- Số dư tiền gửi của Ban QLDA: đồng Dự toán chi phí QLDA năm được duyệt: đồng
3.4.3.2 Kiến nghị sửa đổi chính sách đền bù GPMB như sau:
Khi xây dựng chính sách chúng ta cần phải tự đặt mình vào trường hợp bị giải toả ra khỏi nơi mình đang cư trú để nhận thức sâu sắc vấn đề đền bù thiệt hại và cuộc sống nơi tái định cư sau GPMB, bởi những người bị thu hồi đất ngoài việc không thoải mái về mặt tâm lý khi bắt buộc phải tái định cư, còn bị xáo trộn rất lớn về cuộc sống. Do đó, giá đền bù thiệt hại không thể tính giá như trong điều kiện chuyển nhượng bình thường, mà phải tính toán sao cho người bị thu hồi được đền bù đúng mức, để tạo lập cuộc sống nơi định cư mới phải hơn hoặc tương đương nơi ở cũ.
Theo nguyên tắc đền bù thiệt hại về đất thì tuỳ trường hợp cụ thể, người có đất bị thu hồi được đền bù bằng tiền, nhà ở hoặc bằng đất. Đây thực sự là vấn đề cốt lõi của GPMB, bởi trong thực tế nếu người dân bị thu hồi đất được đền bù bằng tiền (không đền bù bằng đất) nhưng số tiền đền bù đó lại không thể mua được diện tích đất tương đương đã bị giải toả trên thị trường. Đặc biệt là giá đất đền bù ở đô thị, thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… giá đền bù có khoảng chênh lệch lớn so với giá đất chuyển nhượng thực tế nên chưa được người dân đồng tình, ủng hộ dẫn đến khiếu kiện kéo dài…
Cần làm rõ hơn các điều kiện được đền bù thiệt hại về đất, nhất là các trường hợp đất sử dụng ổn định qua các thời kỳ gắn với chính sách quản lý đất đai của thời điểm lịch sử lúc đó mà không vi phạm quy hoạch, không vi phạm hành lang bảo vệ công trình, không lấn chiếm trái pháp luật theo hướng phải tôn trọng thực tế sử dụng đất diễn ra qua các giai đoạn lịch sử khác nhau như: cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp, hợp tác hóa nông nghiệp và hợp tác hoá tiểu thủ công nghiệp, trước và sau khi có Luật đất đai …Trong phương án đền bù bằng đất cần
tránh trường hợp người bị thu hồi diện tích đất nhiều thì được đền bù bằng diện tích đất ít hơn, người bị thu hồi diện tích đất ít thì lại được đền bù diện tích đất lớn hơn (mặc dù phần chênh lệch người bị giải toả được nhận hoặc nộp thêm bằng tiền).
Phương thức xác định hệ số K phải đảm bảo phù hợp với khả năng sinh lợi (đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản) và giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường địa phương (đối với đất khác), đồng thời cũng thống nhất với chính sách định giá cho thuê đất, tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu lệ phí trước bạ, bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê trên cùng địa bàn.
Khi lập và phê duyệt dự án tuyến đường giao thông qua đô thị, cấp có thẩm quyền nên xây dựng dự án theo kinh nghiệm một số nước trong khu vực: kết hợp xây dựng mới (hoặc mở rộng) tuyến đường giao thông với tạo cảnh quan hai bên đường, quỹ đất hai bên đường có thể đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng công trình cao ốc, nhà làm việc, văn phòng cho thuê… theo quy hoạch. Kinh phí thu được một phần dành để xây dựng tuyến đường đó và đền bù thiệt hại cho người bị thu hồi đất.
Uỷ ban nhân dân tỉnh (thành phố) trực thuộc Trung ương sớm công bố, và niêm yết công khai quy hoạch từng địa phương, đặc biệt là các khu vực chuẩn bị GPMB để dân biết và thực hiện, tránh lãng phí tiền của của nhân dân; điều chỉnh kịp thời giá đền bù công trình, cây lâu năm, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lấy lá, cây hoa màu… theo sát thời vụ, sát thực tế; hướng dẫn quản lý dự toán, quyết toán chi phí hoạt động của Hội đồng GPMB, Hội đồng thẩm định, Chủ dự án.
Tăng cường công tác tuyên truyền chính sách, chế độ, lợi ích của công tác GPMB thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các đoàn thể nhằm làm cho mọi người dân am hiểu và hiểu đúng chế độ chính sách, hiểu nghĩa vụ và quyền lợi, tự nguyện vận động mọi người thực hiện tốt công tác GPMB. Đồng thời chính quyền tỉnh (thành phố) đến
quận, huyện, phường xã cần biết kết hợp giữa vận động với biện pháp cứng rắn, kiên quyết, khi cần thiết cơ quan pháp luật phải can thiệp kịp thời xử lý đúng mức đối với những phần tử chống đối.
Tăng cường hơn nữa trách nhiệm của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc địa phương, Hội đồng GPMB quận huyện, Chủ dự án trong việc điều tra, thu thập số liệu tài liệu, lập phương án đền bù GPMB nhằm đảm bảo tính chính xác, công bằng và đúng pháp luật.
Xây dựng qui trình GPMB từ điều tra hiện trạng, lập phương án... đến thẩm định phương án, chế độ trách nhiệm của từng thành viên trong Hội đồng thẩm định tỉnh (thành phố), Ban chỉ đạo GPMB, Hội đồng GPMB… Ban hành biểu mẫu, hồ sơ... thống nhất trên toàn địa bàn.
Hàng năm tỉnh (thành phố) cần lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ làm công tác GPMB ở quận huyện; tổ chức hội thảo, tập huấn rút kinh nghiệm trên toàn địa bàn. Hàng quí tổ chức giao ban thảo luận chuyên đề giữa Hội đồng thẩm định với các quận, huyện và Chủ dự án nhằm kịp thời giải quyết những vướng mắc khó khăn trong việc áp dụng chính sách để lập phương án đền bù GPMB.
Để góp phần đẩy nhanh tiến độ GPMB, tỉnh (thành phố) cần tạo quĩ đất, quĩ nhà tái định cư đảm bảo số lượng và chất lượng phục vụ công tác GPMB, trước khi triển khai di dân để thực hiện dự án.