0
Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Những nút thắt trong sinh kế của các hộ dân

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI SINH KẾ CỦA CÁC HỘ DÂN XÃ HẢI YẾN SAU KHI BÀN GIAO ĐẤT XÂY DỰNG KHU KINH TẾ NGHI SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 103 -103 )

Người dân chưa ý thức sâu sắc được sự thay đổi nguồn lực và cách họ ứng xử với sự thay đổi sẽ quyết định đến kết quả sinh kế mà họ nhận được. Điều này thể hiện rõ trong việc người dân có quá ít định hướng, thông tin để có thể sử dụng một cách hợp lý nguồn lực tài chính họ có trong tay. Việc sử dụng thiếu hợp lý đã làm cho nguồn lực trong tay họ dần suy giảm, thậm chí đến mức không có khả năng tự phục hồi. Việc dành quá nhiều tiền cho các

khoản xây nhà và mua sắm đồ dùng sinh hoạt đã khiến người dân Hải Yến còn quá ít nguồn lực để đầu tư vào những khoản mục tạo ra dòng tiền trong tương lai như: sản xuất, kinh doanh - dịch vụ, học hành của con em và chuyển đổi nghề nghiệp.

Vai trò của nhà nước và chính quyền địa phương trong ổn định sinh kế của người dân bị thu hồi đất vẫn còn mờ nhạt. Trình độ và kỹ năng lao động đã thấp lại không được đầu tư để nâng cao đã khiến cho chất lượng nguồn nhân lực của Hải Yến không được đáp ứng được yêu cầu phát triển. Một lối thoát sinh kế khá khả quan đó là tìm công việc ổn định trong khu kinh tế Nghi Sơn, tuy nhiên chất lượng lao động lại đang là một nút thắt khó gỡ khi mà cả người dân, cơ quan chức năng và nhà tuyển dụng chưa thực sự hợp tác.

Hiệu quả hoạt động kém của mạng lưới các tổ chức chính trị địa phương đã làm suy giảm đi nguồn vốn xã hội của người dân. Bằng chứng là mặc dù tham gia một cách tích cực hơn nhưng người nông dân không cảm thấy sinh kế của họ tốt hơn, ít nhất là trên khía cạnh tiếp cận cơ hội.

Cách thức tiếp cận giải quyết vấn đề sinh kế hiện nay chưa phù hợp. Theo đó, người dân phải là trung tâm trong việc giải quyết khó khăn sinh kế, họ phải được nâng cao khả năng tự lực thông qua những hỗ trợ, thúc đẩy từ bên ngoài. Nhưng người dân Hải Yến đang mang trong mình tâm lý chờ đợi, ỷ lại và thiếu khả năng tự lực. Chính vì thế mà họ ngại tiếp cận với các nguồn vốn vay, khoa học kỹ thuật.

Khả năng tiếp cận thị trường yếu kém của người dân Hải Yến cũng là một nút thắt cần tháo gỡ. Thi trường lao động, hàng hóa là những nơi mà người dân cần tiếp cận để có nhiều lựa chọn hơn về sinh kế thế nhưng họ lại đang thiếu định hướng. Thị trường lao động ở KKT Nghi Sơn là dồi dào nhưng người dân lại không thể tìm được việc ổn định, vậy lý do là gì? KKT

Nghi Sơn và lượng lao động làm việc ở đây là thị trường lớn và tiềm năng cho hàng hóa của người dân, thế nhưng tại sao nó lại chưa được khai thác triệt để?

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI SINH KẾ CỦA CÁC HỘ DÂN XÃ HẢI YẾN SAU KHI BÀN GIAO ĐẤT XÂY DỰNG KHU KINH TẾ NGHI SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 103 -103 )

×