động cấp tín dụng tại ngân hàng thương mại
Qua phân tích về những tác động có lợi của quan hệ tín dụng ngân hàng, chúng ta thấy khả năng giải quyết vấn đề thông tin bất cân xứng giúp quan hệ tín dụng ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, một sốnghiên cứu chỉra rằng, không phải quan hệtín dụng luôn luôn có
tác động tích cực đối với hoạt động tín dụng, có những lập luận chỉ ra rằng rất khó
đểkhai thác lợi ích của quan hệtín dụng ngân hàng hoặc thậm chí quan hệtín dụng
ngân hàng trong vài trường hợp còn gây cản trở hoạt động tín dụng. Theo lược khảo lý thuyết trong bài nghiên cứu của Boot về quan hệ tín dụng ngân hàng (2000)5, có hai chi phí chính của quan hệ tín dụng ngân hàng: “vấn đề ràng buộc ngân sách mềm” và “vấn đề tắc nghẽn”. “Vấn đề ràng buộc ngân sách mềm” xảy ra khi một
5Boot, A.W.A., 2000. Relationship banking: What do we know? Journal of Financial Intermediation, 9:7-25, p.10.
ngân hàng thiếu khả năng trong việc tiếp tục thực thi một hợp đồng tín dụng cho một doanh nghiệp có quan hệ tín dụng ngân hàng. “Vấn đề tắc nghẽn” xảy ra khi
độc quyền thông tin do ngân hàng tạo ra trong quá trình cho vay có thể cho phép ngân hàng làm các khoản vay này trở nên “độc quyền”. Nghĩa là ngân hàng có một quan hệ tín dụng với khách hàng, và độc quyền thông tin từ quan hệ đó, việc này
làm cho các đối tượng cho vay khác vướng phải vấn đề thông tin bất cân xứng lớn và không có lợi thế như ngân hàng trong việc tài trợvốn cho người vay. Vấn đềnày sẽ làm các khoản vay đó mất đi tính cạnh tranh và từ đó làm giảm đi khả năng tiếp cận nguồn tài trợ giá rẻcủa người vay. Chúng ta sẽthảo luận từng vấn đề, cũng như
những giải pháp tiềm năng đãđược nghiên cứu.