III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
b. Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và cường độ cạnh tranh của
3.5.3.4. Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm
a. Cơ sở của giải pháp
Giá cả là tín hiệu trao đổi giữa người sản xuất và người tiêu dùng . Đối với người sản xuất giá cả thể hiện trình độ, năng lực sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất ra sản phẩm. Giá cả còn thể hiện chất lượng, đẳng cấp của sản phẩm mà người muốn cung cấp ra thị trường. Đối với người tiêu dùng giá cả thể hiện nhu cầu, khả năng thanh toán cũng như kỳ vọng của họ đối với sản phẩm. Mặt khác, giá cả lại có liên hệ ngược chiều với nhu cầu tiêu dùng sản phẩm đó. Giá cả càng thấp thì nhu cầu sản phẩm đó càng cao và ngược lại (tất nhiên là trong điều kiện các yếu tố khác được cố định).
Do đó giá cả là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc đẩy mạnh khả năng tiêu thụ của Công ty. Muốn tăng khả năng tiêu thụ của mình, một cách làm rất hiệu quả là Công ty phải giảm giá cả của sản phẩm. Giá cả cúa sản phẩm lại được quyết định bởi giá thành sản xuất, vì thế tóm lại mục đích cuối cùng của Công ty là giảm giá thành của sản phẩm.
Đối với Công ty TBD phần lớn khách hàng của Công ty thường là các tổ chức mua với số lượng lớn do đó việc giảm giá thành của sản phẩm để hạ giá bán là một việc làm hết sức cần thiết. Do vậy việc giảm giá thành có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng tiêu thụ của Công ty.
Tuy nhiên việc giảm giá sẽ đi đôi với việc giảm lợi nhuận, do đó Công ty phải xác định rõ cần giảm giá ở mức nào, vào thời điểm nào cho hợp lý.
b. Nội dung của giải pháp
Để hạ giá thành sản phẩm thì Công ty phải giảm chi phí sản xuất. Có rất nhiều giải pháp để giảm chi phí sản xuất. Ta có thể xem xét một số phương pháp sau: Giảm chi phí trong nguyên vật liệu, cải tiến công nghệ để tiết kiệm nguyên vật liệu. Đây là một biện pháp thường thấy ở các doanh nghiệp, nhằm hạ giá thành của sản phẩm. Chi phí về nguyên vật liệu thường chiếm một tỉ
trọng lớn trong giá thành sản phẩm do đó giảm chi phí về nguyên vật liệu sẽ trực tiếp giảm giá thành sản phẩm.
Giá mua nguyên vật liệu thường do bên cung cấp quyết định, nhiều khi Công ty bị lâm vào tình trạng ép giá, hơn nữa còn chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của tỷ giá hối đoái, chính sách của nhà nước trong từng thời kỳ thực tế trong khâu thu mua nguyên vật liệu còn có tình trạng nguyên vật liệu nhập ngoại được mua về vận chuyển chậm, phải làm nhiều thủ tục do đó chi phí lưu kho, lưu bãi tăng lên. Nhiều khi công tác vận chuyển qua nhiều khâu trung gian dẫn đến chi phí thu mua cao đẩy giá nguyên vật liệu nhập kho cao.
Để khắc phục tình trạng này Công ty cần giám sát quản lý chặt chẽ khâu thu mua nguyên vật liệu hoặc có thể giao dịch mức thời gian cho cán bộ thu mua thực hiện tốt hơn. Mặc khác, nguồn nguyên vật liệu trong nước thường không đáp ứng đủ yêu cầu về chất lượng, do đó Công ty nên dự trữ hợp lý nguyên vật liệu ngoại nhập ( tránh dự trữ quá nhiều) tránh tình trạng ngừng trong sản xuất vì thiếu nguyên vật liệu, đồng thời tìm kiếm lựa chọn nhà cung cấp vật tư tối ưu, tránh tình trạng bị ép giá khi nhập nguyên vật liệu, tiết kiệm được VLĐ, hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Một giải pháp nữa để hạ giá thành của sản phẩm đó là sử dụng có hiệu quả các nguồn lực như lao động, chi phí vận chuyển, dự trữ…
Để làm được việc này đòi hỏi Công ty phải có đội ngũ nhà lãnh đạo và các nhân viên có trình độ để lập kế hoạch phân bố các nguồn lực trên cho hợp lý, tránh tình trạng gây thất thoát và lãng phí nguồn lực.