Thay đổi nguồn vốn tự nhiên

Một phần của tài liệu Phân tích sự thay đổi sinh kế của các hộ dân xã Hải Yến sau khi bàn giao đất xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 72)

Kết quả điều tra cho thấy 100% diện tích đất của các hộ điều tra đều bị thu hồi, phục vụ cho xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn. Và tất cả các hộ này đều được tổ chức tái định cư đến nơi ở mới. Đối với những hộ này, nguồn lực đất đai duy nhất còn lại của họ là 150m2 đất ở khu tái định cư.

Kết quả điều tra được thể hiện trong bảng 4.2 cho thấy, diện tích đất đai của các hộ giảm đáng kể sau khi bàn giao đất xây dựng khu kinh tế, không nói quá khi nói đây thực sự là một “cú sốc” lớn về nguồn lực tự nhiên của các hộ gia đình ở Hải Yến.

Bảng 4.2 Sự thay đổi diện tích đất bình quân của các hộ

Chỉ tiêu

Trước thu hồi đất (2009)

Sau thu hồi đất (2014) So sánh 2014/2009 Diện tích (m2) Tỷ lệ (%) Diện tích (m2) Tỷ lệ (%) (+/-) (%) Tổng diện tích 1989,2 100,00 150,0 100 -1839,2 7,55 Đất thổ cư 418,5 21,04 150,0 100 -268,5 35,84 - Nhà ở 163,9 8,24 150,0 100 -13,9 91,51 - Vườn 254,6 12,79 0 0 -254,6 0 Đất sản xuất NN 1570,7 78,96 0 0 -1570,7 0 - 1 vụ 350,7 17,63 0 0 -350,7 0 - 2 vụ 990,0 49,77 0 0 -990,0 0 - 3 vụ 230,0 11,56 0 0 -230,0 0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2015

So với thời điểm trước khi bàn giao đất (2009), tổng diện tích bình quân

của các hộ giảm 1839,2m2 (giảm 92,45%) trong đó: diện tích đất nông nghiệp

bị thu hồi hoàn toàn 100%, còn diện tích đất ở của các hộ giảm 64,16% do

mỗi hộ hiện tại chỉ còn lại 150m2 đất ở khu tái định cư. Như vậy có thể thấy,

nguồn lực đất đai của các hộ dân Hải Yến đã suy giảm một cách nhanh chóng. Sự thay đổi quá nhanh của nguồn lực quan trọng là đất đai sẽ bắt nguồn cho một chuỗi sự thay đổi khác trong sinh kế của các hộ dân ở đây.

Hình 4.2 Bình quân tổng diện tích đất/nhân khẩu trước và sau khi thu hồi đất

Bình quân diện tích đất nông nghiệp, đất ở sau khi thu hồi của các hộ giảm, dẫn đến bình quân tổng diện tích đất trên nhân khẩu cũng giảm theo

nhanh chóng. Trước khi thu hồi đất, mỗi nhân khẩu có trong tay 473,62m2

đất. Sau thu hồi đất, con số này chỉ còn lại là 35,71m2. Sự suy giảm một cách

nhanh chóng của nguồn lực đất đai do quá trình thu hồi đất, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp được coi như một bối cảnh dễ bị tổn thương đối với người dân xã Hải Yến, một vùng quê bao đời nay sống bằng nghề nông. Việc thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa không còn quá đặc biệt ở một nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, sẽ rất đặc biệt nếu như sự thay đổi này diễn ra quá nhanh chóng và sâu sắc như trường hợp xảy ra với một xã như Hải Yến. Từ một xã thuần nông, bao đời gắn cuộc sống của mình với sản xuất nông nghiệp bỗng dưng hộ mất toàn bộ đất sản xuất nông nghiệp - nguồn lực mà trước giờ là quan trọng, là không thể thay thế và là tất cả đối với họ. Sự thay đổi về nguồn lực đất đai là nguồn căn cho hàng loạt sự thay đổi khác trong sinh kế của những hộ dân ở đây. Thực tế, 100% người dân xã Hải Yến nhận được đền bù và hỗ trợ bằng tiền mặt, sau đó họ được mua đất ở khu tái định cư mới bằng cơ chế ngang giá thu hồi của nhà nước. Cùng với bồi thường thiệt hại, việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cũng được trả bằng tiền.

Bảng 4.3 Tình hình bồi thường sau thu hồi đất của xã Hải Yến đến năm 2014

Chỉ tiêu Số lượng Giá trị (VNĐ)

Đền bù đất 6.588.600m2 372.124.128.000

Hỗ trợ chuyển đổi nghề 3829 lao động 348.597.384.000

Hỗ trợ ổn định đời sống 5341 nhân khẩu 44.864.400.000

Tổng 765.585.912.000

Bình quân 1 hộ 617.906.305

Tổng tất cả tiền đền bù đất, hỗ trợ chuyển đổi nghề và hỗ trợ ổn định đời sống bình quân mỗi hộ nhận được 617.906.305 đồng. Mà việc tái lập cuộc sống của các hộ sau khi bị thu hồi đất chủ yếu dựa vào số tiền này, với số tiền này nhiều gia đình có thể đầu tư để tăng thu nhập. Số tiền này tuy nhận liền một lúc với người dân là không hề nhỏ nhưng liệu nó có đủ để đảm bảo ổn định cuộc sống cho họ - những người không còn đất để sản xuất nông nghiệp?

Như vậy, nguồn vốn tự nhiên là đất đai được chuyển thành nguồn vốn tài chính. Trước đây, đất đai là phương tiện tạo sinh kế quan trọng của hộ nông dân bây giờ chuyển thành một khoản tiền. Để đảm bảo sinh kế lâu dài, nguồn vốn này phải được hộ dân sử dụng vào mục đích đầu tư sản xuất tạo nguồn thu nhập hoặc học nghề để chuyển đổi nghề nghiêp (vốn con người). Còn nếu sử dụng số tiền này vào mục đích xây dựng nhà cửa, mua sắm tài sản (vốn vật chất) và mục đích sử dụng khác thì người dân về lâu dài sẽ khó khăn. Khi sinh kế khó khăn họ sẽ bị hạn chế trong việc học hành, chăm sóc sức khỏe, tiếp cận sinh kế...

Một phần của tài liệu Phân tích sự thay đổi sinh kế của các hộ dân xã Hải Yến sau khi bàn giao đất xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 72)