Tình hình kinh tế-xã hội thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp của Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Gia Thiều , Hà Nội (Trang 36)

Tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Hà nội năm 2010 : Tổng sản phẩm nội địa(GDP) tăng 11% so năm 2009, trong đó ngành công nghiệp mở rộng tăng 11,6% (đóng góp 5% vào mức tăng chung), các ngành dịch vụ tăng 11,1% (đóng góp 5,6% vào mức tăng chung), ngành nông, lâm, thủy sản tăng 7,2% (đóng góp 0,5% vào mức tăng chung).Về dân số, lao động việc làm: dân số trung bình năm 2010 toàn Thành phố có 6.611,7 ngàn ngời tăng 2,1% so với năm 2009. Tỷ lệ thất nghiệp hạ thấp đáng kể. Tại thời điểm 1/4/2009 tỷ lệ thất nghiệp là 3,2% (khu vực thành thị: 4,4%, khu vực nông thôn 2,5%). Tỷ lệ thất nghiệp đợc tổng hợp nhanh từ 2 kỳ điều tra lao động việc làm năm 2010 là 2,11% giảm so với 1/4/2009 hơn 1% (khu vực thành thị giảm 1,81% và khu vực nông thôn giảm 1,32%). Hà Nội hiện có 2.363 trờng học (tăng 63 trờng so với năm học trớc, chủ yếu là các trờng ngoài công lập). Trong đó, 546 trờng đạt chuẩn quốc gia, đạt 23,1% và tăng 52 trờng so với năm học trớc.

Quy hoạch mạng lới giáo dục Hà Nội từ 2010 đến 2020 : Trong tờ trình về Quy hoạch phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thờng xuyên, giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quy hoạch mạng lới trờng học của Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, UBND Thành phố đặt mục tiêu xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo Thủ đô Hà Nội cả về quy mô và chất lợng, giữ vững vị trí dẫn đầu cả nớc và tiếp cận nền giáo dục tiên tiến của các nớc trong khu vực và quốc tế về việc thực hiện 3 nhiệm vụ chiến lợc: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dỡng nhân tài; xây dựng xã hội học tập, tạo tiền đề phát triển kinh tế tri thức, phục vụ thiết thực yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô và đất nớc. Đồng thời, đầu t phát triển mạng lới trờng, lớp học trên đia bàn Thủ đô Hà Nội đảm bảo cơ cấu hợp lý theo hớng kiên cố hóa, hiện đại hóa, chuẩn hóa và đáp ứng

nhu cầu học tập ở các cấp học, bậc học, đào tạo nguồn nhân lực chất lợng cao của Thành phố; Xác định và bố trí quỹ đất dành cho hệ thống trờng học theo cơ cấu và loại hình đào tạo. Chỉ tiêu cụ thể cho mỗi cấp học nh sau: ở bậc giáo dục Mầm non: Đến năm 2015 tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đi học: nhà trẻ đạt ít nhất 35%, trẻ mẫu giáo 90%, 100% trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo. Năm 2020 tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đi học nhà trẻ trên 60%; trẻ mẫu giáo 95%; giữ vững tỷ lệ 100% trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo. Giảm tỷ lệ trẻ mầm non suy dinh dỡng xuống 7%; Đến năm 2015 có 100% trờng mầm non thực hiện chơng trình đổi mới GD MN, 80% sở cơ sở GD MN ứng dụng tin học trong quản lý và giáo dục trẻ. Năm 2020, trẻ đạt tỷ lệ chuẩn phát triển 90% trở lên. Giảm tỷ lệ trẻ mầm non suy dinh dỡng xuống 3%; Tỷ lệ trờng mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia đến năm 2015 đạt 50% -55%, trên 60% vào năm 2020.

- ở giáo dục Tiểu học: Duy trì và giữ vững thành quả phổ cập giáo dục. Tỷ lệ huy động trẻ đi học đúng độ tuổi tiểu học (6-10 tuổi) đạt 100%; Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt trên 90% vào năm 2020, 70% trờng tiểu học công lập đạt chuẩn quốc gia; Giảm sĩ số từ 35 HS/lớp vào năm 2010 xuống 30 HS/lớp vào năm 2020.

- ở giáo dục THCS: Tỷ lệ trẻ đi học đúng độ tuổi THCS (11-14 tuổi) đạt 100%. Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt trên 50% vào năm 2020; 60% trờng THCS công lập đạt chuẩn quốc gia. Giảm sĩ số từ 36 HS/lớp năm 2010 xuống 30 HS/ lớp vào năm 2020.

- ở giáo dục THPT: Tỷ lệ huy động thanh thiếu niên đi học đúng độ tuổi THPT (15-17 tuổi) 90% năm 2015 trên 95% vào năm 2020; 60% trờng THPT công lập đạt chuẩn quốc gia; Giảm sĩ số từ 45 HS/lớp năm 2010 xuống 40 HS/lớp vào năm 2020; Tỷ lệ trờng công lập đạt chuẩn quốc gia: trên 60%.

- Về giáo dục chuyên nghiệp: Nâng tỷ lệ ngời lao động qua đào tạo lên 80% vào năm 2020. Thu hút đợc ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS vào học TCCN. - Về giáo dục thờng xuyên: Huy động trên 95% trẻ khuyết tật đi học các lớp phổ cập, trờng chuyên biệt. Huy động 99,9% số ngời mù chữ trong độ tuổi 15-35 ra học lớp XMC. 100% xã, phờng, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng hoạt động tốt; Thu hút 99,5% học sinh tốt nghiệp THCS cha vào THPT vào học chơng trình GDTX. Tờ trình cũng đặt ra chỉ tiêu chuẩn hóa đội ngũ GV, CBQLGD, đảm bảo 100% giáo viên và CBQLGD đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn hiệu trởng, 100% CBQLGD đạt chuẩn về lý luận chính trị, trình độ đào tạo trên chuẩn. Đến năm 2015, có 100 -150 giáo viên THPT các môn học khoa học tự nhiên có thể giảng dạy bằng tiếng nớc ngoài. Theo tính toán, nhu cầu quy hoạch mạng lới trờng học của Hà Nội

đến năm 2030 cần xây mới 1.215 trờng học với 12.165.854 m2 đất, kinh phí 71.395 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2012 - 2020: Xây mới 635 trờng (Công lập 439 trờng, ngoài công lập 196 trờng), trong đó: Mầm non 402 trờng (công lập 300 trờng, ngoài công lập 102 trờng); Tiểu học 114 trờng (công lập 74 trờng, ngoài công lập 40 trờng); THCS 50 trờng (công lập 35 trờng, ngoài công lập 15 trờng); THPT 50 trờng (công lập 20 trờng, ngoài công lập 30 trờng); 2 Trung tâm GDTX cấp Thành phố; TCCN 14 trờng (công lập 5 trờng, ngoài công lập 9 trờng). Giai đoạn 2021 - 2030: Xây mới 580 trờng học (công lập 331 trờng, ngoài công lập 249 trờng) trong đó: Mầm non 322 trờng (công lập 200 trờng, ngoài công lập 122 trờng); Tiểu học 120 trờng (công lập 70 trờng, ngoài công lập 50 trờng); THCS 58 trờng (công lập 35 trờng, ngoài công lập 23 trờng); THPT 62 trờng (công lập 20 trờng, ngoài công lập 42 trờng); 1 Trung tâm GDTX cấp Thành phố; TCCN 15 trờng (công lập 3 trờng, ngoài công lập 12 trờng) [ 52 ].

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp của Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Gia Thiều , Hà Nội (Trang 36)