Hoạt động nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHHTM và công nghiệp Thái Bình Dương (Trang 49)

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2.1.1.Hoạt động nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm

Hiện nay hoạt động nghiên cứu thị trường đã và đang được ban lãnh đạo của Công ty quan tâm. Hoạt động này do phòng marketing của Công ty đảm nhiệm và phối hợp với các phòng ban khác để thực hiện. Vì vậy việc nghiên cứu thị trường của Công ty không chỉ đơn thuần là tìm ra các thông tin cần thiết về ảnh hưởng của thị trường tới việc ra quyết định về chính sách tiêu thụ sản phẩm mà còn thiết lập mối quan hệ giữa Công ty với các khách hàng của mình. Đầu tiên, Công ty dựa vào các mối quan hệ sẵn có của Công ty cũng như thông qua các mối quan hệ khác để thiết lập một hệ thống khách hàng ổn định, đây là những khách hàng có mối quan hệ làm ăn chặt chẽ và lâu dài với Công ty, vì vậy đây là lượng khách hàng ổn định của Công ty. Doanh thu từ những khách hàng này luôn chiếm tỉ trọng lớn trong doanh thu của DN. Mặt khác Công ty thường tận dụng những cơ hội của thị trường như là khi có một mặt hàng nào đó mới nổi lên và rất được ưa chuộng thì Công ty cũng sẽ sản xuất để thu được lợi nhuận, nhưng doanh thu thu được từ việc sản xuất các mặt hàng này là không lớn do các mặt hàng này thường là các mặt hàng phục vụ tiêu dùng nên sẽ có thời gian tồn tại rất ngắn. Do đó Công ty thường xuyên phân tích đánh giá thị trường đối với các mặt hàng này. Ngoài ra thì Công ty còn

thực hiện các hợp đồng gia công khác do khách hàng đặt hàng trực tiếp. Vì thế công tác nghiên cứu thị trường của Công ty mang đặc trưng riêng khác với các Công ty khác, nó không hẳn là tìm hiểu thị trường mà còn là tìm kiếm khách hàng. Sau công tác nghiên cứu thị trường thì các DN khác thường sẽ có các thông tin ước lượng về cầu của thị trường về mặt hàng mà DN mình sản xuất nhưng đối với Công ty TBD thì đó sẽ là mối hợp tác làm ăn với các DN khác có nhu cầu sản phẩm của Công ty TBD để làm đầu vào cho sản phẩm của họ, mặc dù Công ty không có được ước lượng về cầu của thị trường nhưng Công ty có thể tìm được đối tác cho mình, tuy nhiên hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường của Công ty không cao.

3.2.1.2. Xây dựng chiến lược sản phẩm

Ngày nay cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, sản phẩm chế biến ngày càng đa dạng do đó nhu cầu về sản phẩm đồ hộp nhựa đựng thực phẩm cũng ngày càng tăng. Không chỉ bảo quản sản phẩm tốt chế biến bên trong mà còn làm đẹp về mẫu mã bên ngoài của sản phẩm.

Tuy nhiên hiện nay Công ty chưa có chiến lược sản phẩm hoàn chỉnh, thực sự mới chỉ dừng lại ở việc hình thành những tư tưởng, giải pháp mang tính chiến lược như: Đa dạng hoá, dị biệt hoá sản phẩm, tạo ra cơ cấu chủng loại sản phẩm phong phú đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

Sản phẩm của Công ty tương đối đa dạng về kích thước, mẫu mã nhưng được chia thành các nhóm chính như sau:

Nhóm đồ hộp thực phẩm : Hộp ovan KO/01, hộp chữ nhật CN/01, cốc sữa chua, cốc caramen, hộp Lubico, hộp KL/01...

Nhóm sản phẩm nhựa gia dụng: Móc phơi, cốc ca, ghế nhựa, rổ R14 ... Nhóm sản phẩm khác: Đế quả cầu, lồng đèn, gọng cầu....

Phương hướng phát triển chủ yếu của Công ty đó là sản xuất các loại mặt hàng nhựa đồ hộp thực phẩm phục vụ cho các DN công nghiệp khác

Chiến lược sản phẩm được xây dựng dựa trên cơ sở lợi thế so sánh của Công ty, chiến lược sản phẩm tập trung vào các vấn đề chủ yếu như: Xác định lợi thế cạnh tranh dài hạn dựa vào khách hàng, đối thủ và nguồn tài nguyên của Công ty. Xác định sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao, có lợi thế cạnh tranh

ngắn hạn và dài hạn trong nước và quốc tế, để tập trung nguồn lực vào đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị, nghiên cứu sản phẩm mới đảm bảo có thể sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá bán thấp và phù hợp với khách hàng. Đồng thời với việc thực hiện chiến lược sản phẩm Công ty có thể chủ động thích ứng tốt với những biến động của thị trường.

Tóm lại, nếu Công ty hoạch định được chiến lược sản phẩm đúng đắn sẽ là cơ sở đảm bảo sự thống nhất giữa kế hoạch và chính sách kinh doanh, giữa chiến lược chức năng với chiến lược chung toàn Công ty. Chiến lược sản phẩm cho phép Công ty kết hợp các mục tiêu chiến lược với mục tiêu tình thế, giữa mục tiêu ngắn hạn với mục tiêu dài hạn, đây chính là điểm cốt lõi trong việc đạt được lợi thế cạnh tranh.

3.2.1.3. Chính sách giá bán

Hiện nay, việc định giá sản phẩm do Công ty quyết định dựa vào tổng chi phí, tình hình cung cấp trên thị trường. Trong thời gian qua Công ty đã áp dụng chính sách theo thị trường, tức là Công ty căn cứ vào các mức giá của đối thủ cạnh tranh trên thị trường và căn cứ vào tình hình chi phí của mình để xác định mức giá phù hợp sao cho vừa đảm bảo tiêu thụ được hàng hóa, vừa đảm bảo làm ăn có lãi.

Để khuyến khích hoạt động tiêu thụ Công ty còn áp dụng chính sách giá đối với các nội dung sau:

- Đối với khách hàng đặt trả tiền trước, hợp đồng có giá trị thanh toán trên 15 triệu đồng được giảm giá 1% so với giá chuẩn trước khi tính thuế giá trị gia tăng.

- Khách đặt theo giá chuẩn, trả tiền trước hợp đồng có giá trị thanh toán trên 15 triệu đồng được khuyến mại 1% doanh thu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHHTM và công nghiệp Thái Bình Dương (Trang 49)