Hạn chế trong việc áp dụng quy trình giao dịch 1cửa trong kiểm soát TTVĐT:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế đầu tư Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội (Trang 59)

- Kế hoạch vốn đầu tư: 46.318.607 triệu đồng

2.3.2.1 Hạn chế trong việc áp dụng quy trình giao dịch 1cửa trong kiểm soát TTVĐT:

trong kiểm soát TTVĐT:

Qua thời gian triển khai kiểm soát chi theo phương thức giao dịch một cửa tại hệ thống KBNN Hà Nội nhằm mục đích công khai, minh bạch, rõ ràng và thuận tiện cho các tổ chức và cá nhân đến giao dịch tại KBNN. Phương thức giao dịch này đã bộc lộ một số hạn chế như sau:

- Về bố trí cán bộ: Trong điều kiện số lượng biên chế cán bộ của hệ thống KBNN Hà Nội có hạn, đặc biệt là với các đơn vị KBNN cấp huyện: bộ phận kế hoạch chỉ được giao biên chế 1-2 cán bộ, bộ phận kế toán được giao biên chế 4-5 cán bộ. Vì vậy, việc bố trí cán bộ tại bộ phận giao nhận hồ sơ và trả kết quả theo hướng tách biệt giữa người giao dịch trực tiếp với khách hàng và người xử lý nghiệp vụ là không thể thực hiện được. Đặc biệt là ở những thời điểm cuối năm ngân sách, cuối kỳ khoá sổ niên độ kế hoạch năm, lượng khách hàng giao dịch rất đông gây nên tình trạng quá tải đối với cơ quan Kho bạc ngay cả khi kiểm soát chi theo mô hình từng cán bộ nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng. Nay theo mô hình giao dịch một cửa này, mọi giao dịch đều tập trung vào bộ phận giao nhận hồ sơ và trả kết quả là không khả thi, gây nên tình trạng xếp hàng nộp hồ sơ, vì thế việc giải ngân không đảm bảo kịp thời và kéo dài thời gian hơn so với trước đây.

- Đối với kiểm soát TTVĐT, cán bộ tại bộ phận giao dịch nhận hồ sơ và trả kết quả dù tài giỏi đến đâu cũng không thể nhớ hết diễn biến hồ sơ và quá trình giải ngân của từng dự án đầu tư. Vì thế không thể trả lời khách hàng về việc hồ sơ khi giao nhận đã đủ điều kiện để giải ngân hay chưa - điều mà chỉ cán bộ TTVĐT trực tiếp quản lý hồ sơ dự án mới có thể trả lời chính xác, nhưng chính cán bộ TTVĐT cũng không thể tự ý trả lời khi chưa tra soát lại hồ sơ đã có và quá trình giải ngân vốn đầu tư cho dự án.

- Cán bộ giao dịch chỉ có thể trả lời khách hàng giao dịch về tính hợp lệ của hồ sơ và ký nhận số lượng hồ sơ giao nhận mà không thể trả

lời số tiền chấp nhận giải ngân là bao nhiêu? Vì thế việc giao dịch của khách hàng cho món tiền muốn giải ngân chưa thể chắc chắn đã hoàn tất, thời gian giải ngân sẽ kéo dài hơn, khách hàng sẽ phải giao dịch nhiều lần hơn. Với các giao dịch kiểm soát chi thường xuyên và lĩnh tiền mặt nếu khách hàng có nhu cầu giải quyết ngay trong ngày giao dịch thì thời gian giải quyết chậm hơn so với trước đây, vì theo quy định hồ sơ giao nhận phải chuyển qua bộ phận giao dịch một cửa, sau đó mới được chuyển đến cho cán bộ nghiệp vụ xử lý.

- Một trong những mục đích giao dịch một cửa hiện nay nhằm để hạn chế tiêu cực, phiền hà của cán bộ nghiệp vụ khi trực tiếp giao dịch với khách tại trụ sở làm việc. Nhưng ai dám chắc giao dịch gián tiếp không diễn ra ngoài trụ sở Kho bạc? Những vướng mắc trong hồ sơ thanh toán nếu được trao đổi thông qua thủ tục giấy tờ hành chính sẽ nhiêu khê và chậm trễ hơn rất nhiều nếu được trao đổi trực tiếp giữa cán bộ nghiệp vụ và đơn vị giao dịch. Trường hợp đơn vị giao dịch chưa đồng tình với xử lý nghiệp vụ của cơ quan Kho bạc thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ không thể trực tiếp giải thích với khách hàng một cách thoả đáng ngay, mà phải trao đổi với cán bộ trực tiếp xử lý nghiệp vụ trước khi giải thích lại với khách hàng, làm cho khách hàng phải chờ đợi, vì thế đương nhiên khách không đồng tình. Đó là chưa kể đến trường hợp “tam sao thất bản” của cán bộ giao dịch.

- Khi thực hiện mô hình giao dịch một cửa, công việc giao nhận hồ sơ và trả kết quả giữa cán bộ giao dịch với khách hàng, giữa cán bộ giao dịch với cán bộ xử lý nghiệp vụ so với quy trình kiểm soát chi trước đây đã làm tăng thủ tục hành chính gấp 3 lần vì đều phải thực hiện giao nhận bằng văn bản giấy tờ.

- Về phía đơn vị giao dịch thì không phải đơn vị nào cũng nắm vững cơ chế chính sách trong quản lý chi ngân sách, trình độ kế toán- tài chính của các đơn vị giao dịch chưa đồng đều, đặc biệt là trong điều kiện hiện tại nhiều cơ chế chính sách được ban hành chưa đồng bộ, thường

xuyên thay đổi bổ sung ảnh hưởng đến việc cập nhật và bổ sung kiến thức của người thực thi công việc, nên hồ sơ chứng từ gửi đến KBNN không tránh khỏi thiếu sót phải trả lại để hoàn chỉnh nhiều lần nếu tiếp tục giao dịch theo mô hình một cửa như hiện nay.

2.3.2.2 Hạn chế trong cơ chế thanh toán chi phí quản lý dự ánđầu tư xây dựng:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế đầu tư Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w