Sự thay đổi nguồn vốn tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích sự thay đổi sinh kế của các hộ dân xã Hải Yến sau khi bàn giao đất xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 79)

Nguồn lực tài chính đầu tiên phải kể đến của hộ nông dân sau khi thu hồi đất là các khoản tiền đền bù. Số tiền đền bù bao gồm tiền đền bù đất, tiền hỗ trợ học nghề, và tiền ổn định đời sống. Nhận được các khoản đền bù làm tăng khả năng tài chính của hộ, và việc sử dụng nguồn lực quan trọng này như thế nào ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của người dân. Số tiền đền bù bình quân mỗi hộ nhận được là 617.906.305 đồng/hộ. Đây là một số tiền không hề nhỏ, thậm chí là rất lớn với các hộ nông dân khi mà thu nhập từ sản xuất nông nghiệp một năm chỉ xấp xỉ 20,4 triệu đồng. Kết quả điều tra hộ thể hiện ở bảng 4.6 cho thấy việc sử dụng tiền đền bù chưa thật sự đa dạng mà chỉ tập

trung vào một số khoản mục chính. Họ ít đầu tư cho học nghề mà phần lớn là xây dựng nhà cửa, mua sắm đồ dùng và gửi tiết kiệm. Số liệu điều tra cho thấy, các hộ gia đình sử dụng tới 62,52% số tiền đền bù để xây dựng nhà cửa bởi lẽ họ thuộc diện phải di dời tái định cư lên nơi ở mới. Có tới 14,62% nguồn vốn tài chính này được sử dụng để gửi tiết kiệm, điều này chứng tỏ người dân cũng nhìn nhận được phần nào những khó khăn họ phải đối mặt sau khi bị thu hồi đất, chính vì vậy khoản tiền gửi tiết kiệm sẽ giúp họ bảo toàn vốn đồng thời thu được tiền lãi hàng tháng.

Bảng 4.7 Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của các hộ được điều tra

Chỉ tiêu Số lượng (Tr.đ) Cơ cấu (%)

1. Tổng số tiền đền bù 37.66 9

100

2. Mục đích sử dụng

- Xây nhà 23.550 62,52

- Gửi tiết kiệm 5.507 14,62

- Mua sắm đồ dùng 3.167 8,41

- Chi cho học tập 1.414 3,76

- Cho người thân 1.127 2,99

- Trang trải nợ nần 375 0,99

- Đầu tư KD-DV 907 2,41

- Cho vay 50 0,13

- Chi khác 1.442 3,83

- Chữa bệnh 130 0,34

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2015

Khoản chi cho học tập trong đó có học hành và đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp là thông số quan trọng cho việc người dân có một sinh kế bền vững trong tương lai hay không. Nhưng thực tế đáng buồn, khi chỉ có 3,76% số tiền được dùng chi cho việc học hành, tạo cơ hội việc làm cho tương lai. Điều này là tín hiệu cho thấy, sinh kế của người dân sẽ gặp nhiều khó khăn trong tương lai khi họ bị mất đất nông nghiệp đồng thời lại thiếu đào tạo và trình độ, kỹ năng. Bên cạnh đó, việc dành 2,41% số tiền để chi cho đầu tư

Kinh doanh - dịch vụ chứng tỏ người dân đã phần nào thích ứng và chuyển đổi sinh kế thành công.

Đồng thời, một số lượng lớn vốn tài chính cũng “trôi” khỏi hầu bao của các hộ gia đình, nói cách khác, nhiều hộ dân xã Hải Yến đã tiêu một khoản tiền lớn trong những năm qua. Với nhiều hộ nông dân ở đây, số tiền đền bù được chia làm một số khoản chính trong đó, trong đó một phần quan trọng nhất để xây dựng nhà cửa. Việc xây dựng đã chiếm một số tiền lớn trong tổng số tiền đền bù của các hộ. Xây dựng nhà cửa trong một khoảng thời gian mấy năm đã không chỉ làm chuyển đổi không gian của xã thành một “công trường xây dựng” mà còn làm biến đổi môi trường xã hội của Hải Yến từ một vùng quê “bình thường” thành một cộng đồng “khá giả”. Điều này tuy có cải thiện điều kiện sống cho người dân nhưng tiềm ẩn nguy cơ không bền vững, không ổn định trong đời sống của nhiều hộ gia đình. Đặc biệt, việc đầu tư cho đào tạo thế hệ trẻ thông qua học nghề và đào tạo ở các trường chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ quá thấp. Điều này cũng dẫn đến một số con em trong các hộ gia đình này sa vào con đường ăn chơi, mắc tệ nạn xã hội (nghiện hút, cờ bạc, lô đề, mại dâm...).

Khả năng tích lũy tài chính của hộ vốn đã hết sức hạn chế khi còn sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp không mang lại một nguồn thu nhập cao, thậm chí nhiều người dân cho biết họ phải lấy công làm lãi thậm chí thua lỗ nếu mất mùa và chi phí đầu vào tăng cao. Khi nhận được số tiền đền bù thu hồi đất và hỗ trợ tái định cư, người dân có cơ hội để tích lũy vốn bằng các khoản gửi tiết kiệm ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Mặc dù, như đã phân tích, cũng chỉ có 14,62% tổng số tiền được người dân tích lũy theo kiểu này. Tuy nhiên sau hơn 4 năm bắt đầu với cuộc sống và sinh kế mới, khoản tiền tích lũy này chẳng những không tăng lên mà thậm chí đối với một số hộ còn ngày một cạn kiệt. Số liệu điều tra hộ cho thấy trong tổng số 42 hộ có khoản tiền gửi tiết kiệm sau khi nhận được số tiền đền bù thì có tới 7 hộ cho biết họ

đã rút bớt số tiền trong tài khoản để chi tiêu và trang trải cuộc sống, những hộ thuộc diện này chủ yếu là những hộ được tổ chức tái định cư đầu tiên năm 2010 thuộc những thôn Trung Yến, Văn Yên, chỉ có 4 hộ cho rằng số tiền trong tài khoản tiết kiệm của họ đang tăng lên.

Hình 4.4 Sự thay đổi khả năng tích lũy tài chính của hộ

Đối với các hộ không sử dụng bất cứ khoản tiền đền bù thu hồi đất nào để gửi tiết kiệm thì khả năng tích lũy vốn thậm chí còn kém hơn. Minh chứng của điều này là việc tất cả những hộ không thực hiện các khoản gửi tiết kiệm ngay khi nhận được đền bù sau đó họ cũng không thể tạo ra được bất cứ một khoản tích lũy nào qua phương thức gửi tiết kiệm ngân hàng. Về nguyên tắc, nếu đầu tư vốn sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả thì trong tương lai sẽ tạo được khoản tích lũy vốn tài chính, tuy nhiên do việc chi tiêu của các hộ dân xã Hải Yến ít chú trọng vào các khoản mục có thể tạo ra khoản tiền trong tương lai. Chính vì thế đã khiến cho khả năng tích lũy tài chính và tái đầu tư gần như không thể thực hiện được. Như vậy có thể thấy, rõ ràng việc nhận được một khoản tiền đền bù lớn khi thu hồi đất là cơ hội tốt để người dân Hải Yến có thể tích lũy tài chính làm nguồn lực cho việc tái đầu tư, chuyển đổi sinh kế. Tuy nhiên, chính vì thiếu định hướng đúng đắn trong việc chi tiêu khoản tiền lớn thế này thế nào cho hiệu quả đã khiến họ tự làm suy giảm khả

năng tích lũy tài chính, lãng phí nguồn vốn quan trọng nhất đối với họ lúc này.

Cũng theo số liệu điều tra, mức độ tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của các hộ dân xã Hải Yến rất hạn chế, tất cả các hộ được điều tra đều không có các khoản vay ở các tổ chức tín dụng. Điều này được người dân lý giải là do các hộ vẫn đang có những khoản tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàng và các tổ chức tín dụng, nếu cần vốn họ có thể sử dụng nguồn này. Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất mà họ được hỏi đều tán thành đó là họ không biết mình sẽ vay tiền để làm gì, nghĩa là thực chất sự nghèo nàn trong các hoạt động sinh kế đang khiến người dân trở nên bị động hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn tài chính. Rõ ràng khi vay vốn họ phải mất chi phí tài chính là lãi tiền vay, vốn vay sẽ chỉ sinh lời nếu người dân đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, tâm lý sợ rủi ro của người dân cũng khiến họ rụt rè hơn trong việc quyết định sử dụng nguồn vốn này.

Các khoản thu nhập không những đánh giá được kết quả sinh kế mà nó cũng được xem như một nguồn vốn tài chính của hộ dân. Tuy nhiên ở đây, chúng tôi chủ yếu coi thu nhập dưới dạng tiền mặt là nguồn vốn tài chính của hộ. Nếu xem xét dưới khía cạnh này có thể thấy, trước khi bàn giao đất, khoản thu chính của người dân Hải Yến đến từ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, phần thu nhập này chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp, khoản thu tiền mặt chỉ đến khi người dân quyết định bán nông sản của mình làm ra. Sau khi bàn giao toàn bộ đất sản xuất nông nghiệp, người dân Hải Yến chủ yếu mưu sinh bằng các hoạt động phi nông nghiệp như: lao động tự do, kinh doanh dịch vụ, làm thuê mướn, lãi thu được từ tiền gửi ngân hàng và các tổ chức tín dụng... Tuy công việc không thực sự ổn định nhưng thu nhập của họ đều được trả bằng tiền mặt, điều này giúp gia tăng nguồn vốn tài chính của hộ, giúp họ trang trải chi phí cho cuộc sống.

Hình 4.5 Sự thay đổi thu nhập bằng tiền mặt bình quân 1 tháng của các hộ trước và sau khi thu hồi đất

Đồ thị 4.5 cho thấy rõ sự gia tăng đáng kể nguồn vốn tài chính của hộ dân xã Hải Yến khi xem xét các khoản thu nhập bằng tiền mặt của họ. Đây cũng là hệ quả tất yếu của quá trình chuyển đổi sinh kế từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp của người nông dân bị thu hồi đất. Thu nhập bình quân bằng tiền mặt của các hộ tăng từ 2,8 trđ/tháng lên mức 5,25 trđ/tháng.

Như vậy, vốn tài chính của người dân xã Hải Yến đến từ một số nguồn chủ yếu: Nguồn vốn đền bù đất, hỗ trợ tái định cư, nguồn vốn tích lũy, và nguồn thu nhập thường xuyên bằng tiền mặt. Trong khi việc sử dụng chưa hợp lý và hiệu quả đã khiến cho nguồn tiền đền bù đất đai đang ngày càng cạn kiệt thì khả năng tích lũy vốn tài chính của các hộ vẫn còn thấp. Những bế tắc trong chuyển dịch sinh kế phi nông nghiệp là căn nguyên gốc rễ lý giải cho việc người dân ngần ngại tiếp cận với các nguồn vốn vay tài chính từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Việc gia tăng đáng kể khoản thu nhập thường xuyên bằng tiền mặt đang là cứu cánh cho nguồn sinh kế của các hộ dân xã Hải Yến ở thời điểm hiện tại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích sự thay đổi sinh kế của các hộ dân xã Hải Yến sau khi bàn giao đất xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 79)