Vấn đề ràng buộc ngân sách mề m

Một phần của tài liệu Tác động của mối quan hệ tín dụng nhân hàng lên việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Trang 26)

Vấn đềràng buộc ngân sách mềm (soft-budget constraint problem), được

đưa ra bởi Janos Kornai (1986), để chỉ hiện tượng các tổchức dựtính mình sẽ được cấp thêm ngân sách trong trường hợp hoạt động thiếu hiệu quả. Trong quan hệ tín dụng, một khoản tín dụng linh hoạt, cụthể là có khả năng đàm phán lại, có thể làm

gia tăng động lực hoạt động kém hiệu quảcủa một bộphận người vay, vì người vay nếu sửdụng vốn vay không hiệu quả vẫn có thểthương lượng lại với ngân hàng để điều chỉnh lãi suất hay kỳ hạn vay (vấn đề ràng buộc ngân sách mềm trong hoạt

động tín dụng).

Câu hỏi chính là liệu một ngân hàng có từchối việc tiếp tục cấp tín dụng bổ sung cho khách hàng khi họ có vấn đề phát sinh hay không. Có nghĩa là một

khách hàng đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng nhưng đang trên bờ vực vỡ nợ

liệu có thểtiếp tục tiếp cận nguồn tài trợ từ ngân hàng để vượt qua khó khăn không.

Trong khi hầu hết các nguồn tài trợ khác sẽ không cho vay, một ngân hàng có xây dựng quan hệtín dụng với khách hàng này có thểquyết định tiếp tục cho vay với hy vọng phục hồi khả năng tài chính của khách hàng và khả năng thu hồi khoản cho

vay trước đây của nó. Đây chính là lợi ích từ việc thiết lập hợp đồng dài hạn dựa trên quan hệtín dụng ngân hàng mà chúng ta đã thảo luận. Vấn đềlà lợi ích này của quan hệ tín dụng ngân hàng làm cho những người vay tiền nhận ra rằng họ có thể

đàm phán lại hợp đồng cũ, rằng ngân hàng có động cơ tiếp tục cho họ vay nên có thể có động cơ xấu khi sử dụng vốn. Tóm lại, nếu việc đàm phán lại hợp đồng là quá dễ dàng, người vay có thểthiếu nỗlực trong việc sửdụng vốn hiệu quả. Lợi ích từ quan hệtín dụng ngân hàng sẽ làm doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận tín dụng hơn, đồng nghĩa với việc gia tăng động cơ sử dụng vốn sai mục đích của khách hàng. Quan hệtín dụng ngân hàng càng lớn, doanh nghiệp càng dễ dàng tiếp cận tín dụng

và động cơ sửdụng vốn sai mục đích của khách hàng càng lớn. Đây chính là chi phí đầu tiên của quan hệtín dụng ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tác động của mối quan hệ tín dụng nhân hàng lên việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)