0
Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Quan điểm về sinh kế và khung sinh kế bền vững

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI SINH KẾ CỦA CÁC HỘ DÂN XÃ HẢI YẾN SAU KHI BÀN GIAO ĐẤT XÂY DỰNG KHU KINH TẾ NGHI SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 26 -26 )

2.2.1.1 Sinh kế và một số khái niệm liên quan

Phương pháp tiếp cận sinh kế là một trong các phương pháp tiếp cận mới trong phát triển nông thôn nhằm không chỉ nâng cao mọi mặt đời sống hộ gia đình mà còn phát triển nông nghiệp, nông thôn theo xu hướng bền vững và hiệu quả. Người đi đầu về nội dung sinh kế đó là Robert Chambers trong tác phẩm của ông vào những năm 1980 (sau đó được phát triển và hoàn thiện hơn nữa bởi Chamber, Conway và những người khác vào đầu những năm 1990). Phương pháp tiếp cận sinh kế đã được phát triển và hoàn thiện ở các nước phát triển trên thế giới, dựa trên khuôn khổ cam kết hỗ trợ của Bộ phát triển quốc tế Anh (DFDI) về “Những chính sách và hành động xúc tiến các loại hình sinh kế bền vững”. Đây là một trong ba mục tiêu mà DFDI đã đặt ra trong Sách Trắng năm 1997 nhằm đạt được những mục đích chung về xóa đói giảm nghèo.

Theo khái niệm của DFDI đưa ra thì “ Một sinh kế có thể được miêu tả

như là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ”. Các nguồn lực mà con người có được bao gồm: (1) Vốn con người; (2) Vốn vật chất; (3) Vốn tự nhiên; (4) Vốn tài chính; (5) Vốn xã hội.

Phương pháp tiếp cận sinh kế có mục đích giúp người dân đạt được thành quả lâu dài trong sinh kế mà những kết quả đó được đo bằng các chỉ số

do bản thân họ tự xác lập và vì thế họ sẽ không bị đặt ra bên ngoài. Điều đó thể hiện tính chất lấy người dân làm trung tâm. Phương pháp này thừa nhận người dân có những quyền nhất định, cũng như trách nhiệm giữa họ với nhau và xã hội nói chung. Phương pháp tiếp cận sinh kế được sử dụng để xác định, thiết kế và đánh giá các chương trình, dự án mới, sử dụng cho đánh giá lại các hoạt động hiện có, sử dụng để cung cấp thông tin cho hoạt động hoạch định chiến lược và sử dụng cho nghiên cứu.

2.2.1.2 Sinh kế bền vững

Yếu tố được xem là bền vững khi mà nó có thể tiếp tục diễn ra trong tương lai, đối phó và phục hồi được sau các áp lực và sốc mà không làm hủy hoại các nguồn lực tạo nên sự tồn tại của yếu tố này. Các nguồn lực này có thể thuộc nguồn tự nhiên, xã hội, kinh tế hay thể chế. Điều này giải thích tại sao tính bền vững thường được phân tích theo 4 khía cạnh: bền vững về kinh tế, về môi trường, về thể chế và xã hội. Bền vững không có nghĩa là sẽ không có gì thay đổi, mà là có khả năng thích nghi theo thời gian. Tính bền vững là một trong các nguyên tắc cơ bản của phương pháp sinh kế bền vững.

Năm 1992, Chambers và Gordon đưa ra khái niệm về sinh kế bền vững

ở cấp hộ gia đình “Một sinh kế bền vững có thể đối phó với những rủi ro và

những cú sốc, duy trì và tăng cường khả năng tài sản; đồng thời cung cấp các cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ sau góp phần tạo ra lợi ích cho cộng đồng địa phương và toàn cầu cả trong ngắn hạn, dài hạn. Sinh kế bền vững cung cấp một phương pháp tiếp cận thích hợp chặt chẽ hơn với vấn đề nghèo đói

Theo đó, các nhân tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo sinh kế bền vững người dân gồm:

Khả năng nhận thức và kiểm soát sự thay đổi của môi trường sinh kế: Môi trường sinh kế có vai trò quan trọng vì nó tác động trực tiếp lên tài sản và những

lựa chọn của người dân trong việc mưu cầu về lợi ích đầu ra của sinh kế. Chính vì vậy, việc tăng cường khả năng nhận thức, kiểm soát sự thay đổi của môi trường sinh kế của người dân sẽ góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo được nguồn tài sản cũng như giảm bớt sự bấp bênh trong chiến lược sinh kế của họ.

Khả năng các nguồn lực và cơ hội tiếp cận thành công các nguồn lực

sinh kế: Sinh kế của con người phụ thuộc vào khối lượng và chất lượng của những nguồn vốn mà họ có thể tiếp cận. Sự thành công của các chiến lược và hoạt động sinh kế tùy thuộc vào mức độ hợp lý mà con người có thể kết hợp cũng như quản lý những nguồn lực mà họ có.

Chiến lược sinh kế đúng đắn và hợp lý: Một chiến lược sinh kế đúng đắn và hợp lý là sự kết hợp giữa các nguồn lực dưới tác động của các yếu tố nội tại và yếu tố bên ngoài, qua đó sẽ giúp các hộ dân phát huy một cách tốt nhất các tác động tích cực của yếu tố nội tại và yếu tố bên ngoài đến hoạt động sinh kế của mình trên cơ sở các nguồn lực mà họ có.

Hệ thống chính sách, thể chế của Nhà nước và cộng đồng: Chính sách và thể chế không những tạo ra cơ hội nhằm giúp cho mỗi người dân và cộng đồng thực hiện các mục tiêu đã được xác định để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống trong sinh kế mà còn là cơ hội, cứu cánh cho người dân và cộng đồng giảm thiểu được các tổn thương và sử dụng hợp lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Sự nỗ lực vươn lên của bản thân hộ gia đình: Mọi nỗ lực cố gắng đều phải có yếu tố con người và sự nỗ lực vươn lên của chính bản thân những hộ gia đình bị biến động. Do đó, có thể khẳng định rằng, sự nỗ lực vươn lên của con người luôn là yếu tố then chốt để góp phần cho sự thành công của bất kỳ mô hình sinh kế nào.

Các nhân tố ngoại sinh khác: Trên thực tế, sự thành công của mô hình sinh kế còn phụ thuộc vào một vài yếu tố khác như sự chủ quan của con

người, độ trễ của chính sách trước những biến động của môi trường bên ngoài đối với cuộc sống của người dân.

2.2.1.3 Khung sinh kế bền vững

Phân tích sinh kế bền vững đơn giản là tìm hiểu về sinh kế của người dân và từ đó tìm cách để làm cho chúng trở nên bền vững. Để thực hiên điều này, chúng ta sử dụng công cụ mang tên “Khung sinh kế bền vững”. Khung sinh kế là một công cụ được xây dựng nhằm xem xét một cách toàn diện tất cả các yếu tố khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến sinh kế của con người, đặc biệt là các cơ hội hình thành nên chiến lược sinh kế của con người. Đây là cách tiếp cận toàn diện nhằm xây dựng các lợi thế hay chiến lược đặt con người làm trung tâm trong quá trình phân tích. Mặc dù có nhiều tổ chức khác nhau sử dụng khung phân tích sinh kế và mỗi tổ chức thì có mức độ vận dụng khác nhau nhất định, khung phân tích sinh kế có những thành phần cơ bản giống nhau như sau:

Nguồn: DFID (2003)

Hình 2.1 Khung phân tích sinh kế bền vững

Khung phân tích sinh kế bền vững không chỉ đơn thuần là công cụ phân tích, người ta xây dựng nó với dụng ý sẽ cung cấp các nền tảng cho các hoạt động hướng đến sinh kế bền vững. Cách tiếp cận từ khung phân tích sinh kế bền vững sẽ đưa ra một chỉ dẫn tổng quát cho quá trình xây dựng các can thiệp phát triển sinh kế cho cộng đồng, bao gồm các chương trình và dự án. Theo Serrat (2008) “ Tiếp cận sinh kế bền vững là một phương pháp tư duy để xác định mục tiêu, phạm vi và ưu tiên cho các hoạt động phát triển, dựa trên các phân tích về cách sống của người nghèo, của đối tượng dễ bị tổn thương và tầm quan trọng của chính sách, các thể chế liên quan. Các can thiệp, hoạt động phát triển được xây dựng phải đảm bảo: (1) Lấy con người,

Tự nhiên Tài chính hội Vật chất Con người Bối cảnh dễ tổn thương - Xu hướng - Thời vụ - Sốc CẤU TRÚC VÀ QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI -Các cấp chính quyền -Khu vực tư nhân -Văn hóa -Thể chế -Pháp luật -Chính sách QUY TRÌNH THỰC HIỆN Các kết quả SK -Thu nhập nhiều hơn -Cuộc sống đầy đủ hơn -Giảm khả năng tổn thương -An ninh lương thực được cải thiện -Tăng tính bền vững của tài nguyên thiên nhiên CHIẾN LƯỢC SINH KẾ ẢNH HƯỞNG TIẾP CẬN Tài sản sinh kế

nhóm đối tượng nghèo, dễ bị tổn thương làm trung tâm; (2) Đảm bảo tính tham gia và tính đáp ứng đến đối tượng nghèo, dễ bị tổn thương; (3) Nhiều cấp độ; (4) Được thực hiện với mối liên kết giữa các khu vực công và khu vực tư nhân; (5) Linh hoạt, dễ điều chỉnh; (6) Bền vững”. Cách tiếp cận này cho phép kết nối các chủ thể với môi trường chung có ảnh hưởng đến kết quả của chiến lược sinh kế. Tiếp cận này tính đến một cách thấu đáo các tiềm năng của cộng đồng như năng lực, trình độ của người lao động, tài sản xã hội, tiếp cận đến các nguồn lực vật chất và tài chính cần thiết cho phát triển sinh kế và khả năng ảnh hưởng đến các thể chế cốt lõi. Thành phần cơ bản của khung sinh kế bao gồm: Bối cảnh dễ tổn thương; Các nguồn lực sinh kế; Chính sách/ thể chế, cơ cấu/cấu trúc; Các chiến lược; Hoạt động sinh kế và các kết quả sinh kế. Cần lưu ý là giữa các yếu tố trong khung phân tích sinh kế bền vững có mối quan hệ tương hỗ, cụ thể các kết quả sinh kế đạt được lại góp phần tăng cường các nguồn lực mà đối tượng có thể tiếp cận, sở hữu; các quá trình, cấu trúc có thể tác động thay đổi những thành phần trong bối cảnh dễ bị tổn thương.

Bối cảnh dễ bị tổn thương: Các yếu tố làm nên bối cảnh dễ bị tổn thương gồm các cú sốc, các xu hướng và tính mùa vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng tài sản của hộ gia đình, cá nhân cũng như làm phương hại đến các lựa chọn sinh kế của người dân.

Các cú sốc: làm hủy hoại tài sản có thể kể đến như các hiện tượng thời

tiết cực đoan (bão, lũ lụt, hạn hán, giá rét...). Các cú sốc này có thể khiến người dân mất nơi trú ẩn, nhà ở và mùa màng. Những cú sốc về kinh tế vĩ mô gần đây như khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng gây ra các tác động tiêu cực đến thu nhập của hộ gia đình. Cú sốc khác có thể kể đến như dịch bệnh không kiểm soát được làm hủy hoại tài sản là vật nuôi và cây trồng của người dân.

Các xu hướng gồm: xu hướng về dân số, dân cư (ví dụ dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị để đáp ứng nhu cầu lao động của quá trình công nghiệp hóa ở các đô thị); xu hướng về nguồn tài nguyên (ví dụ tình trạng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn ở vùng ven biển, giảm lượng nước ngầm, mất đất canh tác do mực nước biển dâng cao); xu hướng kinh tế trong nước và quốc tế; xu hướng về công nghệ (ví dụ công nghệ trong sản xuất giống, công nghệ trong sản xuất phân bón vi sinh). Các xu hướng có thể dự báo trước được, nhưng có thể mang đến các tác động tích cực hoặc tiêu cực. Không phải xu hướng nào cũng bất bất lợi. Tuy nhiên việc sử dụng thuật ngữ bối cảnh dễ bị tổn thương (hàm ý tính bất lợi từ môi trường) là nhằm nhấn mạnh thực tế rằng tổng hợp các xu hướng này giải thích (trực tiếp hoặc gián tiếp) cho rất nhiều khó khăn mà người dân phải đối diện. Kể cả khi xu hướng là tích cực, thì người nghèo, đối tượng dễ bị tổn thương cũng khó được lợi vì họ thiếu tài sản, thiếu cách tổ chức để khai thác được các cơ hội từ những xu hướng tích cực này.

Tính mùa vụ thể hiển ở: thay đổi giá cả nông sản; cơ hội nghề nghiệp cao ở thời gian đỉnh điểm của sản xuất; nguồn cung ứng lương thực cao sau thời gian thu hoạch cây lương thực; chi phí sản xuất thay đổi vào mùa mưa hoặc mùa khô (phát sinh chi phí bơm nước tưới vào mùa khô hoặc chi phí sấy khô nông sản sau thu hoạch vào mùa mưa). Yếu tố mùa vụ đều ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống của các hộ gia đình, hộ nghèo, dễ bị tổn thương.

Bối cảnh dễ gây tổn thương nằm ngoài khả năng kiểm soát của người dân. Trong ngắn hạn đến trung hạn, một cá nhân hoặc một nhóm nhỏ người dân hầu như không thể làm gì để trực tiếp thay đổi các yếu tố thuộc bối cảnh này.

Nguồn vốn hay tài sản sinh kế: Là toàn bộ năng lực vật chất và phi vật

Nguồn vốn hay tài sản sinh kế được chia làm 5 loại vốn chính: vốn nhân lực, vốn tài chính, vốn vật chất, vốn xã hội và vốn tự nhiên.

Vốn nhân lực (Human capital): Vốn nhân lực là khả năng, kỹ năng, kiến thức làm việc và sức khỏe để giúp người lao động theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau nhằm đạt được kết quả sinh kế hay mục tiêu sinh kế của họ. Với mỗi hộ gia đình vốn nhân lực được biểu hiện ở khía cạnh chất và số về lực lượng lao động ở trong gia đình đó. Vốn nhân lực là điều kiện cần để có thể sử dụng và phát huy hiệu quả bốn loại vốn khác.

Vốn tài chính (Financial capital): Vốn tài chính là các nguồn tài chính mà người ta sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu trong sinh kế. Các nguồn đó bao gồm nguồn dự trữ hiện tại, dòng tiền theo định kỳ và khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng từ bên người như từ người thân hay từ các tổ chức tín dụng khác nhau.

Vốn tự nhiên (Natural capital): Vốn tự nhiên là các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất, nước...mà con người có được hay có thể tiếp cận được nhằm phục vụ cho các hoạt động và mục tiêu sinh kế của họ. Nguồn vốn tự nhiên thể hiện khả năng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra thu nhập phục vụ cho các mục tiêu sinh kế. Đây có thể là khả năng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng cuộc sống của con người từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nguồn vốn tự nhiên thể hiện quy mô và chất lượng đất đai, quy mô và chất lượng nguồn nước, quy mô và chất lượng các nguồn tài nguyên khoáng sản, quy mô và chất lượng tài nguyên thủy sản và nguồn không khí. Đây là những yếu tố tự nhiên mà con người có thể sử dụng để tiến hành các hoạt động sinh kế của họ.

Vốn vật chất (Physical Capital): Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và hàng hóa vật chất nhằm hỗ trợ việc thực hiện các hoạt động sinh kế. Nguồn vốn vật chất thể hiện ở cả cấp cơ sở cộng đồng hay cấp hộ gia đình.

Trên góc độ cộng đồng, đó chính là cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ cho sinh kế của cộng đồng hay cá nhân gồm hệ thống điện, đường, trường, trạm, hệ thống cấp nước và vệ sinh môi trường, hệ thống tưới tiêu và hệ thống chợ. Đây là phần vốn vật chất hỗ trợ cho hoạt động sinh kế phát huy hiệu quả. Ở góc độ hộ gia đình, vốn vật chất là trang thiết bị sản xuất như máy móc, dụng cụ sản xuất, nhà xưởng hay các tài sản nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống hằng ngày như nhà cửa và trang thiết bị sinh hoạt gia đình.

Vốn xã hội (Social capital): Vốn xã hội là một loại tài sản sinh kế. Đây là những vấn đề liên quan đến tình làng, nghĩa xóm, sự hợp tác trong sản xuất, vai trò của các tổ chức truyền thống, tổ chức đoàn thể, các mối quan hệ xã hội, tiếng nói của người dân, các bên liên quan trong việc ra quyết định liên quan đến phát triển sinh kế. Những yếu tố này có thể tạo nên sức mạnh cho phát triển sản xuất cũng như đạt được các mục tiêu mong muốn của người

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI SINH KẾ CỦA CÁC HỘ DÂN XÃ HẢI YẾN SAU KHI BÀN GIAO ĐẤT XÂY DỰNG KHU KINH TẾ NGHI SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 26 -26 )

×