Thực trạng tiêu thụ sản phẩm theo phương thức thanh toán

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHHTM và công nghiệp Thái Bình Dương (Trang 59)

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2.2.4.Thực trạng tiêu thụ sản phẩm theo phương thức thanh toán

Việc bán hàng trong Công ty được thực hiện bằng những phương thức khác nhau: Bán buôn, bán đại lí và bán trả chậm. Mỗi phương thức bán có

đặc điểm kinh tế kỹ thuật khác nhau và có ảnh hưởng tới tốc độ tiêu thụ hàng hóa của Công ty.

Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán nhằm mục đích đánh giá tình hình và khả năng đa dạng hóa các phương thức bán hàng của Công ty, qua đó tìm ra những phương thức bán hàng thích hợp để vừa đẩy mạnh bán hàng tăng doanh thu vừa đảm bảo lợi nhuận cho Công ty.

Từ bảng 3.9 cho ta thấy:

Năm 2009 so với 2008 doanh thu bán buôn tăng 11.116,11 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 182,12% . Doanh thu bán đại lí tăng 4.368,14 triệu đồng với tỷ lệ tăng 262,59%. Doanh thu hàng bán trả chậm tăng 10.478,60 triệu đồng với tỷ lệ tăng 370,35%.

Năm 2010 so với 2009 doanh thu bán buôn tăng 12.005,49 triệu đồng tỷ lệ tăng là 69%. Doanh thu bán đại lí tăng 1.101,31 triệu đồng, tỷ lệ tăng 18,26 %. Doanh thu bán trả chậm tăng 7.863,21 triệu đồng, tỷ lệ tăng 59,09 %,

+ Nhận xét: Trong các hình thức bán hàng của doanh nghiệp thì doanh thu bán buôn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Bán buôn là hình thức bán hàng chủ yếu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa với khối lượng lớn và thu hồi vốn nhanh góp phần lớn vào việc tiêu thụ hàng hóa.

Bán đại lí chiếm tỷ trọng thấp nhất và có doanh thu giao động qua các năm. Các đại lí này không thuộc Công ty mà chủ yếu là của các hộ tư nhân, Công ty liên hệ nhờ họ làm đại lí. Các đại lí này được hưởng hoa hồng là 15% doanh thu bán hàng và có nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm của Công ty. Năm 2008 doanh thu từ các đại lí này là 1663,7 triệu đồng, năm 2009 doanh thu là 6032,47 triệu đồng tăng 4.368,74 triệu với tỷ lệ tăng là 262,59% so với năm 2008, năm 2010 doanh thu từ các đại lí là 7133,78 triệu đồng tăng 1.101,31 triệu với tỷ lệ tăng là 18,26 % so với năm 2009. Bán hàng thông qua các đại lí tuy không trực tiếp với Công ty và Công ty phải bỏ ra một lượng chi phí, nhưng nó có ưu điểm là có thể mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty, và phản hồi nhanh chóng những góp ý của khách hàng. Cho nên Công ty

cần giữ vững những đại lí này và có thể mở rộng thêm các đại lí khác nhằm khuyếch trương sản phẩm của Công ty.

Đặc biệt là bán trả chậm, đây có thể coi là một biện pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa. Doanh thu bán trả chậm khá cao và tăng mạnh qua các năm, tuy nhiên nó cũng gây tình trạng tồn đọng vốn khá lớn. Bán trả chậm chỉ áp dụng đối với khách hàng thân thiết và có uy tín đối với Công ty nhằm tránh hiện tượng thất thoát vốn của Công ty. Những khách hàng trả chậm sẽ không được hưởng mức giá ưu đãi của Công ty và phải thanh toán tiền đầy đủ như cam kết trong hợp đồng. Tuy nhiên đối với khách hàng có lượng vốn hạn chế thì việc mua hàng trả chậm luôn là phương thức mua hàng được lựa chọn. Chính vì thế doanh thu từ hình thức bán hàng trả chậm là khá cao và tăng mạnh qua các năm. Năm 2008 doanh thu là 2828,4 triệu đồng thì năm 2009 doanh thu từ hình thức này đã là 13308 triệu đồng tăng 10.478,60 triệu. Năm 2010 doanh thu từ hình thức bán này đạt 21171,2 triệu đồng tăng 7.863,21 triệu với tỷ lệ tăng 59,09 % so với năm 2009.

Bảng 3.9: Kết quả tiêu thụ theo phương thức bán qua 3 năm 2008-2010.

Đơn vị: Triệu đồng

Các chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 20010 2009/2008 2010/2009

DT Cơ cấu (%) DT Cơ cấu (%) DT Cơ cấu (%) DT Cơ cấu (%) DT Cơ cấu (%) DT bán buôn 6103,9 57,6 17220 47,1 29225,5 50,8 11.116,11 282,12 12.005,49 169,72 Bán đại lí 1663,7 15,7 6032,47 16,5 7133,78 12,4 4.368,74 362,59 1.101,31 118,26 Bán trả chậm 2829,4 26,7 13308 36,4 21171,2 36,8 10.478,60 470,35 7.863,21 159,09 Tổng cộng 10597 100 36560,4 5 100 57530,4 5 100 25.963,95 345,02 1.216,00 157,36

(Nguồn: Phòng kinh doanh) Tuy hình thức bán hàng này thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa nhưng việc tồn đọng vốn là khá cao tạo nên sự thiếu hụt vốn trong hoạt động kinh doanh

của Công ty, bên cạnh đó khả năng thất thoát vốn là khá lớn cho nên Công ty cần tính toán sao cho hợp lí để vừa thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vừa bảo toàn vốn kinh doanh.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHHTM và công nghiệp Thái Bình Dương (Trang 59)