Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Phân tích sự thay đổi sinh kế của các hộ dân xã Hải Yến sau khi bàn giao đất xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 50)

Việc Nhà nước thu hồi đất Nông nghiệp để chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp làm thay đổi nguồn tài nguyên tạo sinh kế, đây thực sự là một cú sốc lớn gây xáo trộn cuộc sống của người nông dân. Vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, đảm bảo sinh kế bền vững cho người nông dân, đặc biệt là những hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp đang là vấn đề bức xúc được các cấp ngành và nhiều người quan tâm.

Ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu đến vấn đề sinh kế hộ nông dân, cụ thể là sinh kế của hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp như:

Việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa,

đô thị hóa ở thành phố Đà Nẵng”. Luận án tiến sĩ kinh tế, năm 2014, Nguyễn Dũng Anh.

Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng thu hồi đất của thành phố Đà Nẵng, từ năm 1997 đến năm 2013 để xây dựng và phát triển, thành phố đã triển khai hơn 3000 dự án. Đồng thời với quá trình đó có gần 100 ngàn hộ gia đình phải di dời đến các khu tái định cư, hàng chục ngàn hecta đất nông nghiệp phải chuyển đổi mục đích sử dụng, làm cho nguồn thu nhập quan trọng của người nông dân trong nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Quá

trình thu hồi đất để phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa của Đà Nẵng đã có những tác động tích cực đến việc làm thu nhập và đời sống của nông dân bị thu hồi đất, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, cải thiện kết cấu hạ tầng, tạo ra nhiều cơ hội việc làm đa dạng hóa nghề nghiệp cho người dân. Từ đó điều kiện sống và sinh hoạt của người dân đã có những chuyển biến tích cực. Thu nhập và chi tiêu của các hộ đều tăng lên, người dân có điều kiện xây dựng nhà ở khang trang hơn, cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp ngày càng tốt hơn. Bên cạnh những tác động tích cực, thu hồi đất để công nghiệp hóa, đô thị hóa còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển KT-XH nói chung và việc làm của nông dân bị thu hồi đất nói riêng. Về mặt tổng thể xã hội, sự mất mát của các hộ nông dân bị thu hồi đất có ý nghĩa nhưng quyền lợi thiết thực và chính đáng của họ chưa được quan tâm, giải quyết thỏa đáng, đặc biệt là vấn đền việc làm.

Giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ dân tái định cư ở quận

Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng”. Luận văn Thạc sĩ kinh tế, năm 2012, Phùng Văn Thạnh.

Nghiên cứu nhằm tìm hiểu: trong quá trình giải tỏa, mặc dù thành phố Đà Nẵng đã có nhiều chủ trương chính sách hỗ trợ, đền bù thỏa đáng cho người dân, tuy nhiên phần lớn người lao động nông nghiệp ở độ tuổi cao, trình độ văn hóa hạn chế, khó có khả năng tiếp kiến thức mới nên không đáp ứng được yêu cầu lao động chất lượng cao. Bên cạnh đó, việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện dưới hình thức chi trả trực tiếp. Người dân bị thu hồi đất phần lớn sử dụng khoản tiền bồi thường để phục vụ nhu cầu mua sắm, sinh hoạt trước mắt mà ít quan tâm đến học nghề, chuyển đổi nghề và việc làm. Do đó, sau khi bị giải tỏa di dời, thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các dự án, người dân sẽ rất khó khăn khi chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm ổn định và phát triển kinh tế.

Phân tích sự thay đổi sinh kế của các hộ dân xã Kỳ Liên sau khi bàn giao đất xây dựng khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh”. Luận văn tốt nghiệp đại học, năm 2013, Nguyễn Nhân Dũng.

Nghiên cứu nhằm chỉ ra rằng: Từ chỗ chiến lược sinh kế phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, sau khi bàn giao đất xây dựng khu kinh tế, người dân Kỳ Liên buộc phải chuyển đổi chiến lược sinh kế để phù hợp với những nguồn lực hiện có. Và lao động tự do làm những công việc tay chân nặng nhọc ở KKT Vũng Áng đang là sự lựa chọn của số đông người ở đây. Nghiên cứu cho thấy, các hộ dân tuy có thu nhập cao hơn sau khi bàn giao đất nhưng sự ổn định và bền vững của sinh kế chưa bao giờ khiến họ an tâm. Người dân cảm thấy bế tắc trong việc tìm cho mình một hướng đi sinh kế khi những nguồn lực họ sở hữu đang ngày một suy giảm. Sinh kế người dân Kỳ Liên chắc chắn sẽ được ổn định và bền vững hơn nếu họ có một công việc ổn định gắn với khu kinh tế. Đồng thời các chiến lược sinh kế phải được thiết lập và duy trì bằng khả năng tự lực của người dân thông qua những hỗ trợ thúc đẩy từ bên ngoài.

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Khái quát về khu kinh tế Nghi Sơn.

Khu kinh tế Nghi Sơn nằm phía Nam tỉnh Thanh Hóa, trên trục giao lưu Bắc – Nam của đất nước, cách thủ đô Hà Nội 200km về phía Nam, là cầu nối giữa vùng Bắc Bộ với Trung Bộ, Tây Bắc và Nam Bộ, với thị trường Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan, Nghi Sơn có cảng biển nước sâu, đã được quy hoạch xây dựng cụm cảng cho tàu 50.000 DWT cập bến. Cảng Nghi Sơn có tiềm năng phát triển thành một trong những cảng biển lớn nhất cả nước với năng lực xếp dỡ lên đến hàng trăm triệu tấn/ năm.

Từ những tiềm năng và lợi thế trên, ngày 15 tháng 05 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 102/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Nghi Sơn; đây thực sự là thời cơ và vận hội rất thuận lợi, tạo đà giúp Thanh Hóa có bước phát triển mới, nhanh, mạnh, vững chắc trên con đường Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo quyết định của Thủ tướng, KKT Nghi Sơn có tổng diện tích 18.611,8 ha trên phạm vi 12 xã thuộc huyện Tĩnh Gia.

Nghi Sơn được xây dựng với mục tiêu phát triển thành KKT tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản như: công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp luyện cán thép cao cấp, công nghiệp sửa chữa và đóng mới tàu biển, công nghiệp nhiệt điện, công nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu... gắn với xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển Nghi Sơn, hình thành các sản phẩm mũi nhọn, có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, các loại hình dịch vụ cao cấp đẩy mạnh xuất khẩu; mở rộng ra thị trường khu vực và thế giới. Với tiềm năng lợi thế và vị trí thuận lợi KKT Nghi Sơn sẽ trở thành một khu vực phát triển năng động, một trọng điểm phát triển ở phía Nam của vùng

kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tạo động lực mạnh để thúc đẩy, lôi kéo kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh lân cận phát triển nhanh, thu hẹp khoảng cách với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và với cả nước.

Để thực hiện mục tiêu phát triển KKT Nghi Sơn, chính phủ đã ban hành và cho áp dụng chính sách ưu đãi cao nhất của nhà nước Việt Nam dành cho các nhà đầu tư có dự án đầu tư vào KKT Nghi Sơn. Phát triển KKT Nghi Sơn là một nhiệm vụ, mục tiêu trọng yếu của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2006 – 2015. Được sự quan tâm của Chính phủ, tỉnh Thanh Hóa đã ưu tiên giành nguồn lực tài chính cao nhất cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KKT, các công trình biển (bến cảng, đê chắn sóng...), công trình xây dựng đường giao thông, xây dựng hệ thống cấp nước, cấp điện tái định cư... đồng loạt được triển khai xây dựng với tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.

Sau hơn 8 năm thành lập và đi vào hoạt động, KKT Nghi Sơn đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu, nghiên cứu cơ hội và thực hiện các dự án đầu tư. Đến nay, đã thu hút được 65 dự án đầu tư, tổng mức vốn đăng ký đầu tư khoảng 16,8 tỷ USD, trong đó có 15 dự án FDI đang hoạt động với tổng vốn đăng ký gần 10 tỷ USD. Ngoài lọc hóa dầu Nghi Sơn, có thể kể hàng loạt dự án đầu tư quy mô lớn đã và đang được triển khai ở KKT Nghi Sơn như: Nhiệt điện Nghi Sơn 1 công suất 600 MW, vốn đầu tư 22.000 tỷ đồng; Nhiệt điện Nghi Sơn 2 công suất 2.400 MW, vốn 2,3 tỷ USD, do Liên doanh Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) và Kepco (Hàn Quốc) triển khai theo hình thức BOT; Nhiệt điện Công Thanh công suất 600 MW, vốn đầu tư 900 triệu USD; hay Nhà máy Xi măng Nghi Sơn công suất 4,3 triệu tấn, tổng vốn đầu tư 700 triệu USD; Xi măng Công Thanh công suất 5 triệu

tấn/năm, vốn đầu tư 700 triệu USD…(Đức Chính – Hiền Anh – Petrotimes,

Đánh giá về tiềm năng của Nghi Sơn, đoàn chuyên gia thuộc Viện phát triển kinh tế Nhật Bản khảo sát năm 1996 đã nhận định: “Nằm ở cuối phía Nam bờ biển Thanh Hóa, Nghi Sơn có tiềm năng về xây dựng một cảng biển nước sâu có độ sâu từ 15-18m. Sau khi xây dựng một nhà máy xi măng lớn, một cảng chuyên dùng và tuyến kỹ thuật hạ tầng vào KCN, đồng thời với sự đầu tư tổng hợp sẽ cho phép vùng Nghi Sơn trở thành một trong các trung tâm công nghiệp hiện đại của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước, sẽ là cửa ngõ chính của tam giác kinh tế phía Bắc...”

Toàn bộ khu kinh tế Nghi Sơn có diện tích là 18.611,8 ha, bao trùm 12 xã của huyện Tĩnh Gia là Xuân Lâm, Tĩnh Hải, Hải Yến, Mai Lâm, Hải Thượng, Hải Hà, Nghi Sơn, Trúc Lâm, Trường Lâm, Tùng Lâm, Tân Trường và Hải Bình. Trong đó, Hải Yến là xã chịu ảnh hưởng lớn nhất của việc xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn. Từ năm 2010, thời điểm bắt đầu thu hồi đất đến năm 2014, xã Hải Yến đã bàn giao 261,5 ha đất nông nghiệp; 149,97 ha đất lâm nghiệp và 17,75 ha đất ở nông thôn. Đây cũng là một trong 3 xã phải tiến hành hoạt động tái định cư để nhường đất cho khu kinh tế. Toàn bộ xã Hải Yến đã phải tiến hành di dời cho hơn 1.600 hộ dân lên khu tái định cư và bắt đầu một cuộc sống mới.

3.1.2 Đặc điểm tự nhiên xã Hải Yến

Vị trí địa lý

Tĩnh Gia là một huyện cực Nam của tỉnh Thanh Hóa, với tổng diện tích

458,28km2. Hải Yến là xã nằm phía Đông Nam của huyện Tĩnh Gia. Cách

trung tâm huyện 16km, là một trong 12 xã thuộc quy hoạch của KKT Nghi Sơn được thủ tướng chính phủ phê duyệt năm 2006. Có ranh giới hành chính: - Phía Đông giáp biển Đông

- Phía Nam giáp xã Hải Thượng - Phía Bắc giáp xã Tĩnh Hải.

Thời tiết khí hậu

Chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều. Chia ra làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11; mùa khô kéo dài từ 5 tháng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Số liệu tại trạm quan trắc khí tượng Tĩnh Gia, giai đoạn 2000 – 2010 như sau:

Nhiệt độ không khí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổng nhiệt độ năm 8.500 – 8.600oC

- Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,1oC

- Biên độ nhiệt độ trung bình năm 12 - 13oC

- Nhiệt độ tối cao trung bình các tháng từ 28,3oC – 40,9oC, tối thấp trung bình các tháng từ 14,6oC – 26,2oC

- Biên độ nhiệt độ bình quân các tháng 4,0 – 7,2oC

- Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 7 khoảng 29,1oC

- Nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm vào tháng 1 khoảng 16,5oC

Lượng mưa

Trong vùng thường có mưa rào trong thời gian ngắn, với lượng mưa nhiều có khi vượt quá 200mm/ ngày.

- Tổng lượng mưa trung bình năm: 1.874mm;

- Lượng mưa trung bình cao nhất: 495mm vào tháng hàng năm; - Lượng mưa trung bình thấp nhất: 33mm vào tháng 12 hàng năm;

- Số ngày mưa trong năm cộng dồn 127 ngày; - Mùa mưa thường gây xói lở bờ biển, xói mòn đất.

- Mùa khô hanh từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 11,6% cả năm, mùa này thường có nguy cơ cháy rừng.

Độ ẩm không khí:

- Độ ẩm trung bình cả năm trong phạm vi 85 – 87% - Độ ẩm trung bình cao nhất 93% vào tháng 3. - Độ ẩm trung bình thấp nhất 79% vào tháng 7.

Đặc biệt vào những tháng có Tây Nam khô nóng (tháng 4 – 7), độ ẩm không khí tối thấp tuyệt đối xuống rất thấp (61%); Đồng thời trong thời gian gió Tây Nam phát triển mạnh lượng bốc hơi nước rất nhanh (98,3 – 138,2mm vào tháng 5;6;7).

Hướng gió

Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa đông, thổi theo đợt, mỗi đợt kéo dài 3 - 4 ngày, tốc độ gió trung bình cấp 3, cấp 4. Vào mùa đỉnh điểm (tháng 12;1;2) tốc độ gió cao nhất có thể lên đến cấp 6, cấp 7. Gió mùa Đông Bắc có thời gian hoạt động từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Đặc điểm thời tiết khi có gió mùa Đông Bắc thường kéo theo mưa phùn.

Gió Tây Nam thổi vào mùa hè theo từng đợt 2 – 3 ngày có khi kéo dài vài tuần lể. Gió Tây Nam khô, nóng thổi từ tháng 5 đến tháng 7. Khi có gió Tây Nam nhiệt độ không khí thường lên cao, khô.

3.1.3 Đặc điểm kinh tế- xã hội

3.1.3.1 Tình hình sử dụng đất đai

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Hải Yến năm 2009

Chỉ tiêu Đơn vị Diện

tích

cấu(%)

Tổng diện tích đất tự nhiên ha 662,31 100,00

I.Đất nông nghiệp ha 411,47 62,13

1.Đất sản xuất nông nghiệp ha 261,50 39,48

1.1 Đất trồng cây hàng năm ha 227,57 34,36

1.2 Đất vườn tạp ha 33,93 5,12 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.Đất lâm nghiệp ha 149,97 22,65

II.Đất phi nông nghiệp ha 105,96 16,00

1. Đất chuyên dùng ha 88,21 13,32

2. Đất ở nông thôn ha 17,75 2,68

III.Đất chưa sử dụng ha 144,88 21,87

1. Đất bằng chưa sử dụng ha 56,15 8,48

2. Đất đồi núi chưa sử dụng ha 78,00 11,78

3. Sông suối ha 2,22 0,34 4. Đất mặt nước chưa sử dụng ha 0,5 0,08 5. Núi đá không có rừng ha 0,73 0,11 6. Đất chưa sử dụng khác ha 7,28 1,08 Diện tích đất NN BQ/khẩu M2 817,22 Diện tích đất SXNN BQ/khẩu M2 519,36

Nguồn: Số liệu thống kê địa chính xã Hải Yến năm 2009

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 662,31 ha, diện tích đất được đưa vào sử dụng năm 2009 là 517,43 ha, chiếm 78,13% tổng diện tích đất tự nhiên. Phân theo mục đích sử dụng thì đất nông nghiệp chiếm 62,13% (411,47 ha), đất phi nông nghiệp chiếm 16% (105,96 ha) và đất chưa sử dụng là 144,88 ha. Cơ cấu sử dụng đất cho thấy nguồn lực đất đai được sử dụng chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp trong đó đất dùng cho sản xuất nông nghiệp chiếm đến 39,48% (261,5 ha).

Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của Hải Yến năm 2009 là

người chỉ là 519,36 m2/người. Nguyên nhân của điều này là do trong cơ cấu đất nông nghiệp của địa phương thì đất sản xuất chiếm 63,55% còn lại là đất lâm nghiệp.

Hình 3.1 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của xã Hải Yến năm 2009

3.1.3.2 Tình hình dân số và lao động

Năm 2014, tổng số hộ trong toàn xã là 1239 hộ, với 5341 nhân khẩu được phân bố trên địa bàn 6 thôn là Trung Hậu, Đông Yến, Nam Yến, Văn Yên, Bắc Yến và Trung Yến. Tổng số lao động là 3829 người chiếm 71,7% tổng dân số toàn xã, trong đó tỷ lệ lao động nông nghiệp chỉ là 38,44%. So với

Một phần của tài liệu Phân tích sự thay đổi sinh kế của các hộ dân xã Hải Yến sau khi bàn giao đất xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 50)