0
Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Sự thay đổi sinh kế

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI SINH KẾ CỦA CÁC HỘ DÂN XÃ HẢI YẾN SAU KHI BÀN GIAO ĐẤT XÂY DỰNG KHU KINH TẾ NGHI SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 37 -37 )

Sau khi thu hồi đất nông nghiệp, sự thay đổi sinh kế của các hộ nông dân biểu hiện ngày càng rõ rệt. Nhiều mô hình ngày càng đa dạng thay vì trước đây sinh kế nông nghiệp là chủ yếu, còn hiện nay hộ có thêm những nguồn sinh kế mới như: cho thuê nhà, làm công nhân, buôn bán và nhiều dịch vụ khác nữa. Sự thay đổi sinh kế là sự thay đổi về các mặt bao gồm tài sản (tự nhiên, vật chất, con người, tài chính, xã hội) theo những chiều hướng khác nhau. Những hộ nông dân có chiến lược sinh kế tốt sẽ mang lại những thay đổi theo hướng tích cực và ngược lại thì sẽ có những thay đổi sinh kế theo chiều hướng tiêu cực. Dù các nguồn sinh kế có thay đổi, đa dạng hơn

nhưng mục tiêu hàng đầu của các hộ nông dân vẫn là bảo đảm được sinh kế bền vững ở hiện tại và tương lai. Để làm được điều đó cần:

Bảo đảm các nguồn vốn cho các hộ gia đình để tạo ra thu nhập: Bảo đảm nguồn lực là bảo đảm sự đầy đủ và sẵn sàng sử dụng của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất: Đánh giá hiện trạng các nguồn lực sinh kế của hộ gia đình. Việc đánh giá sẽ giúp cho người nghiên cứu hiểu được hiện trạng các loại nguồn vốn của hộ gia đình và nâng cao được nhận thức về các loại nguồn vốn và kỹ năng đánh giá các loại nguồn vốn trong sinh kế; Đánh giá vai trò của các nguồn vốn trong từng loại sinh kế khác nhau đã được xác định. Hoạt động này nhằm giúp xác định mức độ quan trọng của các loại nguồn vốn đối với cuộc sống hiện tại của hộ, đồng thời xác định những nguồn vốn nào cần ưu tiên phát triển để đảm bảo cho sinh kế tương lai; Đánh giá sự kết hợp các loại nguồn vốn hiện tại của hộ gia đình. Hoạt động này nhằm mục đích chỉ ra đặc điểm phối kết hợp các nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình trong các hoạt động sống, đặc biệt là trong giải quyết những biến động về kinh tế, xã hội, và đối phó với thiên tai và những tác động bất lợi từ môi trường kinh tế.

Bảo đảm sản xuất, ổn định việc làm cho các hộ dân: Là việc bảo đảm quá trình tạo ra hàng hóa và dịch vụ có thể trao đổi trên thị trường được diễn ra một cách đều đặn, liên tục nhằm đem lại cho người sản xuất càng nhiều lợi nhuận càng tốt: Phân loại các nhóm hộ gia đình theo các đặc trưng sinh kế khác nhau. Mục đích là giúp người nghiên cứu có cái nhìn đúng đắn hơn về các kiểu mẫu sinh kế đang tồn tại trong cộng đồng nhằm phân tích, đánh giá để rút ra các kết luận trên các mặt ưu điểm, hạn chế của các loại mô hình sinh kế; Đánh giá tác động của các nhân tố gây sốc đối với hoạt động sinh kế. Mục đích của hoạt động này là làm rõ tác động của những rủi ro, sốc và sự bấp bênh mà hộ gia đình thường gặp phải trong quá khứ, đồng thời xác định chiều hướng của những yếu tố này trong tương lai; Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của hộ gia đình. Đây là bước công việc quan

trọng nhằm cung cấp những thông tin cần thiết về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro của hộ gia đình giúp hộ lập chiến lược phát triển sinh kế cho gia đình; Hỗ trợ gia đình lập kế hoạch phát triển sinh kế. Căn cứ vào bảng phân tích cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu và các phương án phối hợp có thể có đã được xây dựng, người nghiên cứu sẽ cùng với hộ gia đình lập nên chiến lược phát triển sinh kế phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi gia đình; Triển khai hệ thống các chính sách hỗ trợ người dân nâng cao tính bền vững của sinh kế: Hỗ trợ hộ gia đình tiếp cận các nguồn lực sinh kế; xây dựng lòng tin cho các hộ gia đình Tái định cư, đặc biệt là hộ gia đình nghèo; tăng cường hoạt động tư vấn nhằm giúp giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển khai chiến lược sinh kế; hỗ trợ hộ gia đình đánh giá việc thực hiện kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch; Bảo đảm điều kiện sống và an sinh xã hội của người dân: Là bảo đảm cho sự thuận tiện của các yếu tố tác động đến cuộc sống hằng ngày của người dân như nhà ở, phương tiện sinh hoạt, điều kiện vệ sinh, nước sạch, vệ sinh môi trường, nguồn điện, cơ sở hạ tầng kỹ thuật... qua đó giúp người dân bảo đảm được sức khỏe và cảm nhận được sự thoải mái trong cuộc sống cả về phương diện vật chất và giá trị tinh thần.

Mối quan hệ ảnh hưởng của khu kinh tế với thay đổi sinh kế:

Ảnh hưởng tích cực: KKT hình thành sẽ tạo ra sự phân công lao động theo hướng chuyển đổi lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các hộ theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, công nghiệp. Đối với sản xuất nông nghiệp nói riêng, việc chuyển dịch tỷ trọng cơ cấu kinh tế đã góp phần làm thay đổi về cơ cấu diện tích gieo trồng và cơ cấu giá trị sản xuất. Các loại cây trồng có giá trị kinh tế thấp, sử dụng nhiều lao động đang có xu hướng giảm dần diện tích. Các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và cần ít lao động hơn đang được tăng dần diện tích. Bên cạnh đó, với việc thu hút được nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế, KKT

đã tạo ra một kênh thu hút lao động rất có tiềm năng và hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc giải quyết cho lao động tại chỗ, đặc biệt là những lao động của các hộ gia đình bị thu hồi đất. Những năm gần đây, lực lượng lao động trong các khu kinh tế gia tăng mạnh mẽ gắn liền với sự gia tăng của các khu kinh tế thành lập mới và mở rộng. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn ít, thiếu đồng bộ, dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực thấp, đang là rào cản cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, văn minh và bền vững.

Ảnh hưởng tiêu cực: Quá trình phát triển nhanh các KKT đã làm diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, nhu cầu về sử dụng đất chuyên dùng xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và đất đô thị tăng lên rất nhanh. Điều này đã dẫn đến tình trạng “nuốt chửng” những diện tích đất nông nghiệp vốn rất cần thiết trong việc: sản xuất lương thực, thực phẩm, tạo không gian xanh cho môi trường sống. Việc thu hồi đất đã khiến cho người dân mất đất canh tác gặp khó khăn trong việc chuyển đổi nghề, không có việc làm, thu nhập bấp bênh. Người nông dân bị thu hồi đất cho KKT rơi vào tình trạng tư liệu sản xuất bị mất hoặc giảm đi, trong lúc chưa kịp chuẩn bị các điều kiện để chuyển đổi nghề nghiệp. Phần đông nông dân có tiền đền bù cũng khó tìm phương án nào cho hiệu quả để sử dụng cho sản xuất kinh doanh làm cho nó sinh sôi, nảy nở. Bên cạnh đó, mặc dù lượng lao động được tuyển dụng trong các KKT là khá lớn nhưng phần lớn lao động vừa thoát ra khỏi ruộng đồng hoặc các trường phổ thông chưa qua đào tạo ngành nghề cơ bản. Tình trạng thiếu việc làm do chưa tìm được công việc phù hợp với trình độ người lao động, hoặc không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng đang là khó khăn đối với việc đảm bảo sinh kế của các hộ dân.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI SINH KẾ CỦA CÁC HỘ DÂN XÃ HẢI YẾN SAU KHI BÀN GIAO ĐẤT XÂY DỰNG KHU KINH TẾ NGHI SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 37 -37 )

×