Sự thay đổi kết quả sinh kế của các hộ dân xã Hải Yến

Một phần của tài liệu Phân tích sự thay đổi sinh kế của các hộ dân xã Hải Yến sau khi bàn giao đất xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 95)

Như đã phân tích ở trên, việc thu hồi đất không chỉ ảnh hưởng đến chỗ ở, đến việc làm của người nông dân có đất bị thu hồi mà còn ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc đến thu nhập, cũng như đời sống vật chất và tinh thần của gia đình họ. Vì vậy, nhà nước đã có những chính sách bồi thường, hỗ trợ cho họ, việc bồi thường cho các hộ bị thu hồi đất, trước hết là bồi thường bằng tiền đã bù đắp một phần những ảnh hưởng đó. Tất cả những tài sản đất đai của hộ được chuyển sang tài sản tài chính. Do đó, việc sử dụng khoản tiền này cho những mục đích khác nhau sẽ mang đến cho các hộ dân những kết quả khác nhau trong sinh kế của hộ.

Ở thời điểm trước khi thu hồi đất, các hoạt động sinh kế của các hộ dân vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó có thêm một số ngành nghề khác để tạo thu nhập. Cụ thể như sau:

Hoạt động sản xuất nông nghiệp: Ở Hải Yến đất nông nghiệp thường được

người dân trồng các loại cây như lạc, khoai lang, ngô, lúa. Bên cạnh đó, người dân còn chăn nuôi để kiếm thêm thu nhập, nhưng quy mô chăn nuôi chỉ dừng lại ở mức độ hộ gia đình với các loại vật nuôi như: lợn, gà, vịt, bò. Những nguồn thu từ hoạt động chăn nuôi cũng cải thiện phần nào thu nhập của hộ.

Hoạt động tiểu thủ công nghiệp: để tạo thêm thu nhập trong thời gian

nông nhàn, nhiều hộ đã tiến hành làm thêm một số nghề như: nấu rượu, làm bánh đa, làm bún, nghề mộc dân dụng. Đây là những ngành có chi phí đầu tư thấp, thu nhập tuy không cao nhưng khá ổn định. Nó đã phần nào giúp tăng thêm nguồn thu cho các hộ dân ở đây.

Hoạt động thương mại - dịch vụ: đối với hoạt động này vẫn còn hạn chế

hộ có mở thêm quán giải khát, quán game... tuy nhiên những hoạt động này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thu nhập bình quân của các hộ, nhưng đây cũng sẽ là hướng đi phù hợp với các hộ ở thời điểm hiện tại khi mà diện tích đất sản xuất nông nghiệp không còn nhiều.

Hoạt động làm thuê: hoạt động này chủ yếu chỉ là người lao động có sức khỏe tốt, ngoài thời gian mùa vụ họ có thể được thuê để trở thành lao động xây dựng tự do. Bên cạnh đó cũng có một tỷ lệ nhỏ những người lao động đã trở thành công nhân có việc làm ổn định ở Nhà máy xi măng Nghi Sơn trong khu vực. Những công việc này giúp họ có thu nhập cao hơn, nhưng tỷ lệ những người lao động này lại rất nhỏ nên nó vẫn chưa tạo ra những sự thay đổi lớn cho thu nhập chung của các hộ gia đình.

Thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Hải Yến tạo tiền đề để người dân ở đây trong thời điểm hiện tại có mức thu nhập cao hơn trước. Nhiều người trong số họ thường nói, “ngày xưa” thu nhập của các hộ chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp và được tính bằng thóc, không phải bằng tiền mặt. Trong thực tế, sản xuất nông nghiệp không mang lại cho người dân Hải Yến một nguồn thu nhập tốt để có thể làm cho họ giàu về kinh tế, vì sau khi trừ đi các chi phí về giống, phân bón...họ chỉ còn được hưởng dưới 2 tạ lúa/sào/vụ. Nếu vào những năm 2009, giá lúa là 5.000 đồng/kg thì một hộ gia đình bình quân chỉ thu được khoảng 1.000.000 đồng/sào/vụ, bên cạnh đó các hộ dân còn trồng thêm 1 vụ lạc với năng suất là 1,5 tạ/sào/vụ, với giá bán là 22.000 đồng/kg thì các hộ sẽ thu được 3.300.000 đồng/sào/vụ. Theo đó, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp bình quân mỗi hộ sẽ khoảng 1.430.000 đồng/tháng. Tuy nhiên hiện tại, thu nhập bình quân của nhiều hộ gia đình từ những công việc tự do, hoặc công nhân đã xấp xỉ 3.000.000 đồng/tháng, đấy là còn chưa tính đến những nguồn thu nhập khác. Thực tế này cho thấy một sự gia

tăng đáng kể về mức sống của người dân ở thời điểm hiện tại so với cuộc sống của họ trong những năm còn sản xuất nông nghiệp trước đây.

Bảng 4.9 Sự thay đổi thu nhập của các hộ điều tra trước và sau khi bị thu hồi đất

Chỉ tiêu ĐVT Trước bàn giao đất Sau bàn giao đất

SL CC SL CC 1.Tổng thu nhập BQ/hộ Tr.đ/tháng 2,804 100,00 5,246 100,00 2.Thu nhập từ sản xuất NN Tr.đ/tháng 1,490 53,14 0 0 3.Thu nhập từ TT - CN Tr.đ/tháng 0,088 3,14 0,334 6,37 4.Thu nhập từ KD - DV Tr.đ/tháng 0,312 11,13 1,174 22,38 5.Thu nhập từ làm thuê Tr.đ/tháng 0,378 13,48 2,714 51,73 6.Thu khác Tr.đ/tháng 0,536 19,11 1,024 19,52

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hộ 2015

Số liệu điều tra cho thấy, tổng thu nhập bình quân của các hộ tăng 87,09% so với trước khi thu hồi đất. Việc bị thu hồi toàn bộ diện tích đất sản xuất đã khiến nguồn thu từ nông nghiệp giảm 100% nguyên nhân là do hiện tại các hộ không còn đất để sản xuất, vì vậy các hộ không thể có thu nhập từ hoạt động này. Như vậy, có thể thấy, chiến lược sinh kế lấy sản xuất nông nghiệp làm trụ cột của người dân Hải Yến trước khi thu hồi đất, giờ đây đã hoàn toàn bị thay đổi.

Nguồn thu đóng góp từ hoạt động TTCN vào tổng thu nhập của các hộ tăng từ 3,14% lên 6,37% sau khi bàn giao đất. Như vậy, các hoạt động TTCN cũng là một hướng sinh kế được người dân Hải Yến lựa chọn, theo tìm hiểu của chúng tôi thì các loại hình tiểu thủ công nghiệp của các hộ ở đây tương đối nghèo nàn và tự phát. Phần lớn là mạnh ai nấy làm trong đó có một số loại hình chủ yếu là nghề mộc dân dụng, nấu rượu, may mặc...Tiểu thủ công nghiệp cũng là một hướng đi hay cho lời giải bài toán sinh kế của người dân xã Hải Yến, tuy nhiên trở ngại vẫn là việc tiếp cận thị trường của các loại sản phẩm mà người dân làm ra. Nếu tháo gỡ được nút thắt này thì rõ ràng trong

tương lai, tiểu thủ công nghiệp sẽ đóng một vai trò lớn hơn vào thu nhập của người dân địa phương.

Thu hút đến 14,62% số lượng lao động, các hoạt động kinh doanh – dịch vụ của người dân Hải Yến đã có những thay đổi hết sức rõ rệt. So với trước thi hồi đất, nguồn thu từ kinh doanh tăng gấp 3,76 lần và đóng góp 22,38% trong tổng thu nhập của hộ dân xã Hải Yến ở thời điểm hiện tại. Rõ ràng, với sự phát triển của khu kinh tế Nghi Sơn ở hiện tại và tương lai thì chiến lược sinh kế dựa vào kinh doanh dịch vụ sẽ có nhiều điều kiện để phát triển.

Trước khi bị thu hồi đất thì làm thuê – mướn, lao động tự do chỉ là nguồn thu xếp thứ ba sau hoạt động sản xuất nông nghiệp, và thu khác nó cũng chỉ đóng góp 13,48% trong cơ cấu thu nhập của người dân Hải Yến. Tuy nhiên, hiện nay thì 51,73% tổng thu nhập của các hộ dân đến từ nguồn thu của các lao động tự do với các công việc làm thuê mướn, và các công việc phổ thông ở khu kinh tế. Các công việc làm thuê, mướn tự do hiện nay đang là sự lựa chọn sinh kế chủ yếu của các hộ dân ở khu tái định cư Hải Yến, tuy nhiên như đã phân tích ở trên, tính ổn định và bền vững của chiến lược sinh kế này là điều đáng được quan tâm trong một tương lai gần.

Cùng với xu hướng tăng của tổng thu nhập bình quân thì khoản thu từ các nguồn khác cũng tăng lên. Tuy nhiên, so với các khoản thu còn lại thì khoản thu khác có xu hướng tăng chậm hơn. Theo đó, trước bàn giao đất cơ cấu của khoản này đóng góp vào tổng thu nhập của các hộ là 19,11% và sau bàn giao đất con số này là 19,52%, các khoản thu khác đến từ các nguồn gồm: lương công chức, phụ cấp, trợ cấp...Và nguyên nhân của sự gia tăng chậm này là do các nguồn thu này không tăng nhiều và tương đối ổn định qua các năm.

Bảng 4.10 Đánh giá chung của người dân về sự thay đổi của hộ trước và sau khi bàn giao đất

1. Thay đổi thu nhập 50 100,00 Tăng 50 100,00 Không đổi 0 0 Giảm 0 0 2. Khả năng kiếm sống 50 100,00 Dễ hơn 24 48,00

Không thay đổi 13 26,00

Khó hơn 13 26,00

3. Môi trường tự nhiên 50 100,00

Tốt hơn 22 44,00

Không thay đổi 8 16,00

Kém đi 20 40,00

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hộ năm 2015

Nhìn chung, thu nhập của các hộ được cải thiện đáng kể sau khi bàn giao đất khi 100% số hộ có mức thu nhập tăng lên. Tuy nhiên, mức độ tăng về thu nhập không đồng nghĩa với việc họ cảm thấy dễ dàng kiếm sống hơn khi ở thời điểm hiện tại vẫn còn 26% số hộ điều tra cho rằng họ cảm thấy khó khăn hơn để duy trì cuộc sống ổn định như trước kia. Có thể người dân có một mức thu nhập cao hơn so với khi còn làm nông nghiệp, tuy nhiên khả năng kiếm sống của họ vẫn còn khó khăn bởi sự bấp bênh, thiếu ổn định của những công việc hiện tại.

Như vậy, một vấn đề đặt ra là sự ổn định của những nguồn sinh kế mới. Lao động tự do, làm thuê các công việc phổ thông ở khu kinh tế Nghi Sơn hay công nhân trong Công ty TNHH giầy Annora Việt Nam, Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn là hoạt động sinh kế chủ yếu mà người dân đang theo đuổi sau khi bàn giao đất nông nghiệp. Tuy nhiên về dài hạn, liệu nguồn sinh kế thay thể này có bền vững và nguồn thu nhập từ đó có thể đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của các hộ hay không, họ có thể gắn bó với chúng bao lâu, vẫn là những câu hỏi vẩn vơ trong tâm trí nhiều người. Một thực tế đáng quan tâm là khu kinh tế Nghi Sơn mặc dù đang tạo phần lớn công việc cho lao động tự do ở Hải Yến, tuy nhiên do đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng nên hầu

hết công việc ở đây đều là công việc phổ thông, tay chân, nặng nhọc và không yêu cầu trình độ kỹ năng, người lao động chỉ cần có sức khỏe là đủ điều kiện tìm kiếm một công việc. Tuy nhiên, họ cũng cho biết rằng việc có được những công việc này không phải lúc nào cũng dễ dàng, cho dù đó là những công việc không hề đòi hỏi trình độ hay kỹ năng. Theo sự đánh giá của người lao động về khả năng tìm kiếm việc làm thì có tới 38% người được hỏi cho rằng họ cảm thấy khó tìm một công việc ở khu kinh tế, thậm chí có 12% số người cho rằng đây là điều rất khó đối với họ. Qua tìm hiểu của chúng tôi được biết, nguyên nhân của sự khó khăn này không phải do nhu cầu công việc ít, yêu cầu công việc quá cao hay người lao động không đáp ứng đủ sức khỏe.

Hình 4.9 Đánh giá của người lao động về khả năng tìm kiếm việc làm ở KKT

Nguyên nhân được cho là do có một phần lớn người lao động đã lớn tuổi, hoặc những người thuê lao động giới hạn về độ tuổi trong những khoảng nhất định khi tuyển dụng, bên cạnh đó một nguyên nhân rất lớn là xuất phát từ ý thức người lao động, những người cảm thấy khó tìm việc phần lớn là những người lười nhác và thiếu trách nhiệm với công việc. Chính điều này đã khiến họ mất uy tín khi tìm kiếm lại một công việc ở khu kinh tế sau khi bị mất đi công việc cũ. Mặt khác những người thuê lao động ở khu kinh tế số đông là những chủ thầu người Trung Quốc, Nhật Bản, họ tương đối nghiêm khắc và

đòi hỏi cao trong công việc. Những chủ thuê lao động người nước ngoài sẵn sàng sa thải bất cứ lao động nào nếu không đáp ứng được yêu cầu công việc mà họ đề ra. Đối với những người nông dân bao đời nay quen với việc đồng áng như người dân Hải Yến thì việc thích nghi nhanh với những thay đổi này là cả một vấn đề.

Hình 4.10 Tính chất các công việc hiện tại ở khu kinh tế Nghi Sơn

Do hiện nay khu kinh tế mới chỉ trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng do đó nhu cầu công việc mới chỉ dừng ở mức là công việc phổ thông, tay chân và khá nặng nhọc như: thợ xây, phu hồ, bốc dỡ hàng hóa, dọn vệ sinh... Theo số liệu điều tra, những người đã và đang tìm kiếm công việc ở khu kinh tế, có tới 76,7% là các công việc phổ thông, không qua đào tạo; có 20% là những công việc đòi hỏi đào tạo ở mức độ giản đơn và chỉ có 3,3% người được hỏi rằng họ đang làm công việc yêu cầu đào tạo chuyên sâu. Một lần nữa vấn đề bền vững trong sinh kế của người dân Hải Yến lại được đặt ra, họ sẽ ra sao nếu một ngày kia khu kinh tế Nghi Sơn đi vào hoạt động, những nhu cầu công việc đơn giản phổ thông sẽ không còn nữa mà thay vào đó là những công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ năng và qua đào tạo chuyên môn. Khi đó với

trình độ, kỹ năng nghề nghiệp thấp và không qua đào tạo, liệu người dân Hải Yến còn tìm được cho mình được một công việc ổn định ở khu kinh tế hay không.

Như vậy, những sự thay đổi trong kết quả sinh kế mà người dân có được đều bắt nguồn từ những sự thay đổi trong nguồn lực và cách thức họ sử dụng chúng. Nhìn chung, thu nhập của người dân sau khi bàn giao đất tăng lên so với trước, cơ cấu nguồn thu thay đổi. Sự tăng lên về thu nhập đã tạo điều kiện để người dân cải thiện chất lượng cuộc sống của mình. Tuy nhiên, an ninh lương thực và sự ổn định, bền vững của các chiến lược sinh kế mới là điều rất đáng lo ngại.

Một phần của tài liệu Phân tích sự thay đổi sinh kế của các hộ dân xã Hải Yến sau khi bàn giao đất xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w