Tình hình tài chính của Công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHHTM và công nghiệp Thái Bình Dương (Trang 45)

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.6.Tình hình tài chính của Công ty

Mọi doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động kinh doanh đều cần phải có vốn. Nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọ hoạt động của Công ty. Công ty huy động vốn tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của Công ty phát triển. Đối với công tác tiêu thụ là công tác trực tiếp thu hồi vốn cho các doanh nghiệp, do vậy đặc điểm tài chính của Công ty có liên hệ mật thiết với hoạt động tiêu thụ. Nếu công tác tiêu thụ tiến hành thuận lợi, lượng tiền bán hàng thu hồi nhanh sẽ làm cho lượng vốn của Công ty không bị ứ đọng ở khách hàng, ngược lại nếu công tác tiêu thụ gặp khó khăn, lượng tiền bán hàng của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng, Công ty sẽ gặp khó khăn về vốn. Để giải quyết vấn đề này, Công ty sẽ phải tìm các nguồn huy động vốn khác bằng các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn.

Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy là tổng nguồn vốn của Công ty không ngừng tăng lên trong những năm gần đây. So sánh tổng nguồn vốn của Công ty tại thời điểm 31/12/2008 với tại thời điểm 31/12/2009 và 31/12/2010 ta sẽ thấy diều đó.

Nếu như vào thời điểm 31/12/2008 tổng nguồn vốn của Công ty là 14,761 tỷ đồng thì cũng cùng thời điểm đó năm 2009 tổng nguồn vốn của Công ty là 24,771 tỷ đồng. Tăng 10,01 tỷ đồng hay đạt 167,81 %. Đến thời điểm 31/12/2010 tổng nguồn vốn của Công ty 32,64 tỷ đồng tăng so với năm 2009 là 7,869 tỷ đồng hay đạt 131,77%. Đây quả thực là một tốc độ tăng rất nhanh. Điều này cho thấy một thành công trong việc huy động vốn để sản xuất kinh doanh của Công ty.

Để đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh Công ty phải không ngừng thu hút vốn bằng các khoản nợ ngắn hạn do vậy các khoản phải thu của Công ty tăng vọt qua các năm. Các khoản phải thu năm 2008 chiếm 52,50%, năm 2009 chiếm 53,65%, năm 2010 chiếm 61,75% so với tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Vì vậy Công ty cần phải thực hiện các biện pháp và chính sách để đẩy nhanh hoạt động thu hồi vốn phục vụ cho quá trình tái sản xuất.

Trong cơ cấu tài sản của Công ty thì tài sản lưu động và tài sản cố định đều có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2009 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đạt 11,136 tỷ đồng tăng 50,87% so với năm 2008, năm 2010 tài sản

lưu động đạt 15,420 tỷ đồng tăng lên 138,47% so với năm 2009. Tài sản cố định được đầu tư mạnh qua 3 năm gần đây. Năm 2009 tài sản cố định tăng so với năm 2008 là 184,75%, năm 2010 tài sản cố định và đầu tư dài hạn đạt 17,214 tăng so với năm 2009 là 126,25% . Như vậy có thể khẳng định rằng, việc đầu tư máy móc thiết bị và tăng vốn kinh doanh là yếu tố then chốt cho Công ty để nâng cao sản lượng sản phẩm, tức là Công ty đã thực hiện đầu tư theo chiều rộng. Để tạo vốn sản xuất kinh doanh, ngoài nguồn vốn tự có Công ty đã thực hiện nhiều hình thức huy động vốn khác nhau như vay ngắn hạn ngân hàng bổ sung vốn lưu động, vay dài hạn ngân hàng để đầu tư máy móc thiết bị.

Bảng 3.2: Bảng nguồn vốn kinh doanh 3 năm 2008-2009.

Đơn vị:Tỷ VN Đ

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ Trọng (%) Giá trị trọngtỷ (%)

I.Tổng giá trị tài sản 14,761 100,00 24,771 100 32,634 100

1. TSLĐ và đầu tư ngắn

hạn 7,381 50,00 11,136 44.96 15,420 47,25

Trong đó : hàng tồn kho 3,506 47,50 5,162 46.35 5,898 38,25

Các khoản phải thu 3,875 52,50 5,974 53.65 9,522 61,75

2.TSCĐ và đầu tư dài hạn 7,38 50,00 13,635 55.04 17,214 52,75

II.Tổng nguồn vốn 14,761 100,00 24,771 100.00 32,634 100,00

1. Nợ phải trả 7,139 48,36 17,073 68.92 24,073 73,77

2. Nguồn vốn chủ sở hữu 7,622 51,64 7,698 31.08 8,561 26,23

(Nguồn: Phòng kế toán -tài chính)

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHHTM và công nghiệp Thái Bình Dương (Trang 45)