Hạn chế trong thanh toán tạm ứng và thu hồi tạm ứng:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế đầu tư Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội (Trang 66)

- Kế hoạch vốn đầu tư: 46.318.607 triệu đồng

2.3.2.4 Hạn chế trong thanh toán tạm ứng và thu hồi tạm ứng:

Theo Thông tư 130/2007/TT – BTC ngày 02/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, TTVĐT và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN để thực hiện Nghị định số 99/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình quy định về đối tượng được tạm ứng vốn và mức tạm ứng vốn chỉ quy định mức tạm ứng tối thiểu và không khống chế mức tạm ứng tối đa. Như vậy, có thể hiểu rằng, nếu chủ đầu tư và nhà thầu thống nhất trong điều khoản của hợp đồng về tạm ứng vốn với mức là 100% là phù hợp với quy định hiện hành. Nhưng việc thu hồi tạm ứng được thu hồi bắt đầu từ lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Đây là vấn đề hết sức phi lý, chắc chắn nhà thầu sẽ phải nộp lại số tiền đã tạm ứng từ NSNN từ rất nhiều lí do khác nhau (chưa đủ khối lượng 100%, khối lượng phát sinh giảm, đình hoãn hoặc giãn thi công..) đặc biệt phi lý trong những thời điểm kiềm chế lạm phát.

Do đặc điểm của công trình xây dựng, một số cấu kiện bán thành phẩm trong xây dựng công trình có giá trị lớn phải được sản xuất trước để đảm bảo tiến độ thi công và một số loại vật tư đặc chủng, vật tư phải dự

trữ theo mùa nếu thấy cần thiết được tạm ứng theo nhu cầu cần thiết của việc tạm ứng, nhập khẩu và dự trữ. Việc thu hồi số vốn tạm ứng trên khi thanh toán khối lượng hoàn thành có cấu thành các loại vật tư đã được tạm ứng nói trên.

Quy định này còn chưa rõ ràng và cụ thể về vật tư dự trữ theo mùa là loại nào, ví dụ cát, sỏi, đá...có phải là vật tư cần được dự trữ theo mùa không? Khi thu hồi đối với gói thầu chỉ định thầu mà có chênh lệch giá vật tư giữa thời điểm tạm ứng và thời điểm thu hồi sẽ sử lý ra sao? Đây là một trong những vướng mắc mà khi xử lý đã gây ra nhiều tranh luận trái triều.

* Ví dụ: khi tạm ứng để nhà thầu nhập khẩu vật tư cấu kiện, bán thành phẩm đối với gói thầu chỉ định thầu, KBNN sẽ căn cứ đơn giá được duyệt theo dự toán, hợp đồng nhập khẩu hoặc báo giá (nếu có). Khi thanh toán khối lượng, nhà thầu và Chủ đầu tư nghiệm thu khối lượng với đơn giá tại thời điểm thi công hoặc thời điểm nghiệm thu, vì vậy có sự chênh lệch tương đối lớn so với giá đã tạm ứng (có thể tăng hoặc giảm), đồng thời Chủ đầu tư cũng duyệt điều chỉnh dự toán đơn giá vật tư cấu kiện bán thành phẩm đó theo thời điểm nghiệm thu. Vậy, Kho bạc kiểm soát theo đơn giá nào? Nếu nhà thầu tự ứng vốn thi công hoặc gói thầu tổ chức đấu thầu thì ở đây không có gì phải bàn, nhưng vấn đề là ở chỗ nhà thầu đã được tạm ứng vốn từ NSNN, hồ sơ tạm ứng vẫn còn lưu trong tài liệu kiểm soát của KBNN. Đây là một câu hỏi đặt ra xem qua thiết nghĩ đơn giản, nhưng thời gian qua chưa có sự đồng thuận của các cấp có thẩm quyền trong xử lý thu hồi tạm ứng vật tư cấu kiện bán thành phẩm. Không đơn giản chỉ là việc thu đủ số vốn đã ứng cho nhà thầu, mà xử lý ra sao với số tiền chênh lệch vật tư cấu kiện bán thành phẩm đã được tạm ứng từ nguồn vốn NSNN mà chủ đầu tư và nhà thầu nghiệm thu khối lượng hoàn thành có cấu thành các loại vật tư nói trên.

Bên cạnh vướng mắc đó còn vấn đề nữa cũng cần được hướng dẫn thống nhất chung, đó là số tiền tạm ứng vật tư cấu kiện bán thành phẩm,

Chủ đầu tư sẽ chuyển cho Nhà thầu hay chuyển cho đơn vị cung ứng vật tư cấu kiện? Trong thực tế các cơ quan cấp vốn đã từng có chỉ đạo xử lý tình thế, khi thì chuyển thẳng cho đơn vị cung ứng, khi thì chuyển cho nhà thầu.

Việc quy định không khống chế mức tạm ứng tối đa nói trên, thì có cần thiết phải quy định tạm ứng vật tư cấu kiện bán thành phẩm nữa hay không?

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế đầu tư Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w