0
Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Kinh nghiệm của Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI SINH KẾ CỦA CÁC HỘ DÂN XÃ HẢI YẾN SAU KHI BÀN GIAO ĐẤT XÂY DỰNG KHU KINH TẾ NGHI SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 46 -46 )

Thành công của Đà Nẵng về giải tỏa, đền bù, tái định cư

Quá trình đô thị hóa tại thành phố Đà Nẵng đã và đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, dân cư thành phố sẽ phát triển vươn ra các KCN, thương mại, du lịch mới, đồng thời một số khu vực nông thôn cũng sẽ được đô thị hóa, theo quy hoạch phát triển không gian đô thị theo hướng “mở rộng bờ sông, kéo dài bờ biển”, dự báo đất đô thị tăng thêm 1.041,75 ha, đến năm 2020 đất đô thị khoảng 25.393,81 ha. Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được thành phố Đà Nẵng triển khai và đạt kết quả tốt, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân. Điểm nổi bật của Đà Nẵng có thể khái quát trong 3 cơ chế: “ Thu hồi theo quy hoạch”; “Góp đất và điều chỉnh lại đất đai”; “Đối thoại – Đồng thuận”. Với việc áp dụng linh hoạt sáng tạo các cơ chế này, Đà Nẵng đã thực hiện tốt công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư với sự đồng thuận cao của người dân thành phố.

Có nhiều nguyên nhân tạo nên thành công của công tác thu hồi đất, bồi thường, tái định cư ở Đà Nẵng, trong đó có thể kể đến: Đà Nẵng có vị trí

thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai các dự án. Các nhà đầu tư lớn đều sẵn sàng ứng trước vốn để chính quyền địa phương triển khai công tác thu hồi đất quy hoạch dễ dàng. Bên cạnh đó, chính quyền TP đã đưa ra một loạt các chủ trương chính sách hợp lý trên cơ sở vận dụng một cách sáng tạo các chính sách chung của Đảng và Nhà nước. Cụ thể:

Đối với cơ chế “Nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch” mức giá đền bù và tái định cư đối với tất cả các dự án được áp dụng theo biểu giá chung và thống nhất do TP duyệt. Điều này đã giúp tạo sự công bằng trong xã hội và hạn chế các biến động về giá đất một cách bất thường. Công tác quy hoạch, kiểm đếm, đền bù, áp giá, chi trả, bố trí tái định cư và giải phóng mặt bằng đều do các Hội đồng giải phóng mặt bằng của TP thực hiện. Nhà đầu tư không tham gia vào quá trình này, tránh được những khó khăn nảy sinh từ giá đền bù khác nhau trên cùng một khu vực và cùng thời điểm do “năng lực khác nhau của các nhà đầu tư tạo ra thỏa thuận khác biệt với người dân”. Từ đó, dẫn tới đất giao cho nhà đầu tư là quỹ đất sạch sau khi đã giải phóng mặt bằng. Thực hiện bồi thường bằng đất cho các hộ tái định cư có quy định cụ thể về giá trị quy đổi. TP ban hành tiêu chuẩn quy đổi theo tỷ lệ đất thu hồi và tái định cư (không áp dụng theo giá thị trường) phù hợp với quy định và tham khảo nguyện vọng của nhân dân. Điều này đảm bảo cho người dân trong diện di dời luôn có đất tái định cư, ổn định cuộc sống.

Đối với cơ chế “Góp đất và điều chỉnh lại đất đai”. Cơ chế này áp dụng trong việc chỉnh trang đô thị và cải tạo nâng cao hệ thống giao thông đô thị. Các hộ bị thu hồi đất một phần, phần diện tích đất còn lại vẫn đủ điều kiện xây nhà theo quy định thì sẽ chỉ được đền bù giá trị tài sản trên đất, không được bồi thường về giá trị đất thu hồi. Nhưng giá trị phần đất còn lại được tăng lên rất nhiều vì các hộ được “ra mặt đường”. Với một số tuyến đường chính ở nội đô, thu hồi đất dọc theo 2 bên đường tạo ra quỹ đất lớn thu hút nhà đầu tư, tạo sự công bằng trong việc sử dụng mặt tiền lộ giới. Thu hồi đất

dọc 2 bên đường giúp chính quyền có điều kiện chỉnh trang TP, hạn chế bất công khi những hộ gia đình ở phía sau mặt tiền, khi quy hoạch được ra mặt tiền một cách tự nhiên.

Đối với cơ chế “Đối thoại” và “Đồng thuận”. Đà Nẵng luôn thực hiện tốt việc công khai, minh bạch các thông tin về quy hoạch các dự án, đồng thời tổ chức tốt công tác đối thoại giữa chính quyền và người dân về công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư. Trong các cuộc đối thoại luôn có mặt trực tiếp lãnh đạo cao nhất của địa phương. Nhiều cuộc đối thoại do đích thân lãnh đạo cao nhất của TP chủ trì. Với việc thường xuyên tổ chức các hoạt động đối thoại này, người dân được giải quyết trực tiếp những băn khoăn bức xúc, từ đó giảm được các điều kiện không cần thiết. Tất cả các dự án có thu hồi, bồi thường, TĐC đều được UBND TP giao trách nhiệm cho các cấp chính quyền lấy ý kiến nhân dân thông qua các cuộc họp toàn thể các hộ trong diện giải tỏa. Khi có trên 80% nhân dân đồng tình ủng hộ (đồng thuận) mới triển khai thực hiện. 20% số hộ còn lại sẽ được tiếp tục vận động, tuyên truyền và đối thoại trực tiếp với lãnh đạo cao nhất...

Kinh nghiệm tạo việc làm cho người lao động bị mất đất ở tỉnh Hải Dương

Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trọng điểm kinh

tế phía Bắc, với diện tích là 1.661 km2 , trong đó đất nông nghiệp chiếm

63,15%; đất lâm nghiệp chiếm 5,48%. Hải Dương là tỉnh có những thay đổi lớn về kinh tế - xã hội do tác động của việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cũng như chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp. Hải Dương là tỉnh có phần lớn dân số trong độ tuổi lao động sống ở nông thôn (82,5%). Cơ cấu lao động còn hết sức lạc hậu, chủ yếu vẫn là lao động nông nghiệp (67,81%), chủ yếu là lao động giản đơn, chưa qua đào tạo, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật còn thấp.

Trên địa bàn Hải Dương tập trung nhiều khu công nghiệp: Đại An, Cẩm Thượng, Việt Hòa... các KCN này đã góp phần lớn vào phát triển kinh tế của tỉnh. Song cũng đặt tỉnh trước những thách thức lớn về việc làm do quá trình hình thành các khu công nghiệp đã dẫn đến việc thu hồi đất của nông dân. Từ năm 2000 đến 2007, Hải Dương đã có hàng ngàn ha đất nông nghiệp bị thu hồi. Chỉ tính riêng TP Hải Dương đã thu hồi 1.120 ha đất nông nghiệp, đến năm 2010 đất nông nghiệp của tỉnh chỉ còn khoảng 200 ha. Việc thu hồi đất nhằm thực hiện CNH, đô thị hóa đã liên quan đến việc làm của nhiều lao động. Để giải quyết vấn đề trên, tỉnh Hải Dương đã đặt ra mục tiêu trong giai đoạn 2006 – 2010 là: mỗi năm phải tạo việc làm mới cho từ 3 đến 3,4 vạn lao động. Trong 5 năm sẽ tạo việc làm cho trên 160.000 người. Dự kiến đến năm 2010 có từ 35-40% lao động được qua đào tạo. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị năm 2010 giảm xuống còn 3%, tỷ lệ thời gian lao động ở nông thôn tăng lên là 85%. Thực hiện mục tiêu trên, Hải Dương đã đưa ra một số biện pháp cơ bản:

Tạo việc làm qua giáo dục - đào tạo, đặc biệt là hệ thống đào tạo nghề

và hướng nghiệp cho lao động nông thôn trong đó chú trọng đến các lớp dạy nghể ngắn hạn để trang bị tay nghề cho người lao động, thông qua đó họ có thể tìm cho mình một công việc phù hợp cũng như tự tạo việc làm cho chính bản thân. Tỉnh khuyến khích các nhà đầu tư vào tỉnh sẽ được cung cấp lao động qua đào tạo, trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu riêng sẽ được cấp kinh phí hỗ trợ đào tạo từ ngân sách của tỉnh.

Tạo việc làm thông qua chương trình phát triển kinh tế - xã hội trước hết là chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển các làng nghề truyền thống để thu hút lao động: trồng vải, bánh đậu xanh, bánh gai và nhiều đặc sản khác của địa phương, nhờ vậy người lao động có thêm công việc trong lúc nông nhàn tạo thêm thu nhập.

Tạo việc làm thông qua nguồn vốn vay quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm. Nguồn vốn vay này được tập trung chủ yếu cho phát triển dịch vụ nông nghiệp, hình thành sản xuất tư nhân, doanh nghiệp tư nhân và phục vụ cho phát triển công nghiệp truyền thống để tạo việc làm cho người lao động nông thôn.

Tạo việc làm thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động ra các thị

trường, trong đó chú trọng đến lao động ở khu vực nông thôn, khu vực bị tác động của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa trên cơ sở trang bị cho họ một trình độ nhất định về tay nghề, chuyên môn kỹ thuật.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI SINH KẾ CỦA CÁC HỘ DÂN XÃ HẢI YẾN SAU KHI BÀN GIAO ĐẤT XÂY DỰNG KHU KINH TẾ NGHI SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 46 -46 )

×