Nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nước:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế đầu tư Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội (Trang 27 - 31)

Hoạt động XDCB có liên quan đến nhiều tổ chức, đơn vị, nhiều cấp, nhiều ngành cùng tham gia quản lý, thực hiện dự án đầu tư XDCB. Do vậy, công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nước chịu tác động của nhiều nhân tố bao gồm cả nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.

- Về nhân tố khách quan:

+ Cơ chế chính sách và các quy định về quản lý đầu tư XDCB của Nhà nước.

Cơ chế chính sách và các quy định về quản lý đầu tư XDCB của Nhà nước thường hay thay đổi và không đồng bộ. Trước năm 2003, văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư và XDCB cao nhất mới là Nghị định của Chính phủ, nhưng lại không đầy đủ và đồng bộ, nhiều văn bản quy định không sát với thực tế. Năm 2003, Quốc hội ban hành Luật Xây dựng và có hiệu lực từ ngày 01/7/2004; Năm 2005, Quốc hội ban hành Luật Đấu thầu có hiệu lực từ ngày 01/4/2006, Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2006. Mặc dù đã có nhiều đổi mới trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật có tính pháp lý cao nhất, nhưng các luật này chỉ là luật khung, để thực hiện các luật này lại phải chờ Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn và các bộ, ngành lại ban hành các thông tư, quyết định để hướng dẫn thực hiện Nghị định. Nên phần nào đã giảm hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật, cá biệt có những điều, khoản thuộc các văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau lại mâu thuẫn với các văn bản ban hành trước hoặc không thể thực hiện được trong thực

tế, gây khó khăn cho các tổ chức, đơn vị và cá nhân trong quá trình chuẩn bị, thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư XDCB. Đặc biệt là khi chuyển đổi từ kinh tế kế toán hóa tập trung sang kinh tế thị trường thì cơ chế chính sách của nhà nước không theo kịp với sự biến động của kinh tế thị trường, các bộ định mức, đơn giá do Nhà nước ban hành thường thấp hơn nhiều so với giá thị trường, điển hình là việc đền bù giải phóng mặt bằng, việc xác định giá đất để đền bù thường thấp, dẫn đến nhiều dự án vướng mắc về công tác đền bù giải phóng mặt bằng, làm cho tiến độ thực hiện dự án không đạt được so với mục tiêu đề ra, làm cho hiệu quả dự án không đạt được, vốn đầu tư XDCB không giải ngân được gây lãng phí vốn đầu tư.

+ Công tác lập, phân bổ dự toán, kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm của các cấp, các ngành và các địa phương và cơ quan tài chính có tác động lớn đến công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước.

Nếu việc lập, phân bổ dự toán, kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm mà sát với tiến độ thực hiện dự án và ngân sách cân đối được nguồn thu thì công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước gặp nhiều thuận lợi, công tác kiểm soát chi, kế toán, quyết toán vốn đầu tư hàng năm theo Luật Ngân sách đảm bảo chất lượng và đúng thời gian quy định.

Ngược lại, nếu công tác này mà thiếu chính xác, nguồn vốn của ngân sách thiếu hụt sẽ dẫn đến tình trạng dự án công trình bị giãn tiến độ gây lãng phí vốn đầu tư hoặc phải điều chỉnh dự toán, kế hoạch nhiều lần làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Mặt khác, công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB của Kho bạc Nhà nước gặp nhiều khó khăn, vốn ngân sách không quyết toán được theo đúng tiến độ và thời hạn, Kho bạc Nhà nước phải tổ chức theo dõi, quản lý số vốn đã giải ngân nhưng chưa quyết toán được do dự án bị đình hoãn thi công hoặc chậm tiến độ hoàn thành.

+ Các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, đơn vị, cá nhân lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý và tổ chức thực hiện dự án đầu tư cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN.

Nếu tuân thủ đúng các nguyên tắc, quy định của nhà nước về XDCB trong lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý và triển khai thực hiện dự án đầu tư thì việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc Nhà nước sẽ thuận lợi, quá trình kiểm soát chi, cấp phát thanh toán vốn sẽ nhanh chóng, rút ngắn thời gian luân chuyển của tiền trong lưu thông, tăng vòng quay của vốn, kích thích kinh tế phát triển.

Ngược lại, nếu quá trình lập, thẩm định phê duyệt dự án sơ sài, không tuân thủ đầy đủ chế độ quy định dẫn đến tình trạng khi thực hiện dự án phải điều chỉnh thay đổi quy mô, thiết kế của dự án, làm cho tổng vốn đầu tư cho dự an tăng lên, việc điều chỉnh, thay đổi dự án cũng mất nhiều thời gian làm cho dự án khi hoàn thành đưa vào sử dụng không còn phát huy được hiệu quả như mục tiêu ban đầu. Điều này cũng làm cho công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB của Kho bạc Nhà nước cũng gặp nhiều khó khăn về kiểm soát chi, theo dõi, điều chỉnh nguồn vốn cho phù hợp với điều chỉnh dự án… Hoặc, việc quản lý dự án trong quá trình thực hiện đầu tư của chủ đầu tư không tốt, dẫn đến các nhà thầu thi công công trình không tuân thủ quy trình, quy phạm kỹ thuật, bớt xén, thay đổi chủng loại vật tư, vật liệu, làm dối, làm ẩu, làm chất lượng công trình bị ảnh hưởng, nhanh xuống chấp và không đạt công suất thiết kế trong quá trình sử dụng. Điều này cũng làm cho công tác quản lý, kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước gặp khó khăn, nếu kiểm soát không tốt sẽ dẫn đến thất thoát, lãng phí vốn đầu tư của ngân sách nhà nước.

- Về nhân tố chủ quan: đây là nhân tố cơ bản, quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước.

của cán bộ làm công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng.

Tổ chức bộ máy phải gọn nhẹ, phù hợp với thực tế và mục tiêu quản lý của từng thời kỳ, tránh trùng lắp nhưng vẫn kiểm tra, kiểm soát được lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nếu tổ chức bộ máy không phù hợp thì việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB sẽ kém hiệu quả, chất lượng thấp, dễ gây thất thoát, lãng phí.

Trình độ, năng lực của người lãnh đạo, của cán bộ chuyên môn nghiệp vụ là yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN. Năng lực chuyên môn của cán bộ Kho bạc Nhà nước thể hiện qua năng lực phân tích, xử lý các thông tin được cung cấp và giám sát đối chiếu với các quy định hiện hành của Nhà nước và thể hiện ở phẩm chất đạo đức trong sáng của các cán bộ làm công tác này. Nếu thiếu khả năng và điều kiện này thì công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước sẽ kém hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí, tiêu cực.

Thứ hai, về quy trình nghiệp vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước là cây gậy chỉ đường là cẩm nang để các cán bộ nghiệp vụ, các bộ phận tham gia quản lý, kiểm soát, cấp phát thanh toán các khoản chi vốn đầu tư XDCB. Quy trình nghiệp vụ khoa học, quy định rõ ràng từng công việc, từng bước thực hiện các thao tác quản lý, kiểm soát, cấp phát thanh toán vốn đầu tư sẽ tạo thuận lợi cho việc tác nghiệp của các cán bộ nghiệp vụ. Việc quy định cách thức xử lý các tình huống điển hình hay xảy ra trong thực tế quản lý ở quy trình nghiệp vụ làm cho cán bộ quản lý yên tâm, tin tưởng trong quá trình thực hiện nghiệm vụ, hiệu quả và chất lượng quản lý được nâng cao.

Thứ ba, các trang thiết bị, phương tiện làm việc bao gồm cả các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cũng góp phần không nhỏ trong nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý. Với trang thiết bị đầy đủ, ứng dụng nhiều phần mềm công nghệ thông tin trong quản lý, thanh toán giúp cho tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tiền tệ trong thanh toán và góp phần làm tinh gọn bộ máy quản lý.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁNVỐN ĐẦU TƯ CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ NỘI

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế đầu tư Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội (Trang 27 - 31)