Hạn chế trong kiểm soát chi uỷ nhiệm vốn bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế đầu tư Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội (Trang 68 - 69)

- Kế hoạch vốn đầu tư: 46.318.607 triệu đồng

2.3.2.5 Hạn chế trong kiểm soát chi uỷ nhiệm vốn bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng:

thiệt hại giải phóng mặt bằng:

Một trong những hồ sơ Chủ đầu tư phải gửi đến Kho bạc nhận uỷ nhiệm để được giải ngân đó là: Phương án đền bù giải phóng mặt bằng được duyệt (theo quy định tại Công văn số 390/KBNN-TTVĐT ngày 31/12/2007 của KBNN). Trường hợp đơn vị bị thiệt hại tài sản thuộc sở hữu vốn nhà nước khi thực hiện GPMB thì vẫn phải lập phương án bồi thường, nếu có nhu cầu đầu tư xây dựng lại thì phải lập dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; nếu không có nhu cầu đầu tư sẽ được ghi giảm vốn do Nhà nước giao quản lý sử dụng đối với phần bị thiệt hại, như vậy số tiền này sẽ không được giải ngân. Nhưng Quy trình nghiệp vụ lại chưa hướng dẫn rõ nghiệp vụ này phải thụ lý hồ sơ và giải quyết ra sao, nên nhiều nơi vẫn giải ngân theo Quyết định phê duyệt phương án đền bù. Vậy, trách nhiệm này thuộc về ai? (Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, chủ tài khoản hay KBNN).

Mặt khác Công văn số 3906/KBNN-TTVĐT ngày 31/12/2007 của KBNN cũng chưa quy định cụ thể hồ sơ Chủ đầu tư phải gửi đến Kho bạc uỷ nhiệm để được chuyển vốn đối với trường hợp tái định cư, tái đầu tư (có Quyết định đầu tư mới được chuyển vốn hay không cần Quyết định đầu tư?).

Chi phí Hội đồng GPMB, Ban chỉ đạo GPMB được quy định là phải lập dự toán, được tạm ứng khi có phát sinh và phải được quyết toán kinh phí theo từng dự án với Kho bạc. Nhưng ở nhiều địa phương, Hội

đồng GPMB và Ban chỉ đạo GPMB được giao nhiệm vụ trong năm đồng thời triển khai công tác GPMB của nhiều dự án nhiều cấp ngân sách. Vì vậy, họ được mở tài khoản tại Kho bạc để nhận kinh phí tổ chức thực hiện công tác GPMB của tất cả các dự án trên địa bàn, lập dự toán chi chung cho đơn vị của họ trình cấp có thẩm quyền tại địa phương phê duyệt. Do vậy, họ không thể tách riêng chứng từ, xé lẻ các khoản chi để phân bổ cho các dự án đã chuyển kinh phí. Kinh phí thực hiện theo dự toán được duyệt sẽ quyết toán với cơ quan tài chính đồng cấp hàng năm. Đó cũng là lý do tại sao họ không thể quyết toán với Kho bạc và Kho bạc không thực hiện được thanh toán tạm ứng. Hơn nữa, Kho bạc chỉ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với Chủ đầu tư, chứ không thể quản lý các đơn vị thuộc đối tác của Chủ đầu tư (Nhà thầu, tư vấn, Hội đồng GPMB, Ban chỉ đạo GPMB…).

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế đầu tư Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w