Các chi phí và lợi ích của quan hệ tín dụng ngân hàng đã được nghiên cứu kỹ lưỡng trong thời gian dài. Theolược khảo trong bài nghiên cứu về quan hệ
tín dụng ngân hàng của Boot (2000)8, nghiên cứu ban đầu là của James (1987) và Lummer và McConnell (1989), tập trung vào phân tích tác động của việc công bố
các thỏa thuận cho vay của ngân hàng tới giá cổ phiếu. Nói chung, các nghiên cứu này cho thấy có ảnh hưởng tích cực của các công bố thỏa thuận cho vay của ngân hàng tới giá cổ phiếu. Kết quả của Lummer và McConnell (1989) cho thấy phản
ứng tích cực của giá cổ phiếu được dẫn dắt bởi sự gia hạn các hợp đồng tín dụng.
Điều này chứng minh các ngân hàng liên tục thu thập thông tin theo thời gian và chỉ
rõ lợi ích “chứng nhận”của quan hệtín dụng ngân hàng. Tương tự như vậy, Slovin và các cộng sự (1988) cho thấy việc công bố các hợp đồng thương mại chỉ có tác
động tích cực đáng kể lên giá cổ phiếu khi đi có kèm với thư tín dụng ngân hàng.
Quan điểm này sau đó được hỗtrợthêm bởi các bằng chứng thực nghiệm của Billet và các cộng sự (1995), họ cho thấy một tương quan tích cực giữa trình độ của bên cho vay và hiệu quảcủa các công bố. Để được chính xác hơn, Billet và các cộng sự đã áp dụng nghiên cứu của họ đối với người cho vay nói chung, do đó không có sự
phân biệt giữa ngân hàng và phi ngân hàng, điều này cũng nhấn mạnh rằng quan hệ
tín dụng không phải là độc quyền của các ngân hàng mà nghiên cứu đã thảo luận trong phần trước. Bằng chứng này của Billet đã khẳng định kết quảcủa Chemmanur và Fulghieri (1994) về tầm quan trọng của trình độ ngân hàng đối với việc chứng nhận khả năng của người vay. Những nghiên cứu này là những bằng chứng thực nghiệm minh chứng trực tiếp cho các lý thuyết vềvai trò của quan hệtín dụng ngân
hàng đã thảo luận. Chúng ta có thểkết luận rằng sựtham gia của ngân hàng tạo ra một giá trị gia tăng khác biệt.
8Boot, A.W.A., 2000. Relationship banking: What do we know? Journal of Financial Intermediation, 9:7-25, p.19.
Trong khi khẳng định vị thế đặc biệt của quan hệ tín dụng ngân hàng, những nghiên cứu này chỉ cung cấp những thửnghiệm thô sơ vềgiá trị của quan hệ
tín dụng ngân hàng. Về cơ bản, tất cả những gì được thể hiện là sự tồn tại của một quan hệ giữa người vay và người cho vay có thể làm gia tăng giá trị doanh nghiệp.
Nhưng nguồn gốc tạo nên sự gia tăng này không được phát hiện. Hầu hết chúng tập trung nghiên cứu đối với các doanh nghiệp lớn, giá trị của quan hệ tín dụng ngân hàng sẽ nhỏ hơn đối với các doanh nghiệp lớn (các doanh nghiệp đã niêm yết cổ
phiếu và do đó có thể tự tạo ra tác động của các công bố). Những nghiên cứu tiếp theo sẽ tập trung vào những doanh nghiệp nhỏ hơn và cho thấy quan hệ tín dụng ngân hàng có giá trị lớn hơn.
Các nghiên cứu thực nghiệm sau đó đã cố gắng để đo lường sức mạnh của quan hệtín dụng ngân hàng. Nói cách khác, trảlời câu hỏi liệu quan hệtín dụng ngân hàng có tạo ra giá trị trong suốt thời gian duy trì quan hệ đó hay không. Thông
thường, mức độ của quan hệ được đo lường bởi thời gian tồn tại của quan hệ. Đa
phần các nghiên cứu này tập trung vào các doanh nghiệp nhỏvà có nhiều phát hiện thú vị. Theo lược khảo của Boot (2000)9 về các nghiên cứu thực nghiệm của quan hệ tín dụng ngân hàng, đầu tiên, theo nghiên cứu về lợi ích của quan hệ tín dụng
ngân hàng trong trường hợp các doanh nghiệp nhỏ của Petersen và Rajan (1994), thời gian tồn tại của quan hệ có ảnh hưởng tích cực tới khả năng cấp tín dụng. Thứ
hai, theo nghiên cứu của Boot và Thakor (1994) vềquan hệtín dụng ngân hàng, các
điều khoản hợp đồng có thể giúp kéo dài tuổi thọ của quan hệ tín dụng ngân hàng nhìn chung là lãi suất thấp hơn và yêu cầu tài sản thếchấp ít đi. Các kết quảnày phù hợp với ý tưởng rằng quan hệ tín dụng ngân hàng cải thiện khả năng trao đổi thông tin và rằng tuổi thọcủa quan hệcàng lâu thì việc trao đổi thông tin càng nhiều. Thứ
ba, cũng theo nghiên cứu của Petersen và Rajan (1994) về lợi ích của quan hệ tín dụng ngân hàng trong doanh nghiệp nhỏ, có bằng chứng về việc giảm bớt yêu sách
9Boot, A.W.A., 2000. Relationship banking: What do we know? Journal of Financial Intermediation, 9:7-25, p.20.
trong các điều khoản hợp đồng góp phần tăng khả năng tài chính cho các doanh nghiệp non trẻ.
Sự cải thiện theo thời gian trong điều khoản hợp đồng của quan hệ tín dụng ngân hàng có thểlà bằng chứng chống lại vấn đề tắc nghẽn. Bởi vì độc quyền thông tincó khuynh hướng tồi tệ hơn theo thời gian. Điều này cũng không có nghĩa
là làm mất đi vấn đề tắc nghẽn, nhưng làm cho nó bị chi phối bởi các yếu tố khác tốt hơn. Điều thú vị là trong bối cảnh ở Châu Âu, Degryse và Van Cayseele (2000)10tìm thấy điều ngược lại, các điều khoản hợp đồng ngày càng xấu đi theo
tuổi thọcủa quan hệtín dụng ngân hàng. Vì vậy, phát hiện của họ ủng hộgiảthuyết vấn đềtắc nghẽn, cho thấy vấn đềtắc nghẽn chiếm ưu thế hơn trong bối cảnh Châu Âu. Không có tài liệu nào giải thích sựkhác biệt này giữa Mỹ và Châu Âu, nhưng
có những phỏng đoán. Một cách giải thích có thể là lĩnh vực ngân hàngở Châu Âu có sựthống nhất cao hơn và khách hàng vay ít có lựa chọn nào đểthay thếtín dụng ngân hàng (ví dụ như thị trường tài chính kém phát triển hơn). Tuy nhiên bằng chứng về tác động của quan hệtín dụng ngân hàng lên khả năng tiếp cận tín dụng là giống nhau ở cả Mỹ và Châu Âu. Trong cả hai trường hợp quan hệ tín dụng ngân
hàng làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng.
Một nghiên cứu thực nghiệm khác đã có một góc nhìn rõ ràng hơn cho
vấn đề tắc nghẽn và giải pháp được đưa ra là các doanh nghiệp lựa chọn có nhiều quan hệtín dụng ngân hàng cùng lúc.Theo lược khảo của Boot (2000)11vềquan hệ
tín dụng ngân hàng, đó là nghiên cứu của Ongena và Smith (2000) vềsố lượng quan hệ tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, điều này có thể giải quyết vấn đề tắc nghẽn,
nhưng có thể làm xấu đi khả năng tiếp cận tín dụng. Vì khi có nhiều quan hệ tín dụng sẽ làm giảm giá trị của thông tin đối với bất kỳ ngân hàng nào (như đã phân tích ở phần trên). Nghiên cứu của Petersen và Rajan (1994) về lợi ích của quan hệ
tín dụng ngân hàng trong doanh nghiệp nhỏ cũng cho thấy sự hiện diện của quá
10
Degryse, H., and van Cayseele, P., 2000. Relationship lending within a bank-based system: Evidence from
European small business data. Journal of Financial Intermediation, 9:90–109, p.25.
11Boot, A.W.A., 2000. Relationship banking: What do we know? Journal of Financial Intermediation, 9:7- 25, p.20-21.
nhiều người cho vay sẽ đẩy sự cạnh tranh lên cao và ngăn cản việc cho vay các doanh nghiệp non trẻ. Houston và James (1999) nghiên cứu về những hạn chế của dòng tiền và đầu tư. Họcho thấy rằng mong muốn có nhiều quan hệtín dụng ngân hàng phụthuộc vào nhu cầu tài trợ. Bằng chứng thực nghiệm của họcho thấy rằng các doanh nghiệp chỉcó quan hệtín dụng với một ngân hàng duy nhất sẽ rơi vào bất lợi (vấn đềdòng tiền hạn chế) khi nhu cầu tài trợdựkiến lớn. Trong trường hợp nhu cầu tài trợ khiêm tốn, quan hệ một-một giữa ngân hàng và doanh nghiệp sẽ ít gặp hạn chế hơn về vấn đề dòng tiền so với quan hệ một doanh nghiệp với nhiều ngân hàng.
Kết luận chương một: Các cuộc thảo luận trong phần này khái quát và phân tích những vấn đề vềquan hệtín dụng ngân hàng, bao gồm những tác động hai mặt đến việc cấp tín dụng và các bằng chứng đáng kểhỗtrợcho giảthuyết quan hệtín dụng ngân hàng làm gia tăng giá trị. Một bước quan trọng tiếp theo là thiết kế
kiểm tra thực nghiệm để có thể xác định cụ thể hơn các lợi ích và chi phí của quan hệ tín dụng ngân hàng. Trong khi rõ ràng các ngân hàng có được những thông tin quan trọng thông qua các quan hệ, và bằng chứng thực nghiệm nhìn chung cũng ủng hộ điều này, tuy nhiên số lượng các nghiên cứu vềnhững thông tin cụthểcó thể ảnh
hưởng tới lợi ích của quan hệtín dụng ngân hàng là gì, và làm thếnào các thông tin này tạo ra lợi ích của quan hệtín dụng ngân hàng, lại rất hạn chế và đưa ra nhiều kết quả đối nghịch nhau. Phần tiếp theo nghiên cứu sẽ giới thiệu tổng quan về ngân
hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank). Sau đó thiết lập những giảthuyết vềquan hệtín dụng trong trường hợp cụthểVietinbankđể làm cơ
Chương 2- Thực trạng sự tác động của mối quan hệ tín dụng ngân hàng lên việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam