Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Giải pháp tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần chế tạo điện cơ (Trang 38)

1.5.2.1. Môi trường chính trị- luật pháp:

Đây là nhân tố vừa có tác động thúc đẩy vừa có tác động kìm hãm hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp, nó bao gồm cả hệ thống chính trị, luật pháp trong nƣớc

26

và thế giới. Nhân tố này đóng vai trò làm nền tảng, cơ sở để hình thành các nhân tố khác tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Nó đƣợc thể hiện ở hệ tƣ tƣởng chính trị mà các quốc giấp dụng, các quy định mà các chính sách của quốc gia và quốc tế. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chính sách của nhà nƣớc và quốc tế. Khi tham gia vào một hoạt động kinh doanh cụ thể doanh nghiệp phải phân tích nắm bắt những thông tin về chính trị luật pháp của nhà nƣớc và quốc tế áp dụng cho trƣờng hợp đó. Những thay đổi vê quan điểm, đƣờng lối chính trị của quốc gia và của thế giới có thể mở ra hoặc làm sụp đổ thị trƣờng làm cho hoạt động của doanh nghiệp bị gián đoạn, đảo lộn. Sự xung đột về quan điểm chính trị của các quốc gia, khu vực trên thế giới có thể làm ảnh hƣởng đến sự phát triển của nền kinh tế và dẫn đến những khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu.

1.5. 2.2. Môi trường kinh tế- xã hội:

Đây là nhân tố có vai trò quan trọng nhất và quyết định nhất tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nó bao gồm nhiều nhân tố: Trạng thái phát triển của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng, các chính sách kinh tế của nhà nƣớc, xu hƣớng kinh tế của thế giới…Các nhân tố này dù là ổn định hay biến động đều ảnh hƣởng rất lớn tới hoạt động của doanh nghiệp bởi nó thể hiện nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng, mặt bằng chung về cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động. Mặt khác sự biến động của nền kinh tế thế giới và khu vực cũng ảnh hƣởng sâu sắc đối với nền kinh tế quốc gia nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng.

1.5. 2.3. Khách hàng:

Khách hàng đó là những ngƣời mua sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp và họ có ảnh hƣởng rất lớn thậm chí là lớn nhất tới kết quả hoạt động tiêu thụ hàng hóa tại doanh nghiệp. Ngƣời tiêu dùng mua gì? Mua ở đâu? Mua nhƣ thế nào? luôn luôn là cau hỏi đặt ra trƣớc các nhà doanh nghiệp phải trả lời và chỉ có tìm cách trả lời câu hỏi này mới giúp cho các nhà doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trƣờng. Và khi trả lời đƣợc câu hỏi này, điều đó có nghĩa là doanh

27

nghiệp đã xác định đƣợc khách hàng mua gì? bán gì? bán ở đâu và bán nhƣ thế nào để đáp ứng khách hàng từ đó nâng cao hiệu quả tiêu thụ của doanh nghiệp.

1.5.2.4. Nhà cung cấp( cung ứng ):

Nhà cung cấp cụ thể là các tổ chức hay cá nhân cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhƣ: Nguyên vật liệu, tiền vốn, lao động và các dịch vụ cần thiết khác. Có vai trò rất quan trọng ảnh hƣởng tới chất lƣợng giá cả, phƣơng thức và các dịch vụ trong việc tổ chức giao nhận các vật tƣ cần thiết do đó ảnh hƣởng tới hoạt động tiêu thụ.

1.5.2.5. Các đối thủ cạnh tranh:

Đối thủ cạnh tranh có thể bao gồm nhiều cá nhân và tổ chức, trƣớc hết là các tổ chức kinh doanh. Hoạt động cạnh tranh rất đa dạng từ việc giành nhau thị trƣờng khách hàng đến những phân tích, nghiên cứu về các đặc điểm, về các lợi thế cũng nhƣ các điểm yếu của từng đối thủ cạnh tranh trên thƣơng trƣờng. Vì vậy, kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đến yếu tố cạnh tranh, nó ảnh hƣởng rất lớn đến khai thác cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần chế tạo điện cơ (Trang 38)