Vấn đề tắc nghẽn, có thể xem như một mặt trái của quan hệ tín dụng ngân hàng. Vấn đềtắc nghẽn là thuật ngữ dùng đểchỉ một tình huống trong đó hai
bên có thể hợp tác với nhau để làm việc hiệu quả, nhưng họ không làm như vậy vì lo rằng bên kia sẽ có ưu thế thương lượng và làm giảm lợi nhuận của họ. Nguồn gốc của vấn đề tắc nghẽn trong quan hệtín dụng ngân hàng là ngân hàng biết được khả năng sinh lợi của người vay, và vì người vay đãđ ầu tư rất nhiều vào dự án, họ có
nguy cơ mất dựán nếu hoạt động tín dụng không được thực hiện, nhưng ngân hàng
không gặp phải nguy cơ như vậy. Trong trường hợp đó đối với một khoản nợ linh hoạt, ngân hàng sẽ có quyền thương lượng lại và đòi hỏi lợi nhuận cao hơn cho mình. Khả năng người vay phụ thuộc vào ngân hàng trong tương lai càng lớn, ưu
thế thương lượng của ngân hàng càng lớn và người vay càng ngại vay vốn ngân hàng. Về bản chất, nguồn gốc của vấn đề tắc nghẽn xuất phát từ mong muốn theo
đuổi lợi nhuận tối đa của ngân hàng. Đây cũng chính là điểm rắc rối nhất trong nghiên cứu tác động của quan hệ tín dụng ngân hàng, chính điều này làm tác động của quan hệtrở nên mơ hồ. Liệu quan hệsẽ gia tăng giá trịkhoản vay thông qua các lợi ích mà chúng ta đã thảo luậnở trên hay ngược lại, làm các khoản vay trở nên đắt
đỏ hơn?
Tóm lại, sự đe dọa bị “cô lập”, hay bị độc quyền khai thác thông tin bởi ngân hàng có thể khiến người vay không muốn vay tiền của ngân hàng. Dẫn đến những cơ hội đầu tư tiềm năng có thể vì thế mất đi. Trên thực tế, các khoản vay
ngân hàng thường được ưu tiên hơn các khoản tài trợ khác. Với sự ưu tiên đó, ngân
hàng có thể có nhiều lợi thế đàm phán hơn. Càng nhiều lợi thế, ngân hàng càng ít sẵn sàng đàm phán từ bỏmột số lợi ích của mình, dođó lợi ích mang lại cho doanh nghiệp từ món vay càng ít hơn. Lợi thếnày sẽlàm giảm động cơ của ngân hàng đối với việc từbỏmột số yêu sách để gia tăng giá trịcủa món vay thông qua sự gia tăng
giá trị của doanh nghiệp.