Quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương

Một phần của tài liệu Tác động của mối quan hệ tín dụng nhân hàng lên việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Trang 45)

2.2. Thực trạng cấp tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần CôngThương Việt Nam Thương Việt Nam

2.2.1. Quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần CôngThương Việt Nam Thương Việt Nam

Trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, tín dụng là nghiệp vụtruyền thống, nền tảng. Tuy nhiên đây cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tín dụng trong điều kiện nền kinh tếmở, cạnh tranh và hội nhập như hiện nay càng

đóng vai trò quan trọng và ngày càng đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn để nâng cao hiệu quảhoạt động của ngân hàng thương mại. Nhận thức được tầm quan trọng phải liên tục điều chỉnh, hoàn thiện quy trình tín dụng để đáp ứng được tình hình mới, VietinBank đã có sự chuẩn bị thận trọng, kỹ lưỡng về mô hình tổ chức, con

năm 2013, VietinBank chuyển đổi mô hình tín dụng, đảm bảo quản lý rủi ro toàn diện dựa trên 3 vòng kiểm soát chặt chẽ. Tính đến nay, VietinBank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên triển khai mô hình này. Sơ đồ 2.3 “quy trình kiểm soát” mô tả các bước kiểm soát rủi ro của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam.

Sơ đồ2.3: Quy trình kiểm soát của ngân hàng Vietinbank.

Nguồn: Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Vietinbank

Bước 1: Cán bộ quan hệ khách hàng hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng

- Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm phù hợp.

- Hướng dẫn khách hàng cung cấp hồ sơ pháp lý, hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ vay vốn.

Bước 2: Phòng khách hàng thẩm định đềxuất cho vay, thẩm định tài sản bảo đảm - Thu thập thông tin về khách hàng, phương án sửdụng vốn, tài sản bảo đảm.

- Thẩm định khách hàng, đánh giá tư cách khách hàng, phân loại khách hàng, đánh

giá quan hệtín dụng khách hàng.

- Thẩm định phương án vay vốn, biện pháp bảo đảm.

-Đánh giá kết quảtín dụng của khách hàng và xếp hạng tín dụng của khách hàng kỳ trước (nếu có).

-Đánh giá nguồn trảnợ.

-Đánh giá lợi ích khách hàng mang lại. - Lập báo cáo đềxuất cho vay.

Bước 3: PhòngĐánh giá xếp hạng và Phê duyệt giới hạn tín dụng thẩm định, đề

xuất quyết định cho vay.

- Tiếp nhận hồ sơ khách hàng và báo cáo đềxuất cho vay của phòng khách hàng - Tái thẩm định các nội dung đãđư ợc phòng khách hàng thẩm định trên cơ sởphân

tích, đánh giá chi tiết cụthểtừng nội dung của báo cáo đềxuất cho vay. -Đưa ra kết quảthẩm định độc lập.

- Lập tờtrình kiểm soátđềxuất cho vay.

Bước 4: Cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay

- Cấp có thẩm quyền phê duyệt trên tờ trình kiểm soát: Đồng ý quyết định cho vay/ không đồng ý cho vay.

- Phòng khách hàng thông báo bằng văn bản việc đồng ý/ không đồng ý cho vay đến khách hàng.

Bước 5: Soạn thảo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm, ký kết hợp đồng, công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch đảm bảo

Bước 6: Nhập, kiểm soát, phê duyệt dữ liệu khách hàng, tài sản đảm bảo, khoản vay, nhập kho hồ sơ tài sản đảm bảo.

- Phòng khách hàng nhập thông tin về khoản vay, tài sản đảm bảo vào hệ thống incas, thực hiện thủtục nhập kho.

- Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề phê duyệt thông tin trên hệthống incas, liên kết tài sản đảm bảo.

Bước 7: Giải ngân

- Phòng khách hàng tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân trình cấp thẩm quyền phê duyệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phòng khách hàng tạo phê duyệt tài khoản vay và chuyển chứng từ cho bộ phận liên quan thực hiện giải ngân.

Bước 8: Kiểm tra, giám sát sửdụng vốn vay

Bước 9: Xửlý các phát sinh

Bước 10: Ký phụlục hợp đồng, văn bản sửa đổi bổsung các hợp đồng, tu chỉnh dữ

Bước 11: Thu nợgốc, lãi, phí

Bước 12: Thanh lý hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm hay giải tỏa nghĩa vụ

bảo lãnh, giải chấp tài sản bảo đảm.

Bước 13: Lưu hồ sơ.

Thứ nhất, công việc front office và back office trong hoạt động tín dụng được tách rời. Các chi nhánh thẩm định sơ bộ khách hàng đưa ra đề xuất cấp tín dụng đối với khách hàng. Việc tái thẩm định và phê duyệt cấp giới hạn tín dụng cho khách hàng, các khoản vay tập trung tại Phòng Đánh giá xếp hạng và Phê duyệt giới hạn tín dụng, theo đó việc đánh giá và phê duyệt tín dụng khách quan hơn góp phần hạn chếrủi ro.

Thứhai, do các chi nhánh tập trung vào công việc tiếp thị, cung cấp sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng nên các khách hàng của VietinBank đều được hưởng các sản phẩm tín dụng đồng nhất, chất lượng cao cùng dịch vụ hỗ trợ, tư vấn chuyên nghiệp. Với bề dày kinh nghiệm, mức độ chuyên sâu của đội ngũ bán hàng, khách hàng sẽ được sửdụng các sản phẩm tín dụng tiện ích nhất với chi phí cạnh tranh so với các ngân hàng khác.

Thứ ba, việc kiểm soát tập trung điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu, ghi nhận ý kiến của chi nhánh, của khách hàng về việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của ngân

hàng. Trên cơ sở đó kịp thời có các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm

hướng tới mục tiêu phục vụtốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Thứ tư, khối quản lý rủi ro đóng vai trò là vòng kiểm soát thứ hai độc lập với bộ

phận kinh doanh, thực hiện chức năng giám sát và báo cáo độc lập đối với quá trình nhận diện, đo lường, quản lý, kiểm soát, ngăn ngừa toàn diện các loại rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh của VietinBank, bảo đảm phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng, phù hợp thông lệquốc tế, từ đó tăng cường an toàn tín dụng cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tác động của mối quan hệ tín dụng nhân hàng lên việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Trang 45)