Giải pháp cho vấn đề tắc nghẽ n

Một phần của tài liệu Tác động của mối quan hệ tín dụng nhân hàng lên việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Trang 31)

Giải pháp cho vấn đề tắc nghẽn là sựcạnh tranh trên thị trường tín dụng của các ngân hàng để giảm thiểu sự độc quyền của ngân hàng đối với khách hàng vay. Tuy nhiên trong khi các ngân hàng cạnh tranh gay gắt với nhau (ví dụ như một khách hàng có thểgiữquan hệtín dụng với nhiều ngân hàng một lúc) để giảm thiểu vấn đề tắc nghẽn, việc xây dựng quan hệ tín dụng bền vững giữa ngân hàng và

người vay có thể bị ảnh hưởng. Điều này có thể làm giảm sự độc quyền thông tin của các ngân hàng, nhưng tất nhiên lại làm tăng chi phí. Việc có nhiều quan hệtín dụng ngân hàng có thể làm giảm đi vấn đề tắc nghẽn, nhưng lại làm giảm đi khả năng cấp tín dụng. Một cách giải thích là việc tồn tại nhiều quan hệ tín dụng ngân hàng sẽlàm giảm giá trị của việc thu thập thông tin đối với bất cứngân hàng nào và gây ra quá nhiều sựcạnh tranh lãi suất có thể ngăn cản khả năng cấp tín dụng cho các doanh nghiệp non trẻ. Vì cấp tín dụng cho các doanh nghiệp non trẻ vốn đã là

một sự mạo hiểm, cạnh tranh lãi suất gay gắt có thể đẩy mức độ mạo hiểm lên đến mức không thực hiện nổi.

Một câu hỏi có thể đặt ra trong phần này, đó là liệu doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng, nhưng tất cả ngân hàng đều bỏ công sức để

xây dựng quan hệtín dụng, hay nói cách khác xây dựng thông tin độc quyền, thì có giải quyết được vấn đề tắc nghẽn hiệu quả hơn hay không? Từ những điều kiện tồn tại của quan hệ tín dụng ngân hàng, ta biết rằng các thông tin mà từng ngân hàng tích lũy trong quá trình cung cấp dịch vụtài chính phải đảm bảo được giữbí mật và một doanh nghiệp không thểsửdụng cùng một dịch vụtại nhiều ngân hàng một lúc. Nên dùở góc độnào, quan hệchung thủy với một ngân hàng cũng có khả năng phát huy được lợi ích hơn là quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng. Vì thế, dù các ngân hàng có xây dựng thông tin độc quyền thì hiệu quảcủa nó cũng chắc chắn bị giảm

đi so với quan hệchung thủy.

Tóm lại, việc giải quyết vấn đề thông tin bất cân xứng của quan hệ tín dụng sẽtạo ra mặt trái đó là độc quyền thông tin. Sự độc quyền thông tin này có thể làm tăng vịthế đàm phán của ngân hàng và làm cho các khoản tín dụng trở nên đắt

đỏ với doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể khắc phục điều này bằng cách thiết lập quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng (hay nói cách khác để các ngân hàng phải cạnh tranh với nhau) đểgiữvị thế đàm phán. Tuy nhiên,nếu sựcạnh tranh giữa các ngân hàng cao và doanh nghiệp có quan hệtín dụng với nhiều ngân hàng cùng lúc, quan hệtín dụng của từng ngân hàng sẽ không phát huy được lợi ích của nó và thậm

chí không được xây dựng.

Thảo luận của tác giảtrong phần này là nếu doanh nghiệp chung thủy với một ngân hàng và ngân hàng xây dựng được thông tin độc quyền về doanh nghiệp, cả hai bên sẽ nhận được lợi ích của quan hệ trong trường hợp ngân hàng khai thác lợi ích một cách lâu bền. Càng vềsau, quyền quyết định khai thác lợi ích từquan hệ

của ngân hàng ngày càng lớn, đi kèm với mức độ ngày càng tăng của độc quyền

thông tin. Ngân hàng có hai cách để khai thác lợi ích này, một là tiết kiệm chi phí (giảm chi phí tìm kiếm thông tin, kiểm định thông tin, giảm chi phí từgiảm mức độ

rủi ro, giảm chi phí kiểm soát..v..v..), hai là sửdụng lợi thế độc quyền thông tin để tăng lãi suất. Trong đó cách thức đầu tiên có lợi cho cả hai bên còn cách thức thứ

hai chuyển lợi ích của người đi vay sang ngân hàng. Nếu ngân hàng tận dụng một cách khéo léo chứkhông thái quá lợi ích thứhai, ngân hàng sẽkhông phá vỡ mong muốn xây dựng quan hệcủa người đi vay. Tất nhiên điều này phải thểhiện qua lòng tin và sự tôn trọng trong quá trình xây dựng quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng vay. Tuy nhiên, kết quả tác động của quan hệ tín dụng lại không phải lúc nào cũng rõ ràng và cần phải nghiên cứu, chủ yếu là do những tác động trái chiều nhau giữa lợi ích của quan hệtín dụng và vấn đề tắc nghẽn. Điều này sẽ được bàn luận qua các nghiên cứu đã có trong phần các nghiên cứu thực nghiệm và tác giảsẽthiết lập mô hình nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ tácđ ộng của quan hệtín dụng tới hoạt động tín dụng tại môi trường Việt Nam thông qua trường hợp cụ thể

của ngân hàng thương mại cổphần Công Thương.

Đến đây, chúng ta đã tìm hiểu vềkhái niệm, điều kiện tồn tại của quan hệ

tín dụng ngân hàng, cũng như các lợi ích và tác động xấu của nó. Trước khi đi sang

thảo luận các yếu tố ảnh hưởng tới quan hệtín dụng ngân hàng, tác giả tóm tắt lại các vấn đềthông qua Phụlục 2.1“Tóm tắt khái niệm, lợi ích và chi phí của quan hệ

tín dụng”.

Mục tiêu của đề tài là phân tích tác động của quan hệtín dụng ngân hàng lên việc áp dụng các biện pháp hạn chế tín dụng trong hoạt động tín dụng chứ

không phải phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệtín dụng. Nghiên cứu phân tích các yếu tố đo lường mức độ quan hệtín dụng và phân tích mức độ quan hệtín dụng thay đổi thì việc áp dụng các biện pháp hạn chếtín dụng có thay đổi theo hay

không. Do đó, trong phạm vi của đề tài không đềcập tới các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệtín dụng, có thểbao gồm văn hóa của quốc gia, văn hóa làm việc của ngân hàng, của từng doanh nghiệp hay thể chế chính trị, pháp luật, môi trường kinh tế

Mục tiếp theo sẽthảo luận yếu tố quyết định tới mức độcủa cả quan hệ

tín dụng và vấn đềtắc nghẽn, đó là vấn đềcạnh tranh trên thị trường tín dụng. Đồng thời thảo luận các kết quảnghiên cứu hoàn toàn khác nhauở Châu Âu và Châu Mỹ.

Một phần của tài liệu Tác động của mối quan hệ tín dụng nhân hàng lên việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)