Tình hình tiêu thụ sản phẩm nhựa trên thị trường Thế giới

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHHTM và công nghiệp Thái Bình Dương (Trang 28)

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1.Tình hình tiêu thụ sản phẩm nhựa trên thị trường Thế giới

d. Hệ thống máy móc thiết bị công nghệ

2.2.1.Tình hình tiêu thụ sản phẩm nhựa trên thị trường Thế giới

Bao bì, đồ hộp là một phần không thể thiếu của ngành chế biến thực phẩm tại các đô thị hiện đại. Nó cũng hết sức cần thiết cho lĩnh vực xuất khẩu và bảo vệ, bảo đảm chất lượng các sản phẩm chứa bên trong đến tận tay người tiêu dùng.

Singapore – 05/2009. Theo báo cáo vừa được Công ty nghiên cứu Frost & Sullivan công bố vào tuần cuối tháng 05/2009; sự tăng trưởng của thị trường bao bì, đồ hộp nhựa đối với ngành thực phẩm là nhờ sự phát triển của ngành thực phẩm và thực phẩm chế biến, cũng như gia tăng việc xuất khẩu thực phẩm. Những quốc gia như Malaysia và Thailand có vị trí vững chắc trong các nhà xuất khẩu thực phẩm phù hợp với luật đạo Hồi và tăng thêm được thị phần trong thị trường xuất khẩu tại Trung Đông, nhờ đó thị trường bao bì, đồ hộp nhựa được phát triển thêm.

Trong phân tích “Thị trường bao bì, đồ hộp nhựa Đông Nam Châu Á cho ngành thực phẩm” nhận thấy lợi tức thu được từ thị trường này đạt hơn 1,41 tỉ đô la trong năm 2008 và ước tính đạt mức 2,22 tỉ vào năm 2015. Đó là nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực chế biến thực phẩm và nhu cầu xuất khẩu thực phẩm cũng như mức sống của người dân tại các thành phố sung túc hơn, họ có khuynh hướng tiêu dùng nhiều hơn các thực phẩm đã được đóng gói. Việc nghiên cứu đã được thực hiện tại các quốc gia Thailand, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore.

“Đã có sự tăng mạnh trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tại Đông Nam Châu Á, do các khách hàng cần thực phẩm phù hợp với lối sống hiện đại.” Sushmita Mahajan nhà phân tích nghiên cứu của Frost & Sullivan cho biết. “Nhu cầu về thực phẩm của số đông dân sống tại thành phố có xu hướng dùng thực phẩm đóng gói , vì thế làm nảy sinh nhu cầu về bao bì, đồ hộp thực phẩm”.

Tại Mexico, trong những năm trở lại đây, ngành nhựa Mexico đã có sự phát triển đáng khích lệ, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm từ 3-5%. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối năm 2008 đã tác động mạnh tới sức tiêu thụ và giá cả mặt hàng nhựa tại đây. Hiệp hội Nhựa Quốc gia Mexico (ANIPAC) tốc độ tăng trưởng của ngành năm 2010 đạt khoảng 2%. Thủ đô Mexico City và các khu vực lân cận vẫn là khu vực sản xuất nhựa chính tại Mexico. Mỗi năm Mexico tiêu thụ khoảng 5,3 triệu tấn sản phẩm nhựa và 4 triệu tấn nguyên liệu thô. Với hơn 100 triệu người tiêu dùng và sức tiêu thụ sản

phẩm nhựa trực tiếp trên đầu người hàng năm là 48 kg, thị trường Mexico vẫn là thị trường tiềm năng cho ngành xuất khẩu nhựa Việt Nam.

Giá nguyên liệu hay thay đổi tăng cao là mối quan tâm chủ yếu đối với các nhà sản xuất bao bì và đồ hộp thực phẩm nhựa. Nhựa polymer chiếm 60% chi phí nguyên liệu sản xuất bao bì; do vậy sự lên xuống giá nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất và tiêu thụ bao bì, đồ hộp nhựa .

Mặt khác sự quan tâm nhiều hơn đến môi trường cũng đưa ra các thách thức cho các nhà sản xuất bao bì, thúc đẩy các nhà sản xuất suy nghĩ các giải pháp cải tiến bao bì, đồ hộp thực phẩm. Điều này có thể dẫn đến việc sử dụng phổ biến nhựa sinh học trong tương lai. Đối với khu vực Đông Nam Châu Á, nhựa sinh học hiện nay đang được nhận biết như một thị trường thích hợp, tuy nhiên nó còn bị cản trở bởi chi phí và một số ứng dụng trong sản xuất.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHHTM và công nghiệp Thái Bình Dương (Trang 28)