Kết quả và hiệu quả tiêu thụ của Công ty trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHHTM và công nghiệp Thái Bình Dương (Trang 62)

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2.2.5. Kết quả và hiệu quả tiêu thụ của Công ty trong thời gian qua

Bước sang nền kinh tế thị trường, hoạt động tiêu thụ mới được đặt đúng vị trí của nó, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bắt đầu từ đây hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TBD mới được quan tâm đầu tư thích đáng, các biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ mới được đưa vào sử dụng. Trong những năm gần đây, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng nguồn nhân lực dồi dào và nâng cao công suất máy móc thiết bị, Công ty đã tiến hành chuyên môn hoá và đa dạng hoá sản phẩm. Do đó tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty đã đạt được nhiều kết quả đáng tự hào, để hiểu rõ hơn về hoạt đồng kinh doanh đó ta có thể nhìn vào bảng 3.10

Qua bảng 3.10 ta thấy tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh của Công ty có xu hướng tăng lên. Nếu năm 2008, với một đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì sẽ thu được 0,08 đồng lợi nhuận thì năm 2009 là 0,10 đồng và năm 2010 là 0,12 đồng. Điều này chứng tỏ trình độ lợi dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên.

Sức sinh lời của vốn cố định tăng liên tục từ năm 2008 đến năm 2010. Nếu năm 2003 sức sinh lời của vốn cố định là 1,44 thì đến năm 2009 là 0,18 và năm 2010 là 0,23. Như vậy có thể nói 3 năm qua việc quản lý và sử dụng vốn cố định ở Công ty là tương đối tốt, đặc biệt là năm 2010, đó là kết quả của việc đầu tư có hiệu quả công nghệ sản xuất, cải tiến tổ chức sản xuất hợp lý, hoàn chỉnh cơ cấu tài sản cố định, hoàn thiện những khâu yếu hoặc lạc hậu của quy trình công nghệ

Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động của Công ty giảm dần qua các năm. Năm 2009 hệ số đảm nhiệm vốn lưu động là 0,31 giảm 44,29% so với năm 2008 và tương đối ổn định năm 2010. Điều này cho thấy Công ty đã tìm cách làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của mình.

Hệ số tiêu thụ sản phẩm tăng qua các năm và tiến gần đến 1, năm 2008 hệ số tiêu thụ là 0,7, đến năm 2010 là 0,82. Điều đó cho thấy công tác lập kế

hoạch tiêu thụ của Công ty trong thời gian qua tương đối tốt, giúp làm giảm lượng hàng tồn kho, tiết kiệm chi phí góp phần làm giảm giá thành và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

Bảng 3.10: Kết quả và hiệu quả tiêu thụ của Công ty qua 3 năm 2008 -2010

STT Các chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010

1 Doanh thu Tr.đồng 10596,5 36560,45 57530,45

2 Doanh thu thuần Tr.đồng 10542,02 36481,83 57424,77

3 Chi phí Tr.đồng 9404,63 34138,12 53585,96 4 LN trước thuế Tr.đồng 1191,87 2422,33 3944,49 5 LN sau thuế Tr.đồng 893,9 1816,74 2958,36 6 Tài sản Tr.đồng 14760 24771 32634 + Vốn cố định Tr.đồng 7380 13635 17214 + Vốn lưu động Tr.đồng 7381 11136 17214 7 Nguồn vốn Tr.đồng 14760 24771 32634 + Vốn CSH Tr.đồng 7622 7698 8561 + Vốn vay Tr.đồng 7139 17073 24073 8 SLSP tiêu thụ Kg 211930 731210 1150609 9 SLSP sản xuất Kg 302757 821584 1403181

10 Sức sinh lời của vốn cố

định 0.16 0.18 0.23 11 Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động 0.70 0.31 0.30 12 Tỷ suất lợi nhuận/T.Ng.Vốn % 0.08 0.10 0.12

13 LN sau thuế/ doanh thu % 0,085 0,050 0,052

14 Hệ số tiêu thụ 0,70 0,89 0,82

(Nguồn: Báo cáo tài chính - Phòng Kế toán)

Tóm lại, qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào, ta thấy rằng Công ty TBD nhìn chung là kinh doanh có hiệu quả. Mặc dù Công ty vẫn đạt được mục tiêu lợi nhuận

nhưng tốc độ tăng lợi nhuận năm 2010 so với năm 2009 nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu, vốn kinh doanh và chi phí nên các chỉ tiêu doanh lợi theo doanh thu, theo vốn kinh doanh và theo chi phí giảm. Điều này chứng tỏ việc sử dụng các yếu tố đầu vào vẫn còn lãng phí. Nếu nỗ lực khắc phục nhược điểm này thì hiệu quả kinh doanh của Công ty sẽ được cải thiện nhiều.

3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHHTM và công nghiệp Thái Bình Dương (Trang 62)