Bài nghiên cứu được thực hiện với mục đích phân tích và kiểm định ý nghĩa của quan hệ tín dụng ngân hàng, xem liệu quan hệ tín dụng ngân hàng có tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm khả năng bịngân hàng hạn chếtín dụng trong thời kỳkhủng hoảng hay không, và nếu có, làm cách nào xây dựng được quan hệ tín dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy quan hệ tín dụng ngân hàng có tác động làm giảm khả năng doanh nghiệp bị ngân hàng hạn chế tín dụng. Cụ thể là nếu doanh nghiệp tập trung xây dựng quan hệ tín dụng với một ngân hàng sẽ giảm được xác suất bị hạn chếtín dụng so với xây dựng quan hệtín dụng với hai hay nhiều hơn hai ngân hàng. Điều này chứng tỏ lý thuyết về lợi ích của quan hệ tín dụng đã phát huy tại Việt
Nam trong giai đoạn khủng hoảng. Mặt khác, khi doanh nghiệp chỉ có một quan hệ
tín dụng, thời gian tồn tại quan hệ không ảnh hưởng tới khả năng doanh nghiệp bị
hạn chế tín dụng. Điều này hàm ý rằng khi doanh nghiệp chỉ quan hệtín dụng với một ngân hàng thì ngân hàng sẽ có những ưu ái khi ra quyết định tín dụng với doanh nghiệp, bất chấp thời gian tồn tại quan hệ tín dụng là ngắn hay dài. Kết quả
hiện sự cạnh tranh trên thị trường tín dụng trong giai đoạn khủng hoảng rất khắc nghiệt. Nếu doanh nghiệp xây dựng hai quan hệ tín dụng ngân hàng, thời gian tồn tại quan hệ tín dụng sẽ tác động ngược chiều với khả năng doanh nghiệp bị ngân hàng hạn chếtín dụng.
Từ đây ta có thểrút ra kết luận, để khai thác được lợi ích của quan hệ tín dụng, doanh nghiệp nên xây dựng quan hệ tín dụng chung thủy với một ngân hàng. Mặt khác, nếu doanh nghiệp xây dựng quan hệtín dụng với nhiều ngân hàng nhằm giữ
vịthế đàm phán với ngân hàng thì doanh nghiệp cũng nên duy trì những quan hệtín dụng lâu dài, bền chặtđối với các quan hệtín dụng đó.
Ngoại trừcác biến phản ánh mức độquan hệtín dụng, nghiên cứu tìm thấy rằng
các đặc điểm thểhiện cấu trúc tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh cũng ảnh
hưởng tới khả năng bị hạn chế tín dụng của doanh nghiệp. Cụ thể là nếu doanh nghiệp có đòn bẩy lớn dẫn đến cấu trúc vốn mất cân đối, hoặc có sựgiảm sút mạnh vềlợi nhuận thì doanh nghiệp sẽcó khả năng bị hạn chếtín dụng cao hơn. Điều này thểhiện trong giai đoạn mà nợ xấu là một nguy cơ lớn, các ngân hàng đã nâng cao vai trò của các chỉsốtài chính trong hoạt động xét duyệt tín dụng, nhằm đảm bảo an toàn trong cho vay.
Tuy nhiên, một sựgiảm sút trong doanh thu lại không đi kèm với dựbáo bị gia
tăng hạn chế tín dụng. Điều này có thể xuất phát từ sự chia sẻ của ngân hàng khi
đánh giá tình hình tài chính các doanh nghiệp đã chú trọng vào tiềm lực phát triển của doanh nghiệp hơn là sự giảm sút doanh thu trong thời gian khó khăn. Nghiên
cứu cũng cho thấy các ngân hàng có xu hướng cho các doanh nghiệp có quy mô doanh thu thuần cao vay hơn là các doanh nghiệp có quy mô doanh thu thuần thấp trong thời kỳkhủng hoảng.
Các đặc điểm khác của doanh nghiệp như thời gian hoạt động không tác động tới khả năng doanh nghiệp bị ngân hàng hạn chếtín dụng. Điều này cho thấy trong
môi trường kinh tếbiến động khó lường, kinh nghiệm hoạt động trong ngành không bảo đảm cho sựlành mạnh vềtài chính của doanh nghiệp.
Một yếu tốcho thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽtới khả năng doanh nghiệp bị ngân hàng hạn chế tín dụng, đó là chính sách của ngân hàng đối với từng ngành nghề
trong từng thời kỳ. Ngân hàng qua phân tích các biến động vĩ mô của thị trường từng ngành nghề, sẽ đưa ra công văn nội bộchỉ định danh sách các ngành mà ngân hàng nên thận trọng khi cho vay. Nếu ngành nghề doanh nghiệp đang hoạt động nằm trong danh sách này, khả năng bịhạn chếtín dụng sẽ cao hơn.
Quan hệ tín dụng là một hướng nghiên cứu khá mới tại Việt Nam. Kết quả của bài nghiên cứu này cung cấp một bằng chứng trực tiếp các tác động của quan hệtín dụng ngân hàng tới khả năng bị hạn chế tín dụng của doanh nghiệp. Phân tích những lợi ích mà quan hệ tín dụng mang lại, những hình thức hạn chế mà doanh nghiệp có thểgặp phải, phản ánh thực tế tình hình quản lý tín dụng trong giai đoạn 2008-2013 tại thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó giúp ngân hàng và doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của khái niệm quan hệtín dụng ngân hàng cũng như định hướng xây dựng nó, nhằm tạo ra thêm một giải pháp giúp doanh nghiệp tránh khỏi việc bị hạn chế tín dụng trong thời kỳkhủng hoảng kinh tế cũng như tạo điều kiện kiểm soát và tăng trưởng tín dụng lành mạnh và bền vững.
3.3.2. Các giải pháp đề xuất cấp tín dụngđối với doanh nghiệp tại ngânhàng Vietinbank hàng Vietinbank
Từkết quảnghiên cứu, chúng ta có thểkết luận lợi ích của quan hệ tín dụng trong việc tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng là hiện hữu và có tác động đáng kể. Quan hệ tín dụng càng mạnh thì hoạt động tín dụng càng được thực hiện dễ dàng
hơn. Kết quả này ủng hộcác bằng chứng thực nghiệm tại Mỹ, cho thấy lợi ích của quan hệtín dụng trong lý thuyết cũng tồn tại ở Việt Nam. Cụ thể là trường hợp các doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổphần Công Thương Việt Nam trong mẫu khảo sát, những doanh nghiệp nào duy trì quan hệ tín dụng với một ngân hàng duy nhất sẽ giảm được khả năng bị hạn chếtín dụng trong thời kỳkhủng hoảng so với các doanh nghiệp có hai hay nhiều hơn quan hệ tín dụng ngân hàng. Từ đây nghiên
cứuủng hộcác doanh nghiệp nên duy trì quan hệtín dụng chung thủy với một ngân
có hai hay nhiều hơn hai quan hệtín dụng ngân hàng, kết quả nghiên cứu cho thấy quan hệ tín dụng của doanh nghiệp nào tồn tại càng lâu thì khả năng bị hạn chếtín dụng của doanh nghiệp đó càng giảm. Do đó,nghiên cứu cũng ủng hộdoanh nghiệp nên xây dựng quan hệtín dụng một cách bền vững, lâu dài thay vì chạy theo lợi ích lãi suất trước mắt, như vậy doanh nghiệp sẽgiảm được khả năng bịhạn chếtín dụng khi khủng hoảng xảy ra.
Ngoài hai kết quả về tác động của quan hệ tín dụng lên hoạt động tín dụng nêu trên, nghiên cứu cũng xác định các yếu tố khác từ cả hai phía ngân hàng và doanh nghiệp có tác động lên hoạt động tín dụng. Dựa trên kết quả nghiên cứu tác
động của các yếu tố này, tác giả đề xuất những giải pháp sau cho cả hai phía ngân hàng và doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng khai thác lợi ích từquan hệtín dụng ngân hàng.
3.3.2.1 Giải pháp từphía ngân hàng
+ Hoàn thiện quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng là nền của mọi hoạt động tín dụng của ngân hàng, nó có vai trò rất quan trọng, quyết định hiệu quảcủa hoạt động tín dụng. Môi trường kinh tếbiến đổi rất nhanh, một quy trình tín dụng tốt phải vừa gắn liền với các chiến lược kinh doanh của ngân hàng theo từng giai đoạn, vừa phải
đảm bảo khả năng linh hoạt đểcạnh tranh nhưng vẫn phải chặt chẽvà tuân thủpháp luật. Vì thế, việc hoàn thiện quy trình tín dụng là công việc phải luôn được theo dõi và thực hiện. Hiện nay ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
đang thực hiện quy trình bao gồm hai cấp thẩm định độc lập, nhằm chuyên môn hóa công việc tìm kiếm và hỗtrợ khách hàng với công việc thẩm định, vừa bảo đảm tính chặt chẽvừa nâng cao hiệu quảtừng công việc.
+ Nâng cao vai trò và hiệu quảcủa công tác giám sát, quản lý: Lĩnh vực ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm, cán bộ ngân hàng thường gặp phải những cám dỗ
rất lớn và những sai phạm trong lĩnh vực ngân hàng thường để lại thiệt hại rất nghiêm trọng. Do đó, công tác giám sát, quản lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Mặc dù các ngân hàng đều đã xây dựng bộ phận kiểm soát nội bộ, nhưng vai trò của bộ phận này chưa nổi bật,
công việc của các bộ phận này chỉ mới dừng trên mặt kiểm tra hình thức, mẫu biểu chứ chưa đi sâu vào công tác thẩm định và giám sát khoản vay. Tuy nhiên, ngân
hàng Công Thương cũng đã phát triển công tác kiểm tra giám sát khá chặt chẽ. Đó
là các bộ phận kiểm soát nội bộ được thiết lập một cách độc lập, khách quan về
nhân sự. Lương, chế độ đãi ngộ của bộ phận này được hội sở trực tiếp quản lý, bổ
nhiệm, miễn nhiệm nên không bị chi phối từ phía các giám đốc chi nhánh. Các bộ
phận kiểm tra nội bộcần tăng tần suất kiểm tra, đánh giá các khách hàng có nợxấu và việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề. Công tác kiểm tra cần linh hoạt, có trọng điểm, phù hợp với tình hình kinh doanh của các ngành nghề, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng vừa tạo thuận lợi cho hoạt
động kinh doanh của khách hàng.
+ Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ: Chất lượng của đội ngũ cán bộ
không chỉ được quyết định bởi trình độ chuyên môn, kinh nghiệm mà còn ở phẩm chất đạo đức và trách nhiệm. Khi tiếp xúc với khách hàng thì ngoài quy trình, cán bộ chính là yếu tố quyết định để khách hàng đánh giá chất lượng của ngân hàng,
ảnh hưởng rất lớn tới việc khách hàng có quyết định xây dựng quan hệ với ngân
hàng hay không. Do đó cần có tiêu chuẩn đánh giá về chuyên môn, kinh nghiệm,
đạo đức và trách nhiệm để làm cơ sởnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Đồng thời phải có kếhoạc tuyển dụng và sửdụng nhân lực phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng của cá nhân. Thực hiện chính sách quyền lợi đi kèm trách nhiệm, luân chuyển cán bộ đểnâng cao khả năng của cán bộvà giảm trừtiêu cực.
+ Nâng cao khả năng thu thập thông tin về khách hàng: Thông tin là cơ sở quan trọng đểngân hàngđánh giá và kiểm tra hoạt động của khách hàng, cũng là cơ s ở để
ngân hàng khai thác lợi ích từquan hệtín dụng ngân hàng. Càng có nhiều thông tin, ngân hàng càng giảm được chi phí cho cảngân hàng và khách hàng trong việc cấp tín dụng. Đồng thời càng gần gũi với các nhu cầu vềdịch vụcũng như t ạo điều kiện nhận phản hồi vềchất lượng dịch vụ từkhách hàng. Từ đó làm cơ sở để hoàn thiện chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ, qua đó trở nên độc đáo, cạnh tranh hơn so với
các đối thủ khác trên thị trường tín dụng và dễ dàng có được những quan hệ tín dụng lâu bền hơn.
+ Liên kết chặt chẽ, chia sẻ với khách hàng trong giai đoạn khách hàng gặp vấn đề
vềtài chính: Đây là côngviệc quan trọng trong công tác xây dựng quan hệtín dụng ngân hàng và cũng đòi hỏi nhiều sựkhéo léo từphía ngân hàng. Trong quá trình xây dựng quan hệ tín dụng, ngân hàng có được những thông tin thu thập từ phía khách hàng và có lợi thế hơn những đối thủkhác trong việc cấp tín dụng cho khách hàng.
Đồng thời, khách hàng cũng dần phụ thuộc và liên kết chặt chẽ với ngân hàng, khi khách hàng liên hệ chặt chẽ với ngân hàng, lợi ích từ khách hàng mang lại không chỉ đến từ hoạt động tín dụng mà còn từ tất cả các dịch vụ ngân hàng khác mà khách hàng sẽ sử dụng và từ lòng trung thành với ngân hàng. Để khai thác được những lợi ích này, ngân hàng phải có những điều chỉnh phù hợp để hỗ trợ khách hàng khi khách hàng gặp khó khăn về tài chính, chứ không khai thác lợi ích một cách tối đa. Giữgìn sựhợp tác, sự tương tác hỗtrợqua lại giữa ngân hàng và doanh nghiệp đồng thời xây dựng một hìnhảnh ngân hàng an toàn và vững mạnh chính là
cơ sở để có được sự tin tưởng, mong muốn xây dựng quan hệtín dụng lâu dài với ngân hàng của doanh nghiệp.
+ Có những chương trình hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Đây là
những quan hệ tín dụng tiềm năng sẽ mang lại lợi ích lớn cho ngân hàng khi được xây dựng thành những quan hệ tín dụng dài hạn. Vì lúc này, vấn đề thông tin bất cân xứng của doanh nghiệp chưa cao, nếu ngân hàng tạo dựng quan hệ với doanh nghiệp lúc này thì sẽ có lợi thế rất lớn so với các đối thủ cạnh tranh khi doanh nghiệp đã trưởng thành và phát triển. Đồng thời giai đoạn khởi đầu là thời điểm lý
tưởng đểxây dựng lòng trung thànhđối với một quan hệtín dụng. Trên thực tế, một
khi đã có một quan hệ tín dụng chặt chẽ, doanh nghiệp sẽ rất khó bị lôi kéo xây dựng quan hệvới một ngân hàng khác nếu không có sựchênh lệch thật sự đáng kể
vềlợi ích.
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng: Năng lực tài chính sẽ giúp ngân
ngân hàng có được một quan hệ tín dụng tốt nhưng lại để mất vì không đáp ứng
được nhu cầu vốn. Đồng thời năng lực tài chính tốt còn giúp ngân hàng mởrộng tín dụng cho các doanh nghiệp, phát triển mạng lưới và quảng bá hình ảnh, giúp gia
tăng uy tín, tạo nên hình ảnh ngân hàng phát triển ổn định, bền vững và đáng tin
cậy, mang lại tâm lý tin tưởng cho khách hàng khi xây dựng quan hệtín dụng. 3.3.2.2 Giải pháp từphía doanh nghiệp
+ Nâng cao chất lượng thông tin tài chính: Các doanh nghiệp cần quan tâm xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả, tổ chức hệ thống thông tin tài chính trung thực, khách quan và minh bạch. Đây là cơ sở thể hiện thiện chí của doanh nghiệp trong quan hệtín dụng.
+ Nâng cao trìnhđộ đội ngũ quản lý: Năng lực của đội ngũ quản lý đóng vai trò rất quan trọng trong khả năng phát triển của doanh nghiệp. Và tất nhiên không ai muốn xây dựng quan hệvới một doanh nghiệp có tiềm năng phát triển kém. Do đó nâng cao năng lực trình độ đội ngũ quản lý rất quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng và xây dựng quan hệ tín dụng với ngân hàng. Các doanh nghiệp cũng nên tăng cường sử dụng các dịch vụ tư vấn của ngân hàng trong việc nghiên cứu xây dựng các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh.
Điều này vừa tạo niềm tin cho ngân hàng, vừa giúp các dựán nâng cao tính khảthi và dễdàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
+ Thực hiện đúng theo phương án kinh doanh và các điều khoản trong hợp đồng tín dụng: Việc tuân thủ các điều khoản hợp đồng, sử dụng vốn vay đúng mục đích
vừa đảm bảo hiệu quảcủa quá trình sản xuất kinh doanh, vừa thểhiện thiện chí hợp tác và dễ dàng có được sự tin tưởng từ phía ngân hàng, làm cơ sở tốt để xây dựng quan hệtín dụng.
+ Xây dựng thái độ hợp tác, giữgìn quan hệ tín dụng với ngân hàng: Chủ động