Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHHTM và công nghiệp Thái Bình Dương (Trang 34)

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.3.Phương pháp phân tích số liệu

d. Hệ thống máy móc thiết bị công nghệ

2.3.3.Phương pháp phân tích số liệu

 Phương pháp thống kê kinh tế

Đây là phương pháp phổ biến trong nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội. Thực chất là tổ chức điều tra thu thập số liệu trên cơ sở khách quan số lớn đảm bảo yêu cầu chính xác, đầy đủ, kịp thời.

Sau khi thu thập số liệu, tiến hành phân tổ thống kê và tổng hợp thống kê, tính toán các số liệu tuyệt đối, tương đối, số bình quân, các chỉ số. Trên cơ sở đó mô tả quy mô và sự biến động của các hiện tượng các quá trình cũng như các đặc trưng của chúng.

Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh các yếu tố dịnh lượng cũng như định tính. Các yếu tố định lượng được so sánh với nhau qua các chỉ tiêu tương đối hoặc tuyệt đối. Trong đề tài này, chủ yếu sử dụng việc so sánh qua 3 năm

(2008-2010) của cùng một chỉ tiêu hoặc so sánh giữa các chỉ tiêu khác nhau ở cùng một thời kỳ, thời điểm như việc so sánh giữa các mặt hàng

Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Đây là phương pháp nghiên cứu dựa vào ý kiến của các chuyên gia và cũng là phương pháp ít tốn kém mà mau chóng giải quyết được vấn đề. Cụ thể là tham khảo về những lý luận liên quan, hướng nghiên cứu đề tài, tham khảo ý kiến của các lãnh đạo Công ty như giám đốc, các trưởng phòng ban, các nhân viên kinh doanh, phòng kế toán… để nắm bắt được rõ hơn về thực trạng tiêu thụ của Công ty qua 3 năm, nắm được định hướng và các giải pháp cơ bản của Công ty trong những năm tới

 Phương pháp dự báo

Nhu cầu về một loại sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố: giá cả, chất lượng, sản phẩm cạnh tranh, thu nhập người tiêu dùng, mẫu mã sản phẩm.... nhu cầu ở đây là những nhu cầu có khả năng thanh toán về một loại hoặc một số loại sản phẩm đó.

Dự báo đóng một vai trò quan trọng trong việc đề ra các kế hoạch sản xuất cũng như kế hoạch tiêu thụ của bất kỳ 1 doanh nghiệp. Nếu dự báo đúng sẽ tránh được sự tồn đọng hàng hóa, tăng DT, ngược lại dự báo sai sẽ dẫn đến ứ đọng vốn, DN bị lỗ thậm chí phá sản.

Chúng tôi dựa vào phương pháp ngoại suy đơn giản để dự báo 1 cách tương đối về nhu cầu sản phẩm hàng hóa của Công ty trên thị trường trong thời gian tới.

Mức độ dự báo ở thời điểm (n+m) Yn+m = Yn.tm

Yn+m : Mức độ dự đoán ở thời điểm (n+m) Yn: Mức độ dự đoán ở thời điểm (n) m: tầm xa dự báo

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHHTM và công nghiệp Thái Bình Dương (Trang 34)