Xử lý nợ đọng trong XDCB:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế đầu tư Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội (Trang 112 - 116)

- Số dư tiền gửi của Ban QLDA: đồng Dự toán chi phí QLDA năm được duyệt: đồng

3.4.3.3 Xử lý nợ đọng trong XDCB:

Để khắc phục tình trạng nợ đọng XDCB này, theo học viên cần áp dụng nhiều biện pháp, song một số biện pháp cơ bản cần được quan tâm như:

Thứ nhất. Thiết lập sự bình đẳng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu thông qua hợp đồng kinh tế, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ mỗi bên như:

+ Nhà thầu khi tham dự đấu thầu và thực hiện hợp đồng phải có bảo lãnh của Ngân hàng, đồng thời phải chứng minh được khả năng tài chính để đảm bảo đủ vốn thi công. Nhà thầu thi công chậm tiến độ thì phải chịu phạt theo điều khoản đã cam kết, số tiền phạt này được trừ vào giá trị quyết toán công trình;

xác nhận về đảm bảo nguồn vốn thanh toán của cơ quan cấp phát hoặc cho vay. Nếu Chủ đầu tư chậm thanh toán khối lượng cho Nhà thầu thì cũng phải chịu phạt trên giá trị khối lượng chậm thanh toán theo lãi suất quá hạn của Ngân hàng, số tiền này được Chủ đầu tư cân đối từ nguồn vốn tự có của mình để chuyển trả cho Nhà thầu, đương nhiên Chủ đầu tư không thể lấy vốn NSNN để trả nếu như lỗi hoàn toàn do Chủ đầu tư.

Thứ hai. Nếu dự án đã được bố trí kế hoạch vốn đầu tư mà NSNN không kịp cân đối để có nguồn vốn thanh toán cho Nhà thầu thì Nhà nước phải trả cho Nhà thầu. Nếu Ngân hàng ký kết hợp đồng tín dụng mà không phát tiền vay kịp thời thì Ngân hàng cho vay phải chịu phạt chậm thanh toán.

Thứ ba. Khi duyệt kế hoạch đấu thầu, duyệt thời điểm mở thầu và quyết định trúng thầu, cấp có thẩm quyền cần phải xem xét đến nguồn vốn thanh toán của Chủ đầu tư. Nếu Chủ đầu tư không đảm bảo nguồn vốn đầu tư theo tiến độ mà cấp có thẩm quyền vẫn phê duyệt kế hoạch đấu thầu, cho phép mở thầu, ban hành quyết định trúng thầu thì phải liên đới chịu trách nhiệm.

Thứ tư. Cần phải có chế tài xử phạt những cơ quan, đơn vị, cá nhân đã góp phần làm phát sinh khối lượng nợ xấu (không đảm bảo mục tiêu đầu tư, không có hiệu quả kinh tế-xã hội…) và cơ chế cá nhân chịu trách nhiệm trong đầu tư XDCB, không thể duy trì mãi hình thức cộng đồng trách nhiệm và đổ lỗi vòng vo như hiện nay.

Thứ năm. Các Bộ, ngành, địa phương cần thực hiện giám sát ngay từ khâu bố trí kế hoạch vốn đầu tư đảm bảo nguyên tắc phân bổ kế hoạch hàng năm theo quy định, bố trí vốn trả nợ dự án những năm trước rồi mới bố trí xây mới.

Thứ sáu. Cương quyết loại bỏ những dự án kém hiệu quả, không đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Tập trung đầu tư những dự án trọng điểm, không đầu tư dàn trải, không kéo dài thời gian đầu tư quá thời hạn theo quy định hiện hành.

KẾT LUẬN

Hơn 8 năm trực tiếp làm nhiệm vụ kiểm soát TTVĐT, KBNN Hà Nội đã từ chối thanh toán hàng ngàn khoản chi đầu tư do áp sai định mức, đơn giá, không có khối lượng thực hiện với giá trị hơn 3.000 tỷ đồng. Không thoả mãn với thành tích đạt được, KBNN Hà Nội đã và đang hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng công tác kiểm soát TTVĐT, đảm bảo thanh toán vốn đúng, đủ, kịp thời theo quy định của Nhà nước và đặc biệt là chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng. Để nghiên cứu giải quyết vấn đề này, luận văn nghiên cứu khoa học “Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội” đã đi sâu nghiên cứu và sáng tỏ một số nội dung cơ bản sau:

- Thứ nhất: Đã hệ thống hoá và trình bày tổng quan những nội dung cơ bản về vốn đầu tư XDCB, nhận diện thất thoát, lãng phí trong quá trình giải ngân, đồng thời đi sâu phân tích những nội dung liên quan đến kiểm soát TTVĐT hệ thống Kho bạc Nhà nước. Trên nền tảng này, đề tài tiếp tục mạch tư duy hệ thống các vấn đề tiếp theo.

- Thứ hai: Đề tài đã đưa ra cách nhận diện thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ quá trình quy hoạch và chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, quyết toán vốn đầu tư, giúp cho người đọc nhận diện thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng thông qua nghiệp vụ kiểm soát TTVĐT của Kho bạc Nhà nước.

- Thứ ba: Phân tích toàn diện và sát thực về thực trạng công tác kiểm soát TTVĐT của KBNN Hà Nội giai đoạn 2000 - 2007 để có những đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân thuộc về yếu tố khách quan cũng như chủ quan để tìm ra giải pháp phù hợp.

- Thứ tư: Kết hợp với các yếu tố phân tích ở Chương 1, Chương 2 với định hướng hoạt động của Kho bạc Nhà nước và KBNN Hà Nội trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTVĐT XDCB, Luận văn đã đưa ra 5

giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát TTVĐT tại KBNN Hà Nội. Bên cạnh 5 giải pháp là nhóm các giải pháp hỗ trợ, điều kiện thực hiện giải pháp và một số kiến nghị nhằm góp phần chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng.

Đây là một đề tài khó, mang nhiều yếu tố phức tạp và nhậy cảm, nhưng với tinh thần quyết tâm của học viên, cộng với lòng say mê nghề nghiệp, học viên đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Mặc dù vậy, nội dung của đề tài không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Học viên mong muốn nhận được những đóng góp quý báu của các thầy cô và đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu khoa học này được hoàn thiện hơn, đồng thời rất mong nhận được sự cảm thông chia sẻ với những khó khăn vất vả trong hoạt động nghiệp vụ kiểm soát TTVĐT của cán bộ TTVĐT toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế đầu tư Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w