các hộ đều bị thu hồi phục vụ xây dựng khu
kinh tế Nghi Sơn, các hộ này chỉ còn 150m2 đất ở tái định cư, đồng nghĩa với
việc phần lớn số lao động của hộ phải rời lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, do các hộ dân mới chuyển lên khu tái định cư, chưa thể tìm được ngành nghề mới phù hợp nên vẫn còn một số lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, số lao động nông nghiệp bình quân chiếm tới 0,72 lao động nông nghiệp/hộ.
Như vậy có thể thấy rằng, đa số chủ hộ có đất nông nghiệp bị thu hồi đều lớn tuổi, trình độ văn hóa thấp. Lao động lớn tuổi chiếm đa số và ít người được học hành nhưng đối tượng này lại là những người gánh vác trách nhiệm quan trọng trong việc đảm bảo sinh kế của hộ, là những lao động chính tạo thu nhập cho hộ
Hình 4.1 Cơ cấu tình trạng kinh tế của các hộ được điều tra
Hình 4.1 cho thấy, trong tổng số 50 hộ được điều tra phần lớn các hộ thuộc diện có kinh tế trung bình do địa phương đánh giá, chiếm tới 74%; trong khi đó, hộ nghèo chỉ chiếm 6%. Việc phần lớn các hộ thuộc kinh tế trung bình đã phản ánh tương đối chính xác thực trạng kinh tế nông hộ ở Hải Yến.
4.2 Sự thay đổi các nguồn lực sinh kế của hộ
Đối với người nông dân thì đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, khi mất đất đồng nghĩa với việc họ mất đi công cụ, phương tiện để đảm bảo đời sống và sinh kế trong tương lai. Đồng thời nhiều bối cảnh của người nông dân cũng có những sự thay đổi, từ việc nhận được tiền bồi thường, hỗ trợ lớn kéo theo sự dịch chuyển và thay đổi các nguồn vốn sinh kế khác; người dân phải lựa chọn hoạt động nào để đảm bảo ổn định sinh kế. Những lý luận về khung sinh kế và sự thay đổi sinh kế đã chỉ ra rằng, chính sự thay đổi của những nguồn lực (tài sản) mà người dân nắm giữ là bắt nguồn cho sự thay đổi của cách thức và kết quả mưu sinh của họ. Những phân tích sau đây sẽ làm rõ những thay đổi nguồn vốn tạo sinh kế của người dân xã Hải Yến sau khi bàn giao đất xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn.
4.2.1 Thay đổi nguồn vốn tự nhiên
Kết quả điều tra cho thấy 100% diện tích đất của các hộ điều tra đều bị thu hồi, phục vụ cho xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn. Và tất cả các hộ này đều được tổ chức tái định cư đến nơi ở mới. Đối với những hộ này, nguồn lực đất đai duy nhất còn lại của họ là 150m2 đất ở khu tái định cư.
Kết quả điều tra được thể hiện trong bảng 4.2 cho thấy, diện tích đất đai của các hộ giảm đáng kể sau khi bàn giao đất xây dựng khu kinh tế, không nói quá khi nói đây thực sự là một “cú sốc” lớn về nguồn lực tự nhiên của các hộ gia đình ở Hải Yến.
Bảng 4.2 Sự thay đổi diện tích đất bình quân của các hộ
Chỉ tiêu
Trước thu hồi đất (2009)
Sau thu hồi đất (2014) So sánh 2014/2009 Diện tích (m2) Tỷ lệ (%) Diện tích (m2) Tỷ lệ (%) (+/-) (%) Tổng diện tích 1989,2 100,00 150,0 100 -1839,2 7,55 Đất thổ cư 418,5 21,04 150,0 100 -268,5 35,84 - Nhà ở 163,9 8,24 150,0 100 -13,9 91,51 - Vườn 254,6 12,79 0 0 -254,6 0 Đất sản xuất NN 1570,7 78,96 0 0 -1570,7 0 - 1 vụ 350,7 17,63 0 0 -350,7 0 - 2 vụ 990,0 49,77 0 0 -990,0 0 - 3 vụ 230,0 11,56 0 0 -230,0 0
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2015
So với thời điểm trước khi bàn giao đất (2009), tổng diện tích bình quân
của các hộ giảm 1839,2m2 (giảm 92,45%) trong đó: diện tích đất nông nghiệp
bị thu hồi hoàn toàn 100%, còn diện tích đất ở của các hộ giảm 64,16% do
mỗi hộ hiện tại chỉ còn lại 150m2 đất ở khu tái định cư. Như vậy có thể thấy,
nguồn lực đất đai của các hộ dân Hải Yến đã suy giảm một cách nhanh chóng. Sự thay đổi quá nhanh của nguồn lực quan trọng là đất đai sẽ bắt nguồn cho một chuỗi sự thay đổi khác trong sinh kế của các hộ dân ở đây.
Hình 4.2 Bình quân tổng diện tích đất/nhân khẩu trước và sau khi thu hồi đất
Bình quân diện tích đất nông nghiệp, đất ở sau khi thu hồi của các hộ giảm, dẫn đến bình quân tổng diện tích đất trên nhân khẩu cũng giảm theo
nhanh chóng. Trước khi thu hồi đất, mỗi nhân khẩu có trong tay 473,62m2
đất. Sau thu hồi đất, con số này chỉ còn lại là 35,71m2. Sự suy giảm một cách
nhanh chóng của nguồn lực đất đai do quá trình thu hồi đất, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp được coi như một bối cảnh dễ bị tổn thương đối với người dân xã Hải Yến, một vùng quê bao đời nay sống bằng nghề nông. Việc thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa không còn quá đặc biệt ở một nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, sẽ rất đặc biệt nếu như sự thay đổi này diễn ra quá nhanh chóng và sâu sắc như trường hợp xảy ra với một xã như Hải Yến. Từ một xã thuần nông, bao đời gắn cuộc sống của mình với sản xuất nông nghiệp bỗng dưng hộ mất toàn bộ đất sản xuất nông nghiệp - nguồn lực mà trước giờ là quan trọng, là không thể thay thế và là tất cả đối với họ. Sự thay đổi về nguồn lực đất đai là nguồn căn cho hàng loạt sự thay đổi khác trong sinh kế của những hộ dân ở đây. Thực tế, 100% người dân xã Hải Yến nhận được đền bù và hỗ trợ bằng tiền mặt, sau đó họ được mua đất ở khu tái định cư mới bằng cơ chế ngang giá thu hồi của nhà nước. Cùng với bồi thường thiệt hại, việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cũng được trả bằng tiền.
Bảng 4.3 Tình hình bồi thường sau thu hồi đất của xã Hải Yến đến năm 2014
Chỉ tiêu Số lượng Giá trị (VNĐ)
Đền bù đất 6.588.600m2 372.124.128.000
Hỗ trợ chuyển đổi nghề 3829 lao động 348.597.384.000
Hỗ trợ ổn định đời sống 5341 nhân khẩu 44.864.400.000
Tổng 765.585.912.000
Bình quân 1 hộ 617.906.305
Tổng tất cả tiền đền bù đất, hỗ trợ chuyển đổi nghề và hỗ trợ ổn định đời sống bình quân mỗi hộ nhận được 617.906.305 đồng. Mà việc tái lập cuộc sống của các hộ sau khi bị thu hồi đất chủ yếu dựa vào số tiền này, với số tiền này nhiều gia đình có thể đầu tư để tăng thu nhập. Số tiền này tuy nhận liền một lúc với người dân là không hề nhỏ nhưng liệu nó có đủ để đảm bảo ổn định cuộc sống cho họ - những người không còn đất để sản xuất nông nghiệp?
Như vậy, nguồn vốn tự nhiên là đất đai được chuyển thành nguồn vốn tài chính. Trước đây, đất đai là phương tiện tạo sinh kế quan trọng của hộ nông dân bây giờ chuyển thành một khoản tiền. Để đảm bảo sinh kế lâu dài, nguồn vốn này phải được hộ dân sử dụng vào mục đích đầu tư sản xuất tạo nguồn thu nhập hoặc học nghề để chuyển đổi nghề nghiêp (vốn con người). Còn nếu sử dụng số tiền này vào mục đích xây dựng nhà cửa, mua sắm tài sản (vốn vật chất) và mục đích sử dụng khác thì người dân về lâu dài sẽ khó khăn. Khi sinh kế khó khăn họ sẽ bị hạn chế trong việc học hành, chăm sóc sức khỏe, tiếp cận sinh kế...
4.2.2 Sự thay đổi nguồn vốn con người
Con người là loại vốn quan trọng nhất trong các nguồn lực sinh kế của một hộ gia đình, cộng đồng. Việc xác định được tình hình lao động, quy mô nhân khẩu và trình độ lao động của các hộ điều tra sẽ nói lên nguồn nhân lực của hộ.
Bảng 4.4 Sự thay đổi về quy mô nhân khẩu của hộ năm 2009 – 2015
Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm So sánh 2015/2009
(+/-) (%)
Nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,31 4,2 -0,11 -2,55
Lao động/hộ LĐ/hộ 3,09 2,6 -0,49 -15,86
Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2015
Một sự thay đổi đáng chú ý về nguồn vốn con người của các hộ dân được điều tra trước và sau khi bàn giao đất sản xuất nông nghiệp đó là việc quy mô nhân khẩu và lao động trên mỗi hộ giảm xuống hay nói cách khác quy mô nông hộ bị thu nhỏ sau khi bàn giao đất. Số liệu điều tra cho thấy, trước khi thu hồi đất mỗi hộ dân xã Hải Yến có 4,31 nhân khẩu với 3,09 lao động, tuy nhiên sau khi bàn giao đất mỗi hộ chỉ còn 4,2 nhân khẩu với 2,6 lao động. Sự suy giảm được giải thích là do sau khi thu hồi đất và nhận được tiền đền bù hỗ trợ, đã tạo điều kiện để các chủ hộ tách nhỏ quy mô nhân khẩu và lao động của hộ mình bằng cách cho con cái đến tuổi trưởng thành ra ở riêng. Trước đây, khi còn làm nông nghiệp, việc quy mô nhân khẩu lớn sẽ giúp cho hộ gia đình chủ động được nguồn lao động của mình đặc biệt là thời gian mùa vụ. Chính vì vậy thời điểm đó ở Hải Yến, việc hộ gia đình có 3 thế hệ cùng chung sống và làm việc là điều thường thấy. Tuy nhiên, sau khi bàn giao đất nông nghiệp và cả đất ở, nhu cầu công việc đồng áng không còn, cộng với việc có khoản tiền đền bù đất lớn trong tay, các chủ hộ bắt đầu tính chuyện cho con cái ra ở riêng. Điều này đã khiến cho quy mô nông hộ bị tách nhỏ,