II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
e. Sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế
Những sản phẩm thay thế cũng là một trong các lực lượng tạo nên sức ép cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp cùng nghành. Sự ra đời của sản phẩm mới là một tất yếu nhằm đáp ứng biến động của nhu cầu của thị trường theo hướng ngày càng đa dang, phong phú. Chính nó làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm bị thay thế. Các sản phẩm thay thế nó sẽ có ưu thế hơn và sẽ dần thu hẹp thị trường của sản phẩm thay thế. Để khắc phục tình trạng thị trường bị thu hẹp các doanh nghiệp phải luôn hướng tới những sản mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã hay nói cách khác doanh nghiệp phải luôn hướng tới khách hàng để tìm độ thoả dụng mới.
2.1.3.3. Các nhân tố bên trong doanh nghiệpa. Nguồn nhân lực. a. Nguồn nhân lực.
Con người là yếu tố quyết điịnh mọi thành bại của hoạt động kinh doanh. Bởi vậy, doanh nghiệp phải chú ý việc sử dụng con người phát triển nhân sự, xây dụng môi trường văn hoá và có nề nếp, tổ chức của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp phải quan tâm đến các chỉ tiêu rất cơ bản như số lượng lao động, trình độ nghề nghiệp, năng suất lao động, thu nhập bình quân. năng lực của cán bộ quản lý.
Con người là yếu tố chủ chốt, là tài sản quan trọng và có giá trị cao nhất của doanh nghiệp. Bởi chỉ có con người mới có đầu óc và sáng kiến để sáng tạo ra sản phẩm, chỉ có con người mới biết và khơi dậy được nhu cầu con người, chỉ có con người mới tạo được uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp mà tất những yếu tố này hình thành nên khả năng cạnh tranh ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Trong bất cứ một doanh nghiệp nào chỉ mới có nhà lãnh đạo giỏi vẫn chưa đủ, vẫn chỉ mới có người ra quyết định mà chưa có người thực hiện những quyết định đó. Bên cạnh đó phải có một đội ngũ nhân viên giỏi cả về trình độ và tay nghề, có óc sáng tạo có trách nhiệm và có ý thức trong công việc. Có như vậy họ mới có thể đưa ra những sản phẩm có chất lượng tốt mang tính cạnh tranh cao
b. Hoạt động Marketing
Marketing có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. Marketing làm cho khách hàng và người sản xuất xích lại gần nhau hơn. Ngoài ra, nó còn có vai trò hướng dẫn, chỉ đạo và phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách nhịp nhàng. Nhờ Marketing mà doanh nghiệp có những thông tin phản hồi từ phía khách hàng, để rồi có sự thay đổi và thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Ngày nay, Marketing là một trong những công cụ hữu hiệu giúp cho doanh nghiệp có được vị thế trên thương trường.
Marketing là tất cả các hình thức và biện pháp, những nghệ thuật quản lý kinh doanh toàn diện của Công ty mà nội dung của nó gồm những việc sau;
- Phát hiện ra nhu cầu xã hội về một mặt hàng nào đó và biến nhu cầu đó thành nhu cầu thực tế.
- Tổ chức sản xuất ra hàng hoá phù hợp với nhu cầu.
- Tổ chức cung ứng hàng hoá một cách nhanh nhất ra thị trường.
- ứng sử linh hoạt với mọi biến động của thị trường để bán được nhiều hàng hoá nhất và thoả mãn tôí đa nhu cầu và thu được lợi nhuận cao nhất.
Nhìn chung, Marketing có nhiều nội dung phong phú, mối một định nghĩa đều nhấn mạnh nội dung cơ bản của Marketing là nghiên cứu thị trường
để đưa ra các biẹn pháp nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu về một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó
c. Khả năng tài chính
Vốn là tiền đề vật chất cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Bất cứ hoạt động đầu tư, mua sắm hay phân phối nào cũng đều phải xem xét tính toán đến tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm lực lớn về tài chính sẽ rất thuận lợi trong việc huy động vốn đầu tư, trong mua sắm đổi mới công nghệ và máy móc cũng như có điều kiện để đào tạo và đãi ngộ nhân sự. Những thuận lợi đó sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được trình độ chuyên môn tay nghề cho cán bộ, nhân viên, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí để nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nghiệp nào yếu kém về tài chính sẽ không có điều kiện để mua sắm, trang trải nợ và như vậy sẽ không tạo được uy tín về khả năng thanh toán và khả năng đáp ứng những sản phẩm có chất lượng cao đối với khách hàng. Làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không tiến triển được và có nguy cơ bị thụt lùi hoặc phá sản. Như vậy khả năng tài chính là yếu tố quan trọng đầu tiên để doanh nghiệp hình thành và phát triển.
d. Hệ thống máy móc thiết bị công nghệ.
Tình trạng, trình độ của hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ của doanh nghiệp có ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó. Nó là yếu tố quan trọng thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp và tác động trực tiếp tới chất lượng sản phẩm.
Một doanh nghiệp có máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến thì doanh nghiệp đó có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm bớt chi phí nguyên liệu, chi phí nhân công làm cho doanh nghiệp có lợi thế trong việc sử dụng giá cả làm công cụ cạnh tranh trên thị trường.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm nhựa trên thị trường Thế giới
Bao bì, đồ hộp là một phần không thể thiếu của ngành chế biến thực phẩm tại các đô thị hiện đại. Nó cũng hết sức cần thiết cho lĩnh vực xuất khẩu và bảo vệ, bảo đảm chất lượng các sản phẩm chứa bên trong đến tận tay người tiêu dùng.
Singapore – 05/2009. Theo báo cáo vừa được Công ty nghiên cứu Frost & Sullivan công bố vào tuần cuối tháng 05/2009; sự tăng trưởng của thị trường bao bì, đồ hộp nhựa đối với ngành thực phẩm là nhờ sự phát triển của ngành thực phẩm và thực phẩm chế biến, cũng như gia tăng việc xuất khẩu thực phẩm. Những quốc gia như Malaysia và Thailand có vị trí vững chắc trong các nhà xuất khẩu thực phẩm phù hợp với luật đạo Hồi và tăng thêm được thị phần trong thị trường xuất khẩu tại Trung Đông, nhờ đó thị trường bao bì, đồ hộp nhựa được phát triển thêm.
Trong phân tích “Thị trường bao bì, đồ hộp nhựa Đông Nam Châu Á cho ngành thực phẩm” nhận thấy lợi tức thu được từ thị trường này đạt hơn 1,41 tỉ đô la trong năm 2008 và ước tính đạt mức 2,22 tỉ vào năm 2015. Đó là nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực chế biến thực phẩm và nhu cầu xuất khẩu thực phẩm cũng như mức sống của người dân tại các thành phố sung túc hơn, họ có khuynh hướng tiêu dùng nhiều hơn các thực phẩm đã được đóng gói. Việc nghiên cứu đã được thực hiện tại các quốc gia Thailand, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore.
“Đã có sự tăng mạnh trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tại Đông Nam Châu Á, do các khách hàng cần thực phẩm phù hợp với lối sống hiện đại.” Sushmita Mahajan nhà phân tích nghiên cứu của Frost & Sullivan cho biết. “Nhu cầu về thực phẩm của số đông dân sống tại thành phố có xu hướng dùng thực phẩm đóng gói , vì thế làm nảy sinh nhu cầu về bao bì, đồ hộp thực phẩm”.
Tại Mexico, trong những năm trở lại đây, ngành nhựa Mexico đã có sự phát triển đáng khích lệ, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm từ 3-5%. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối năm 2008 đã tác động mạnh tới sức tiêu thụ và giá cả mặt hàng nhựa tại đây. Hiệp hội Nhựa Quốc gia Mexico (ANIPAC) tốc độ tăng trưởng của ngành năm 2010 đạt khoảng 2%. Thủ đô Mexico City và các khu vực lân cận vẫn là khu vực sản xuất nhựa chính tại Mexico. Mỗi năm Mexico tiêu thụ khoảng 5,3 triệu tấn sản phẩm nhựa và 4 triệu tấn nguyên liệu thô. Với hơn 100 triệu người tiêu dùng và sức tiêu thụ sản
phẩm nhựa trực tiếp trên đầu người hàng năm là 48 kg, thị trường Mexico vẫn là thị trường tiềm năng cho ngành xuất khẩu nhựa Việt Nam.
Giá nguyên liệu hay thay đổi tăng cao là mối quan tâm chủ yếu đối với các nhà sản xuất bao bì và đồ hộp thực phẩm nhựa. Nhựa polymer chiếm 60% chi phí nguyên liệu sản xuất bao bì; do vậy sự lên xuống giá nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất và tiêu thụ bao bì, đồ hộp nhựa .
Mặt khác sự quan tâm nhiều hơn đến môi trường cũng đưa ra các thách thức cho các nhà sản xuất bao bì, thúc đẩy các nhà sản xuất suy nghĩ các giải pháp cải tiến bao bì, đồ hộp thực phẩm. Điều này có thể dẫn đến việc sử dụng phổ biến nhựa sinh học trong tương lai. Đối với khu vực Đông Nam Châu Á, nhựa sinh học hiện nay đang được nhận biết như một thị trường thích hợp, tuy nhiên nó còn bị cản trở bởi chi phí và một số ứng dụng trong sản xuất.
2.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm nhựa trên thị trường Việt Nam
Ngành sản xuất sản phẩm nhựa là một trong những ngành công nghiệp đang phát triển nhanh nhất tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trung bình trong 10 năm trở lại đây là 15 – 20%. Việt Nam sản xuất rất nhiều chủng loại sản phẩm nhựa bao gồm sản phẩm đóng gói, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, thiết bị điện và điện tử, linh kiện xe máy và ô tô và các linh kiện phục vụ cho ngành viễn thông và giao thông vận tải. Tiêu dùng trong và ngoài nước tăng tạo điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất nhựa Việt Nam tăng trưởng nhanh trong nhiều năm tới.
10 năm trở lại đây, sản lượng nhựa của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh và đều đặn với tốc độ trung bình là 15%/năm. Bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu và biến động giá vật liệu nhựa trong năm 2008, sản lượng nhựa Việt Nam vẫn đạt 2,3 triệu tấn, tăng 22% so với năm 2007. Dự kiến tổng sản lượng của cả nước sẽ tiếp tục tăng trong nhiều năm tới.
Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam
Hình 2.1: Sản lượng nhựa Việt Nam giai đoạn 2000-2010 (đơn vị: nghìn tấn)
Trong tổng sản lượng nhựa hàng năm, sản phẩm nhựa bao bì chiếm khoảng 36% trong khi nhựa vật liệu xây dựng, đồ gia dụng và các loại dành cho các ngành công nghiệp khác như điện tử, điện, giao thông vận tải lần lượt chiếm khoảng 16%, 36% và 12% tương ứng.
Kể từ năm 2000 trở lại đây, ngành công nghiệp sản xuất nhựa của Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhờ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu khẩu tăng mạnh. Tiêu thụ nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam năm 1975 chỉ ở mức 1kg/năm và không có dấu hiệu tăng trưởng cho đến năm 1990. Tuy nhiên, kể từ năm 2000 trở đi, tiêu thụ bình quân đầu người đã tăng trưởng đều đặn và đạt ở mức 12kg/năm và đỉnh cao là năm 2008 là 34kg/người. Chính phủ hy vọng đến năm 2010 sức tiêu thụ bình quân đầu người sẽ là 40kg/năm. Tiêu thụ sản phẩm nhựa tăng đã tạo ra một làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành xây dựng, giao thông vận tải và các ngành sản xuất khác phát triển.
Nguồn: Bộ Công Thương
Hình 2.2: Tiêu thụ sản phẩm nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam (đơn vị: kg/người)
Trong khi đó, xuất khẩu sản phẩm nhựa tăng cũng kích thích sự tăng trưởng của ngành sản xuất nhựa tại Việt Nam. Nhựa là một trong những mặt hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Việt Nam trong 5 năm trở lại đây. Theo một số báo cáo, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu nhựa tăng 15,9%.
Sản phẩm nhựa Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn để tạo được vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế. Năm 2008, tổng doanh thu mặt hàng nhựa toàn cầu khoảng 400 tỷ USD trong số đó, nhựa vật liệu chiếm 50%, nhựa bán thành phẩm chiếm 25% và 25% là nhựa hoàn chỉnh. Doanh thu nhựa hoàn chỉnh đạt khoảng 100 tỷ USD sẽ tiếp tục mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm nhựa của Việt Nam. Sản phẩm nhựa Việt Nam có vị thế khá cạnh tranh trên trường quốc tế nhờ vào (1) việc áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến; (2) được hưởng những ưu đãi về thuế quan và (3) có khả năng thâm nhập thị trường tốt.
Sản phẩm nhựa Việt Nam hiện có mặt tại hơn 55 nước trên thế giới, bao gồm các nước ở Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Âu và Trung Đông. 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Campuchia, Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, Đài Loan, Malaysia và Philippines. Và hiện có 530 Công ty nhựa tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu.
Nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất nhựa ngày càng tăng do sự gia tăng mạnh trong tiêu dùng ở cả trong và ngoài nước, Việt Nam đã phải nhập khẩu nhiều hơn nhựa nguyên liệu cũng như thiết bị và máy móc sản xuất.
Hiện nay, Việt Nam phải nhập khẩu từ 70-80% nhựa nguyên liệu cần thiết cho hoạt động sản xuất. Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam, chỉ có 300 nghìn tấn nguyên liệu nhựa, chủ yếu là polyvinyl clorua (PVC) và Polyethylene Telephthalete (PET) được sản xuất trong nước, trong khi toàn ngành cần phải nhập khẩu lên đến 1,6-1,7 tấn nguyên liệu nhựa mỗi năm cộng với hàng trăm các phụ gia để phục vụ nhu cầu sản xuất. Kim ngạch nhập khẩu nhựa nguyên liệu của Việt Nam đã tăng 16%/năm từ năm 2000. Trong năm 2008, các Công ty nhựa tại Việt Nam nhập khẩu 1,7 tấn nhựa nguyên liệu trị giá khoảng 3 tỷ USD; trong đó, Polypropylene (PP), nhựa polyetylen (PE) và Polystyrene (PS) chiếm tương ứng khoảng 39%, 27% và 8%.Việt Nam nhập khẩu nhựa nguyên liệu chủ yếu từ Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Malaysia, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ả Rập Xê-út.
Ngoài ra Việt Nam phải nhập khẩu hầu như tất cả các thiết bị và máy móc cần thiết để sản xuất các sản phẩm nhựa. Phần lớn các thiết bị và các loại máy sản xuất nhựa được nhập khẩu từ một số nước châu Á bao gồm Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, và Nhật Bản. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu một số lượng các thiết bị sản xuất nhựa và máy móc từ Đức và Ý. Năm 2008, nhập khẩu thiết bị sản xuất nhựa và máy móc từ Hoa Kỳ ước tính đạt 2,5% tổng kim ngạch nhập khẩu.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu: Một phương pháp nghiên cứu không thể thiếu trong mọi đề tài nghiên cứu khoa học. Nó giúp đề tài nghiên cứu có tính thuyết phục và đúng đắn cao.
Trong bài nghiên cứu có sử dụng hai loại số liệu:
- Số liệu thứ cấp: Gồm những số liệu thu thập từ các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm 2008- 2010, nguồn vốn kinh doanh và máy móc
thiết bị do phòng tài chính kế toán cung cấp, giá trị và sản lượng tiêu thụ sản phẩm từ phòng kinh doanh, tình hình lao động từ phòng tổ chức hành chính… Bên cạnh đó còn thu thập các tài liệu, thông tin có sẵn qua sách báo, tạp chí, các báo cáo khoa học và internet…
- Số liệu sơ cấp: Gồm các số liệu thu thập được qua quá trình điều tra thực tế từ các phòng ban trong Công ty. Thông qua quan sát thực tế và qua các cuộc trao đổi nói chuyện với phó giám đốc Công ty về phương hướng, mục tiêu của Công ty, với trưởng phòng kinh doanh về xu hướng tiêu thụ, kế hoạch tiêu thụ và những nhận xét từ trưởng phòng marketing trong công tác nghiên cứu thị trường, khuếch trương sản phẩm….