- Kế hoạch vốn đầu tư: 46.318.607 triệu đồng
XDCB) Phòng Kế hoạch
(Chi vốn SNKT và ODA) Bộ phận giao dịch 1 cửa Đơn vị giao dịch (1) (2) (3)
(2) Bộ phận 1 cửa chuyển hồ sơ chứng từ cho các Phòng nghiệp vụ nhận và kiểm soát thanh toán…
(3) Các Phòng nghiệp vụ xử lý xem xét hồ sơ trình Ban Giám đốc duyệt và chuyển hồ sơ cho bộ phận 1 cửa trả khách.
Để triển khai chủ trương này, KBNN Hà Nội đã thành lập bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, bố trí quầy giao dịch một cửa tại vị trí thuận tiện nhất tại trụ sở làm việc, trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị phục vụ công tác giao dịch như máy tính, máy in, điện thoại...cho cán bộ giao dịch, tổ chức tập huấn quy trình nghiệp vụ để nâng cao trình độ cho cán bộ, điều động và bố trí cán bộ đủ năng lực để tiếp nhận hồ sơ, giải quyết công việc theo quy trình nghiệp vụ.
Theo đó, các đơn vị dự toán, các chủ đầu tư chỉ phải liên hệ, giao dịch với bộ phận này và không phải liên hệ trực tiếp với cán bộ chuyên quản như trước đây. Đặc biệt là tại tất cả các KBNN trực thuộc KBNN Hà Nội đã trang bị hòm thư góp ý kiến của khách hàng, số điện thoại đường dây nóng để nhân dân, các tổ chức, cá nhân thực hiện quyền giám sát, phản ánh việc chấp hành quy trình và các quy định pháp luật của cán bộ. Các quy trình nghiệp vụ và thủ tục về giao nhận hồ sơ, thời hạn giải quyết công việc đối với đối với từng loại nghiệp vụ kiểm soát chi đã được niêm yết công khai tại trụ sở các KBNN trên toàn địa bàn, trên các ki ốt thông tin đặt tại nơi giao dịch.
Cơ chế giao dịch một cửa đã đạt được những kết quả như sau:
- 100% các đơn vị trực thuộc KBNN Hà Nội đã thực hiện kiểm soát chi NSNN theo quy trình một cửa, hình thức giao dịch này đã đi vào nề nếp và phát huy hiệu quả, bước đầu được khách giao dịch làm quen và chấp thuận. Việc tiếp nhận hồ sơ, ghi giấy hẹn và trả kết quả đã được thực hiện công khai, minh bạch, các hồ sơ được giải quyết đúng hẹn và được khách giao dịch đồng tình ủng hộ.
- Thực hiện cơ chế này, khách giao dịch chỉ phải giao hồ sơ, nhận kết quả và tiếp xúc với một cán bộ duy nhất tại một nơi, không phải đi lại
nhiều Phòng và giao dịch với nhiều cán bộ như trước đây, góp phần hạn chế hiện tượng tiêu cực như gây phiền hà, nhũng nhiễu và vụ lợi của cán bộ nghiệp vụ.
- Cơ chế giao dịch một cửa cũng góp phần tăng tính công khai, minh bạch trong quá trình thụ lý hồ sơ, bởi lẽ nhiều người cùng tham gia trong một dây truyền luân chuyển hồ sơ, đồng thời cũng là cơ chế giám sát lẫn nhau trong việc tuân thủ quy trình, không còn khép kín như trước đây khi khách hàng chỉ giao dịch với cán bộ nghiệp vụ.
Đối với cán bộ nghiệp vụ cũng có thời gian để tập trung xử lý nghiệp vụ chuyên môn mà không phải mất thời gian tiếp xúc với khách hàng, không bị tác động bởi khách hàng trong quá trình giải ngân. Hơn nữa, cơ chế này đã làm thay đổi tác phong làm việc, ý thức trách nhiệm và giữ gìn uy tín trong giải quyết công việc đúng thời hạn theo giấy hẹn, đó chính là văn minh công vụ cần được phát huy.
2.2.7 Quy trình áp dụng trong kiểm soát TTVĐT XDCB tạiKBNN Hà Nội giai đoạn 2000 – 2007: