Có hai phương pháp tiếp cận khi nghiên cứu vềquan hệ tín dụng ngân hàng, đó
là tiếp cận từ phía ngân hàng và tiếp cận từ phía doanh nghiệp. Đối với phương
pháp tiếp cận từ phía ngân hàng, nhiều thang đo khác nhau đã được sử dụng để phân tích tác động của quan hệ tín dụng ngân hàng lên việc cấp tín dụng trong các
nghiên cứu thực nghiệm trước đây, ví dụ như lãi suất và tài sản thế chấp. Một số
nghiên cứu sửdụng độdài của quan hệ, số khác sửdụng phạm vi của các sản phẩm mà doanh nghiệp được cung cấp từ một ngân hàng để đo lường quan hệ tín dụng ngân hàng. Ngoài ra, trích trong Christa Hainz và Manuel Wiegand (2013)13, Bharath và các cộng sự (2011) đã sửdụng một biến giảthểhiện quan hệkinh doanh tồn tại trước đó với ngân hàng để đo lường quan hệ tín dụng ngân hàng. Lehmann
và Neuberger (2001) đã sử dụng dữ liệu xếp hạng ngân hàng để xác định quan hệ
tín dụng ngân hàng bằng cách phỏng vấn ngân hàng xem liệu ngân hàng có xác định mình là nguồn tài trợchính của doanh nghiệp hay không.
Đối với phương pháp tiếp cận từ phía doanh nghiệp, nghiên cứu của Christa Hainz và Manuel Wiegand (2013) lập luận rằng phương pháp đo lường quan hệtín dụng từphía ngân hàng tập trung vào các đặc điểm của một quan hệtín dụng ngân
hàng đơn lẻ. Cụ thể là một doanh nghiệp có thể có quan hệ với nhiều ngân hàng, việc khảo sát hạn chế cấp tín dụng đối với doanh nghiệp từ một ngân hàng không thểhiện đầy đủ tình hìnhđược tài trợtín dụng của doanh nghiệp. Nếu khảo sát hạn chếcấp tín dụng từphía doanh nghiệp, nghiên cứu sẽcó thể đánh giá toàn cảnh tình hình được tài trợ tín dụng của doanh nghiệp. Thứ hai, khi tiếp cận từ phía ngân hàng, chỉ có thể phân tích dựa trên những hợp đồng được ngân hàng chấp thuận, chúng ta sẽ vô tình bỏ qua các hợp đồng vay có quan hệtín dụng ngân hàng nhưng
vẫn không được ngân hàng chấp nhận cấp tín dụng, hoặc không tính đến những khách hàng không yêu cầu tín dụng vì nghĩ rằng mình không đủ điều kiện (ví dụ như họ nghĩ mình sẽbị ngân hàng từchối). Do đó không thấy rõ sự ảnh hưởng của quan hệtín dụng ngân hàng.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận từ phía ngân hàng. Thứ nhất, mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu liệu quan hệ ngân hàng có giúp doanh nghiệp tránh khỏi việc bị ngân hàng hạn chế tín dụng hay không. Dù quan niệm của hai bên ngân hàng và doanh nghiệp đối với cùng một
13Hainz.C and Wiegand.M, 2013. How does relationship banking influence credit financing? Evidence from
quan hệcó thểkhác nhau, ví dụdoanh nghiệp có thểxem quan hệvới ngân hàng là tốt nhưng ngân hàng lại không nhận định như vậy. Tuy nhiên, dù quan niệm của hai bên thế nào, quyền quyết định có hạn chế cấp tín dụng doanh nghiệp hay không cuối cùng vẫn thuộc vềngân hàng. Nên theo tác giả phương pháp đo lường quan hệ
tín dụng tiếp cận từphía ngân hàng sẽcó ý nghĩa tốt hơn là tiếp cận từ phía doanh nghiệp. Thứ hai, đểtránh việc bỏqua những hợp đồng bị ngân hàng từchối mặc dù có quan hệ, tác giả làm rõ thông qua việc phỏng vấn trực tiếp cán bộtín dụng, rằng trong thời kỳcủa cuộc khảo sát, họ đã hạn chế cấp tín dụng với khách hàng cũ nào và vì lý do gì. Điều này được thể hiện trong quá trình thu thập dữ liệu, các doanh nghiệp trong bộ dữ liệu của nghiên cứu này có thể có hoặc không bị hạn chế cho vay. Thứ ba, trong nghiên cứu của Christa Hainz và Manuel Wiegand (2013), họ xác định việc doanh nghiệp có bị hạn chếcấp tín dụng hay không dựa vào việc hỏi doanh nghiệp rằng: “Tình hình tài trợtín dụng của doanh nghiệp quý vị có bị ngân hàng hạn chế trong thời kỳ…. hay không?”. Đây là một cách xác định kết quả hạn chếcấp tín dụng rất chủquan, ít nhất là đối với môi trường tại Việt Nam. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, ngân hàng sẽ phản ứng bằng cách tăng cường các hoạt động giám sát, thẩm định, thậm chí thay đối cả cơ chếphê duyệt và phân quyền tín dụng.
Đồng thời, lãi suất sẽ được điều chỉnh theo lãi suất thị trường, giá trị của các tài sản bảo đảm như bất động sản cũng sẽ giảm trong thời kỳ suy thoái kinh tế và được
ngân hàng đánh giá lại, do đó kéo theo hạn mức tín dụng bị điều chỉnh. Điều này xảy ra cho tất cảkhách hàng của ngân hàng vìđây là tình hình chung, không thểcó một khách hàng nào được cấp tín dụng với lãi suất vẫn giống như trước khi khủng hoảng kinh tế xảy ra và hạn mức vẫn giữ như cũ trong khi giá trị tài sản bảo đảm giảm và tỷ lệ cho vay không đổi. Vì thế nếu khảo sát kết quả doanh nghiệp có bị
hạn chế cấp tín dụng hay không từ phía doanh nghiệp tại Việt Nam, chắc chắn doanh nghiệp sẽtrảlời mình bị hạn chếvà toàn bộmẫu khảo sát sẽthu lại kết quảbị
hạn chế dù có quan hệ tín dụng ngân hàng hay những đặc điểm khác của doanh nghiệp có tốt đi nữa. Do đó nếu tiếp cận từphía doanh nghiệp, không cần phải làm nghiên cứu này. Nghiên cứu này sửdụng kết quảdoanh nghiệp có bịhạn chếcấp tín
dụng hay không dựa vào quan điểm của ngân hàng. Tức là tất cả khách hàng của ngân hàng trong suy thoái kinh tếsẽphải tiếp cận với nguồn tín dụng khó khăn hơn
thời kỳ trước suy thoái, nhưng trong những khách hàng đó, liệu quan hệtín dụng có giúp họ được ngân hàng tạo điều kiện hơn những khách hàng khác hay không. Và việc có được tạo điều kiện hơn những khách hàng khác hay không được rút ra từ đánh giá của chính ngân hàng, doanh nghiệp không thể xác định được điều này vì doanh nghiệp không thểbiết tình hình các khoản tín dụng của ngân hàng đối với các doanh nghiệp khác. Hay nói cách khác nghiên cứu muốn phân biệt giữa hai doanh nghiệp có và không có quan hệ tín dụng thì doanh nghiệp có quan hệ có được lợi ích gì, chứ không phân biệt các điều khoản cấp tín dụng của một doanh nghiệp
trước khi khủng hoảng so với sau khi khủng hoảng có khác nhau do tác động của quan hệhay không. Theo ý kiến của tác giảvà các chuyên gia cũng như các cán b ộ
tín dụng mà tác giảlấy ý kiến, không có quan hệtín dụng nào có thểgiữnguyên lãi suất, hạn mức tín dụng, tài sản thếchấp, yêu cầu thông tin, các biện pháp giám sát
đối với khách hàng trong khi ngay chính bản thân các ngân hàng cũng phải thay đổi
cơ chế đểthích nghi với suy thoái kinh tế. Từkết quảcủa nghiên cứu này, tác giảcố
gắng xác định liệu quan hệtín dụng ngân hàng có thực sựquan trọng không và làm
cách nào đểbồi dưỡng nó.